Bạo lực nhuộm máu bầu cử ở Philippines
Máy bay cường kích của Mỹ rơi ở Đại Tây Dương
Đức: Hàng ngàn người biểu tình chống bà Merkel
Nga chế tạo “va li-bảo vệ” dành cho tổng thống
Trung Quốc rót 1 tỷ USD cho Liên Hiệp Quốc
Tin thế giới đọc nhanh sáng 07-05-2016
- Cập nhật : 07/05/2016
Bộ trưởng Malaysia chết hụt trong vụ rơi trực thăng
Quyết định phút cuối của ông Tan Sri Alfred Jabu, Phó Văn phòng Nội các vùng Sarawak đã giúp Bộ trưởng Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Malaysia Datuk Seri Shabery Cheek thoát chết.
Khủng hoảng chính trị Brazil lan rộng
Singapore bỏ tù hai phụ nữ Việt vì môi giới hôn nhân giả
Tòa án Singapore tuyên phạt hai phụ nữ Việt Nam 7 và 9 tháng tù vì môi giới kết hôn giả, trong khi cô dâu Việt cùng chú rể ngoại lĩnh án 6 tháng vì liên quan tới đường dây lừa đảo.
Cơ quan Nhập cư và Cửa khẩu Singapore (ICA) ngày 6/5 cho hay, Le Thi Tra My, 31 tuổi và Nguyen Thi Yen, 41 tuổi đã sắp xếp cho một cô gái Việt kết hôn với một nam giới quốc tịch Singapore hồi năm 2013.
Tòa án Singapore kết án tù hai phụ nữ Việt vì môi giới hôn nhân bất hợp pháp. Ảnh minh họa: bnp.org.uk
Le là một trong những người đã sắp xếp vụ kết hôn giả, với ý định mở rộng dịch vụ này tại Singapore. Cô dâu phải chi trả 5.500 USD để cưới một người chồng quốc tịch Singapore.
Còn Nguyen nhận việc tìm kiếm chú rể. Người phụ nữ này gạ chú rể giả nếu tham gia vào đường dây sẽ được chia tiền hoa hồng.
Nguyen bị kết án 9 tháng tù giam và hơn 2.200 USD tiền phạt, còn Le chịu án 7 tháng tù, theo ICA.
Cô dâu và chú rể giả cũng bị xử 6 tháng tù vì tham gia vào đường dây môi giới phi pháp này.
Ông Shinzo Abe đã phá vỡ thế "bị cô lập" của Nga
Nhật Bản là một đất nước không có bạn bè gần gũi trong khu vực, bởi vậy mối quan hệ tốt đẹp với Nga đóng vai trò đặc biệt quan trọng và Tokyo không thể mãi bỏ qua.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Với chuyến thăm không chính thức tới Sochi, ngày 6/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã trở thành nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên thuộc Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) tới Nga, phá vỡ thế "cô lập quốc tế" mà giới chức Phương Tây và Mỹ dựng lên quanh Moskva, kể từ sau sự kiện Crimea sáp nhập vào nước này hai năm trước. Hãng tin Bloomberg ngày 6/5 đã có bài bình luận về chuyến thăm này.
Các nguồn tin tại chỗ cho biết nội dung cuộc hội đàm song phương giữa vị khách đến từ xứ sở "Mặt trời mọc" - Thủ tướng Nhật Bản Abe - với Tổng thống nước chủ nhà Nga Vladimir Putin không có gì đặc biệt. Điều đáng nói ở đây chính là "ý nghĩa biểu tượng" của chuyến thăm.
Ông Abe đã quyết tâm thăm Nga, bất chấp sự cản trở của người đồng minh quan trọng Mỹ. Được biết hồi tháng 2, Tổng thống Barack Obama đã đề nghị ông Abe nên tránh các chuyến đi tới Nga, chí ít là tới sau Hội nghị thượng đỉnh G7, dự kiến do Nhật Bản đăng cai cuối tháng 5 này. Tuy nhiên, ông Abe đã từ chối lời đề nghị này và kiên quyết thăm xứ bạch dương.
Hãng tin Bloomberg nêu rõ việc Thủ tướng Nhật Bản Abe, một đồng minh then chốt của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã bỏ qua lời kêu gọi của Tổng thống Obama từ bỏ chuyến thăm tới Nga, cho thấy chính ông Abe là người đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm cho Washington, trở thành nhà lãnh đạo G7 đầu tiên quyết định gặp gỡ với Tổng thống Nga Putin theo thể thức song phương. Và giờ đây, tiếp bước ông Abe, Thủ tướng Ý Matteo Renzi, cũng sẽ tới Nga, tham dự Diễn đàn đầu tư quốc tế thường niên, do Nga tổ chức hàng năm tại St Petersburg vào tháng 6 tới.
Bên cạnh các vấn đề về quan hệ song phương, trong khuôn khổ cuộc gặp ngày 6/5, hai nhà lãnh đạo Nga và Nhật Bản cũng cùng nhau tìm kiếm giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề quốc tế, trước hết là cuộc khủng hoảng Syria. Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận và tìm kiếm giải pháp nhằm có thể giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ, tạo tiền đề tiến tới ký Hiệp ước hòa bình, - một văn bản vốn đã bị trì hoãn ký kết kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II.
Thủ tướng Nhật Bản dự định đề xuất một kế hoạch hợp tác trong tám lĩnh vực để duy trì nền kinh tế Nga, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp phát triển tại vùng Viễn Đông, Nga. Phát triển Viễn Đông là một chủ đề Nga luôn canh cánh bên lòng, đặc biệt quan tâm và gần như tại diễn đàn quốc tế nào, Nga cũng đề cập tới.
Bình luận về chuyến thăm Nga này, chuyên gia Alexander Baunov thuộc Trung tâm Carnegie Moskva cho rằng: Nhật Bản không đủ khả năng cô lập Moskva, trong khi các nước láng giềng của Nhật Bản và các nước lớn trong khu vực như Trung Quốc và Hàn Quốc đều có quan hệ, thậm chí là mật thiết, với Nga.
Theo chuyên gia này, ông Abe không phải là quá ngây thơ để mong chờ một giải pháp giúp giải quyết nhanh chóng và dứt điểm vấn đề quần đảo Nam Kuril, mà Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc, nhưng ông đã sẵn sàng tạo ra bước đột phá, khuyến khích các luồng tài chính đầu tư và tín dụng của Nhật Bản rót vào Liên bang Nga. Thực chất, ông Abe không muốn chậm chân hơn Trung Quốc trong việc chiếm lĩnh thị trường Nga, vốn đang gặp không ít khó khăn vì phải chịu "thảm họa kinh tế kép" từ lệnh cấm vận của phương Tây và giá dầu thế giới giảm sâu.
Dùng lời của chuyên gia Baunov, Bloomberg kết luận: "Nhật Bản là một đất nước không có bạn bè gần gũi trong khu vực, bởi vậy mối quan hệ tốt đẹp với Nga đóng vai trò đặc biệt quan trọng và Tokyo không thể mãi bỏ qua".
Trung Quốc công khai công trình xây trái phép trên Đá Chữ Thập
Trung Quốc vừa cho phát sóng hình ảnh đầu tiên về việc xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép tại Đá Chữ Thập.
Theo Global Times, hôm 3/5, kênh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) vừa phát sóng đoạn video có hình ảnh những công trình xây dựng trái phép tại Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) trong loạt tin tức báo cáo về màn trình diễn các ca khúc hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Cụ thể, các tòa nhà, đường xá, hải đăng trái phép đã bắt đầu được hình thành trong các đoạn video. Ông Li Jie, một chuyên gia quân sự Bắc Kinh nói: “Đây là lần đầu tiên CCTV công khai phát sóng video về rạn san hô”, đồng thời tự ý cho rằng việc xây dựng các công trình tại rạn san hô này"thuộc chủ quyền của Trung Quốc và nhằm mục đích giữ hòa bình, ổn định trong khu vực".
Theo Tân Hoa Xã, từ tháng 8/2014, Trung Quốc đã bắt đầu “đòi lại” lãnh thổ trên Đá Chữ Thập và tiến hành một số chuyến bay thử nghiệm tại sân bay trên rạn san hô này hồi tháng 1 và tháng 4/2016.
Trung Quốc đang muốn khẳng định lãnh thổ với hầu hết các khu vực ở Biển Đông – tuyến đường hàng hải quốc tế mang về hàng tỷ đô-la thương mại mỗi năm. Trong khi Việt Nam, Brunei, Đài Loan, Phillipines và Malaysia đã khẳng định chủ quyền tại nhiều vùng của Biển Đông.
Chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng gia tăng sự hiện diện quận sự tại nhiều đảo tranh chấp, song một mực cho rằng điều này chỉ đơn giản để bảo vệ lãnh thổ của mình; đồng thời cực lực lên án việc Hải quân Mỹ thường xuyên tuần tra trong khu vực như một thành vi đe dọa xâm lược.
Trước đó, trả lời Báo Giao thông về thông tin máy bay quân sự Trung Quốc hạ cánh tại đá Chữ Thập, ngày 21/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói:
“Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng khẳng định chủ quyền không tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hoạt động nói trên của Trung Quốc là một diễn biến mới, làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. Mọi hoạt động của nước ngoài ở khu vực này dù với bất kỳ lý do gì mà không được phép của Việt Nam đều là phi pháp.
Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Ngày 20/4/2016, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối.”