Nga muốn tung đặc nhiệm để chấm dứt xung đột ở Syria
Tổng thống Obama: Mỹ đã đi quá xa trong chiến tranh Việt Nam
Tổng thống mới đắc cử Philippines không xin lỗi dù gọi nhà báo là 'kền kền'
Trung Quốc lớn tiếng chỉ trích Philippines về vụ kiện biển Đông
Campuchia: Lãnh đạo đối lập trốn trong trụ sở để tránh bị bắt
Tin thế giới đọc nhanh sáng 03-06-2016
- Cập nhật : 03/06/2016
Ông Obama công kích chính sách đảng Cộng hòa
Ngày 1/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng bảo vệ những chính sách kinh tế của mình, đồng thời cáo buộc giới nghị sĩ đảng Cộng hòa đang tìm cách đánh lừa và gieo rắc sự hoài nghi trong những cử tri thuộc tầng lớp trung lưu về thực trạng nền kinh tế đầu tàu thế giới.
Phát biểu tại thành phố công nghiệp Elkhart, bang Indiana, nơi có đa số cử tri thuộc đảng Cộng hòa, Tổng thống Obama cho rằng người dân đang bị đầu độc với câu chuyện kinh tế sai sự thật do giới nghị sĩ đảng Cộng hòa thêu dệt.
Dù không nêu đích danh ông Donald Trump - ứng cử viên sẽ đại diện cho đảng Cộng hòa tranh cử chức tổng thống vào đầu tháng 11 tới, song người đứng đầu Nhà Trắng cũng có ý ám chỉ tỷ phú này như là một trong những chính khách Cộng hòa đã rêu rao những "câu huyện hoang đường" về thể trạng của nền kinh tế, rằng người nhập cư đang cướp đi việc làm của người dân Mỹ và nước Mỹ đang bị các đối thủ thương mại qua mặt.
Liên quan các vấn đề thương mại, thuế khóa, chăm sóc y tế, giáo dục và môi trường, Tổng thống Obama cũng chỉ trích mạnh mẽ các chính sách của đảng Cộng hòa đã khiến người lao động Mỹ bị tổn thương trong 7 năm qua.
Trong bài phát biểu kéo dài 1h đồng hồ, Tổng thống Obama cũng công kích đề xuất của ứng cử viên Cộng hòa Trump về việc gỡ bỏ gần như toàn bộ gói cải cách tài chính Dodd-Frank được đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2009.
Theo ông, việc bãi bỏ các quy định tài chính để kiểm soát thị trường tài chính Phố Wall sẽ có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng khác. Nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh "thật khó hiểu nếu chúng ta bỏ phiếu cho một người nào đó có thể mắc sai lầm cũ từng khiến nền kinh tế Mỹ gần như suy sụp".
Với bài phát biểu trên, giới quan sát nhận định Tổng thống Obama, người sắp kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1/2017, đang nỗ lực lôi kéo sự chú ý của các cử tri ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ sẽ ra tranh cử vào Nhà Trắng trong tháng 11 tới. Vị tổng thống sắp mãn nhiệm muốn một người thuộc đảng Dân chủ kế nhiệm mình để đảm bảo các di sản của ông về kinh tế, cải cách y tế và biến đổi khí hậu tiếp tục được duy trì.
Cho đến nay, mặc dù chưa từng công khai ủng hộ ứng cử viên nào trong cuộc đua để trở thành đại diện của đảng Dân chủ, song Tổng thống Obama từng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clintơn.
Ông cũng dự đoán người giành được đề cử của đảng Dân chủ sẽ sớm lộ diện trong tuần tới, sau khi bà Clinton và Thượng nghị sĩ Bernie Sanders cạnh tranh trong các cuộc bầu cử sơ bộ tại bang California và New Jersey vào ngày 7/6 tới. (TTXVN)
NATO tăng tiêu tiền, Nga ra ngõ vấp máy bay Mỹ
Ngày 31/5, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết năm 2016, các nước châu Âu thuộc khối quân sự này lần đầu tiên sau nhiều năm đã tăng chi tiêu quốc phòng.
Tổng thư ký NATO không nêu con số chính xác mà các quốc gia này sẽ tăng cường cho chi tiêu cho quốc phòng. Tuy nhiên, theo Financial Times, một số nước chủ chốt đã tuyên bố sẽ dành thêm một khoản lớn cho ngân sách quốc phòng.
Điển hình như Latvia với mức tăng ngân sách quốc phòng năm 2016 lên gần 60%, Litva 35%, Estonia 9%. Ba Lan cũng thông báo tăng chi tiêu quốc phòng, dự kiến ở mức 9%.
Hiện chi tiêu quốc phòng trung bình của các nước này chỉ ở ngưỡng 1,43% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chưa đạt mức chi 2% GDP như kêu gọi của NATO.
Đây sẽ là đợt tăng mức chi tiêu quốc phòng lần đầu tiên sau nhiều năm đối với một số nước thành viên châu Âu trong bối cảnh các mối đe dọa an ninh và sức ép từ cuộc khủng hoảng di cư ngày càng gia tăng.
Trước đó ngày 30/5, Hội đồng Nghị viện NATO đã thông qua tuyên bố kêu gọi đảm bảo an ninh cho các nước thành viên là láng giềng với Nga và yêu cầu tăng chi tiêu quân sự lên 2%.
Theo Phó Tổng Thư ký NATO Alexander Vershbow, đã có sự nhất trí rằng các quốc gia thành viên cần đạt mức chi tiêu trên trước năm 2020.
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Nghị viện NATO, Phó Tổng Thư ký NATO Alexander Vershbow cho rằng khối quân sự này cần thông qua quyết định tăng cường tiềm lực quân sự của khối và chi phí đảm bảo hậu cần tại các nước giáp ranh với Nga tại Hội nghị thượng đỉnh NATO, dự kiến diễn ra trong hai ngày 8-9/7 tới tại Ba Lan.
Máy bay Nga ra ngõ gặp máy bay Mỹ
Trong khi NATO cấp tập các công tác và chương trình đầu tư cho các chiến dịch bảo vệ sườn Đông, Bỉ mới đây công bố một loạt các tấm ảnh tầm gần về những cuộc chạm mặt giữa máy bay quân sự nước này với máy bay Nga trên biển Baltic.
Trong khoảng thời gian từ tháng 1- 4, bốn chiếc F-16 của Bỉ đóng đô tại căn cứ không quân Amari ở Estonia, thành viên của NATO.
Theo đó, các chiến cơ F-16 của họ đã ngăn chặn các loại máy bay Su-27 Flanker, Tu-134AK, Il-76, An-72 và An-12PPS của Nga. Các chiến cơ F-16 làm nhiệm vụ này thuộc Phi đội Stingers số 1 của Bỉ.
Bỉ tiếp tục gia tăng các đầu tư vào vũ khi sau loạt tấn công khủng bố tại Thủ đô Brussels hồi tháng 3. Bỉ tiếp tục mua các máy bay F-16 của Mỹ do hãng Lockheed Martin sản xuất khiến tiêm kích này trở thành loại máy bay quân sự phổ biến thứ hai trên thế giới mặc dù ngay tại Mỹ thì lực lượng không quân nước này không còn mua F-16 nữa.
Không phận Baltic thời gian qua ghi nhận nhiều cuộc chạm trán giữa Nga và NATO trong bối cảnh căng thẳng leo thang sau sự kiện sáp nhập Crimea năm 2014.
Nga, Mỹ tính phối hợp chống khủng bố ở Syria
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry điện đàm về tình hình Syria, "đặc biệt là sự cần thiết có hành động chung chống Mặt trận Nusra như Nga thường xuyên đề nghị", AFP dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Nga tháng trước đề xuất không kích chung với Mỹ chống phiến quân ở Syria nhưng nó nhanh chóng bị khước từ. Lầu Năm Góc ngày 20/5 tuyên bố các lực lượng Mỹ "không phối hợp với phía Nga trong mọi chiến dịch ở Syria" và Washington có mục tiêu quân sự khác với Moscow.
"Các chiến dịch của Nga đang hỗ trợ cho chính quyền (Tổng thống Syria Bashar) al-Assad còn chúng tôi chỉ tập trung vào làm suy yếu và tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS)", Jeff Davis, người phát ngôn Lầu Năm Góc, nói.
Mỹ và Nga đang là đối tác trong tiến trình hòa bình Vienna của Nhóm Hỗ trợ Quốc tế về Syria, nhóm họp tháng 5 nhưng không có tiến triển đáng kể. Hai nước còn là trung gian trong lệnh ngừng bắn giữa chính phủ Syria và các nhóm đối lập có hiệu lực vào ngày 27/2 nhưng không thể trở thành một thỏa thuận kéo dài.
Hiểu được vũ trụ, nhưng không giải mã được Donald Trump
Dù tinh thông nhiều điều về vũ trụ huyền bí, song nhà vật lý học, vũ trụ học nổi tiếng người Anh Stephen Hawking vẫn không thể hiểu được sự trỗi dậy của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Trong chương trình truyền hình “Chào Buổi sáng nước Anh” mới đây, giáo sư Hawking thẳng thắn gọi vị tỉ phú địa ốc của New York là “một kẻ mị dân”.
Ý tưởng về việc ứng cử viên Donald Trump làm ông chủ Nhà Trắng khiến nhiều người không khỏi rùng mình. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 vừa diễn ra ở Nhật Bản, đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết các nhà lãnh đạo thế giới hoàn toàn có lí do để hoang mang bởi những phát biểu của ứng cử viên tai tiếng của đảng Cộng hòa này.
Mỹ coi Triều Tiên là 'mối lo lắng hàng đầu về rửa tiền'
Bộ Tài chính Mỹ hôm qua thông báo các bước đi mới mà cơ quan này chuẩn bị tiến hành để "cô lập hơn nữa Triều Tiên", theo CNN.
Giới chức Bộ Tài chính muốn cấm ngân hàng Mỹ hợp tác làm ăn với các tổ chức tài chính Triều Tiên. Để thực hiện điều đó, họ xác định Triều Tiên là "một mối lo lắng hàng đầu về hoạt động rửa tiền", dựa trên Đạo luật Patriot.
Những ngân hàng Mỹ được yêu cầu thực hiện biện pháp chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo các ngân hàng Triều Tiên không thể tiếp cận.
Trong một thông cáo, Bộ Tài chính chỉ ra rằng, không như hầu hết các ngân hàng khác, hoạt động của những tổ chức tài chính Triều Tiên thường thiếu vắng sự giám sát từ quốc tế. Vì thế, họ có thể dễ dàng chuyển tiền cho những mục đích bất hợp pháp.
Ông Adam Szubin, quyền Thứ trưởng Tài chính Mỹ phụ trách khủng bố và tình báo tài chính, cũng khẳng định Mỹ cùng các đối tác quốc tế "nắm rất rõ về mối đe dọa nghiêm trọng mà Triều Tiên gây ra đối với hệ thống tài chính toàn cầu".
Quyết định trên xuất phát từ một đạo luật được quốc hội và Tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua hồi tháng hai, chỉ đạo Bộ Tài chính xử lý những hoạt động rửa tiền từ Triều Tiên.