Nga tố NATO tập trận ở Gruzia nhằm gây bất ổn
Tài liệu Panama: Người cung cấp sẵn sàng hợp tác điều tra
Triều Tiên có thể đang chuẩn bị thử hạt nhân
Trưởng đại diện CIA nghi bị ‘đầu độc’ sau vụ tiêu diệt Osama bin Laden
Nhật ca ngợi bước đột phá trong đàm phán lãnh thổ với Nga
Tin thế giới đọc nhanh 06-05-2016
- Cập nhật : 06/05/2016
Tân Tổng tư lệnh NATO ở Châu Âu kêu gọi chuẩn bị cho cuộc chiến với Nga
Hy Lạp giúp Trung Quốc mở màn tham vọng "vươn vòi bạch tuộc" khắp thế giới
Sau thỏa thuận với công ty Hy Lạp, Trung Quốc đã có trụ cột đầu tiên trong dự án kinh tế đầy tham vọng mà Tập Cận Bình đã theo đuổi nhiều năm nay.
Sau thỏa thuận với công ty Hy Lạp, Trung Quốc đã có trụ cột đầu tiên trong dự án kinh tế đầy tham vọng mà Tập Cận Bình đã theo đuổi nhiều năm nay.
Con đường tơ lụa trên biển là một phần của dự án lớn hơn Một Vành đai – Một Con đường, được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất lần đầu vào năm 2013, nhằm tạo ra một hành lang kinh tế, kết nối Trung Quốc với thế giới.
Tới nay, dường như chính phủ Trung Quốc đã chinh phục được một mắt xích đặc biệt quan trọng trong dự án đầy tham vọng của mình - đó chính là cảng Piraeus.
Nằm ở biển Địa Trung Hải, cảng Piraeus của Hy Lạp từ lâu đã là "cửa ngõ" cho hàng hóa Trung Quốc tràn vào thị trường chính của mình là châu Âu.
Năm 2008, Tập đoàn hàng hải COSCO thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc đã có được giấy phép vận hành cầu cảng Pier II trong 30 năm (sau này tăng lên 35 năm), đồng thời được phép xây thêm cầu cảng Pier III.
Mặc dù phải tốn 532 triệu USD, song dưới sự điều hành của COSCO, cầu cảng này đã vận hành một cách thành công, đối lập với phần cầu cảng nằm trong tay chính phủ Hy Lạp hoạt động một cách kém hiệu quả.
Mọi chuyện bắt đầu được chú ý hơn khi gần đây, COSCO tiến hành mua thêm 67% cổ phần trong cầu cảng còn lại Pier I, cảng hành khách lớn nhất châu Âu. Nhà nghiên cứu Andreea Brinza nhận định, việc mua lại Pier I là một lá bài khôn ngoan của Trung Quốc, bởi nó sẽ đưa cảng Piraeus lên "hàng VIP", bên cạnh những cảng biển lớn ở châu Âu như Hamburg, Antwerp và Rotterdam.
Với người Hy Lạp, thương vụ bán lại các cảng biển ở Piraeus của COSCO là "hành động phản bội". Chính phủ thủ tướng Tspiras, trong nỗ lực đạt con số 4 tỷ USD từ quá trình tư nhân hóa vào năm 2016 để giành lấy sự tin cậy của châu Âu, đã tức thì bán Piraeus - điều mà ông này đã cực lực phản đối khi tranh cử.
Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc ở Hy Lạp đánh giá dự án Piraeus của COSCO là một “đầu rồng”, có tầm quan trọng đặc biệt lớn trong khu vực và là hiện thân đầy hoàn hảo cho “5 trụ cột của Một Vành Đai – Một Con Đường: hợp tác về chính sách, kết nối cơ sở hạ tầng, giao thương tự do, hội nhập tài chính và quan hệ người với người”.
Cũng theo vị đại sứ này, Pireaus, cùng với đường sắt Belgrade-Budapest, sẽ hình thành một phần tuyến Đường cao tốc Trung – Âu trên biển và đất liền, một dự án đồ sộ cần sự hợp tác của nhiều nước châu Âu. Có những nguồn tin cho rằng sau thành công ở cảng Piraeus, COSCO sẽ nhắm tới TrainOSE nhằm tìm kiếm đòn bẩy hoàn hảo cho sự ra đời của một trung tâm trung chuyển ở châu Âu.
Ngoài Piraeus, Trung Quốc còn có nhiều dự định ở các cảng biển khác, chẳng hạn như cảng Ambarli (Thổ Nhĩ Kỳ), nơi COSCO cùng 2 công ty nhà nước Trung Quốc khác đã vừa nắm giữ 65% cổ phần của kho cảng Kumport tại đây.
Theo nhà nghiên cứu theo nhà nghiên cứu Andreea Brinza, nếu mua bán thành công, thì cùng với những cảng biển khác của Trung Quốc ở Suez và Antwerp (Bỉ), Trung Quốc sẽ tạo ra 1 mạng lưới vận tải bao quanh bờ biển toàn châu Âu.
Nga suýt bị khủng bố hàng loạt Ngày Quốc tế Lao động
Nếu âm mưu của các phần tử cực đoan không bị phát hiện và đập tan, Thủ đô Moskva của Nga có thể đã phải hứng chịu hàng loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu vào ngày 1/5.
Qua điều tra ban đầu, FSB xác định đây là các đối tượng nhận nhiệm vụ từ những kẻ cầm đầu các tổ chức khủng bố quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Vụ bắt giữ trên diễn ra đúng một tuần sau Hội nghị An ninh quốc tế Moskva lần thứ 5 tại Nga. Tại sự kiện này, nước chủ nhà đã công bố báo cáo về quy mô hoạt động của các phần tử khủng bố và cực đoan trên toàn thế giới.
Điều đáng nói là tổ chức khủng bố này được trang bị xe tăng, xe bọc thép, pháo không giật, các hệ thống chống tăng và pháo.
Trung Quốc: Tập trận ở Biển Đông để khoa trương thanh thế?
Tổ chức Philippines đòi điều tra vụ "Trung Quốc thả hóa chất giết cá"
Tổ chức phi lợi nhuận Kalayaan Atin Ito của Philippines hôm 4-5 chỉ trích phản ứng yếu kém của chính quyền trước hành động "thả hóa chất giết cá và san hô của tàu Trung Quốc quanh đảo Thị Tứ".
Trong bức thư gửi thị trưởng Kalayaan, ông Eugenio Bito-onon Jr., đăng trên trang Facebook của nhóm, Kalayaan Atin Ito cho biết người dân sinh sống trên đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Philippines chiếm đóng trái phép với tên gọi Pag-asa) đã phát hiện tàu Trung Quốc thả hóa chất tiêu diệt các loài san hô và sinh vật biển trong phạm vi 5 km quanh đảo.
Đảo Thị Tứ hiện thuộc TP Kalayaan của tỉnh Palawan - Philippines, hiện chỉ có hơn 200 cư dân sinh sống. Nhóm Kalayaan Atin Ito (Tự do của chúng ta) cùng người dân đảo này kêu gọi Thị trưởng Bito-Onon Jr. chính thức can thiệp, theo trang Inquisitr.
Tuy nhiên, chính quyền Kalayaan chưa có bất cứ hành động cụ thể nào để chống lại hành vi hủy hoại môi trường này. Thêm vào đó, Kalayaan Atin Ito cáo buộc ý đồ thực sự của Bắc Kinh là nhằm xua đuổi cư dân trên đảo Thị Tứ đi nơi khác để dễ bề quân sự hóa khu vực.
Cá chết hàng loạt trên đảo Thị Tứ. Ảnh: KALAYAAN ATIN TO
Kalayaan Atin Ito là tổ chức phi lợi nhuận với sự tham gia của sinh viên và thanh niên Philippines. Mục đích của họ là "đoàn kết người dân Philippines chống lại sự hung hăng và chiếm đóng của Trung Quốc" trên biển Đông.
Nhóm này từng đi thuyền ra đảo Thị Tứ vào tháng 12-2015 và tháng 1-2016 để phản đối hành động cải tạo và quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên biển Đông.
Chúng tôi đã nói về điều này và sẽ tiếp tục thông báo cho mọi người. Trung Quốc đang tích cực gây khó khăn cho các hoạt động kinh tế của cộng đồng dân cư tại nhóm đảo Kalayaan, mục đích xua đuổi dân thường và cô lập quần đảo để chiếm đất” - Kalayaan Atin Ito viết.
Để tăng tính xác thực, tổ chức phi lợi nhuận này đăng kèm 2 bức ảnh chụp cá chết hàng loạt trên bãi biển Thị Tứ hôm 30-4, đồng thời khẳng định cá chết là do tàu Trung Quốc đổ hóa chất xuống biển. Quanh đảo Thị Tứ có khoảng 20-30 ha rạn san hô, là nơi sinh sống của nhiều loại cá tự nhiên (trong đó có rùa, cá heo, cá đuối...) và cá thương phẩm.
Báo Philstar vào tháng 5-2015 dẫn lời nột quan chức Philippines trên đảo Thị Tứ, Mary Joy Batiancila, cho biết ngư dân Trung Quốc thường xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ để đánh bắt hải sản trái phép. Đáng lo ngại, ngư dân Trung Quốc dùng cả thuốc nổ và chất độc cyanide khiến nguồn cá tự nhiên, cả lớn lẫn nhỏ, đều bị tận diệt. Khi bị cảnh sát biển Philippines xua đuổi, tàu Trung Quốc rời đi nhưng sau đó lại quay lại.
Tạp chí The National Interest hồi năm ngoái dẫn một báo cáo không được công bố của tổ chức bảo vệ môi trường Hòa Bình Xanh cho thấy Trung Quốc đã phá hủy hơn 300 ha san hô, gây thiệt hại kinh tế hằng năm lên đến 100 triệu USD. Thiệt hại được đánh giá vượt ra ngoài phạm vi các đảo nhân tạo, ảnh hướng đến các quốc gia sống ở vùng ven biển lân cận.