tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 03-06-2016

  • Cập nhật : 03/06/2016

Người Nga coi Mỹ là kẻ thù số 1

Cuộc khảo sát của Trung tâm Levada công bố ngày 2/6, cho thấy người Nga coi Mỹ, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ là những kẻ thù chính và coi Belarus, Kazakhstan và Trung Quốc là những người bạn chủ chốt.

nhieu nguoi dan nga khong co cam tinh voi nuoc my. anh: afp/ttxvn

Nhiều người dân Nga không có cảm tình với nước Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo cuộc khảo sát trên, 72% số người Nga được hỏi coi Mỹ là kẻ thù số một. Xếp vị trí thứ hai sau Mỹ là Ukraine với 48%, một tỷ lệ cao chưa từng thấy (năm ngoái tỷ lệ này là 37%). Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 3 với 29% (năm 2015 là 1%).

Trong khi đó, 50% số người Nga được hỏi coi Belarus là một trong những người bạn chính của họ. Xếp thứ 2 và 3 theo tiêu chí này lần lượt là Kazakhstan và Trung Quốc tương ứng với 39% và 34%. 

Năm ngoái tỷ lệ người được hỏi coi Trung Quốc là bạn chiếm 43%. Ngoài ra, Syria cũng được xem là nước thân thiện với sự hưởng ứng từ 10% số người được hỏi (năm 2015 tỷ lệ là 2%).

Đa số người Nga vẫn có cái nhìn tiêu cực với Mỹ (70%) và Liên minh châu Âu (EU) (62%). Chỉ 24% người Nga ủng hộ việc nước này trở thành thành viên EU, trong khi thời điểm tháng 8/2009 tỷ lệ ủng hộ việc này là 53%.


Thủ tướng Thái Lan: Sẽ cầm quyền 'cho đến khi có hòa bình'

"Thẳng thắn mà nói, tôi sẽ không đi đâu hết một khi đất nước này vẫn chưa có hòa bình và trật tự”.

Ngày 1/6, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha đã tuyên bố như vậy và khẳng định rằng ông sẽ cầm quyền cho đến khi hòa bình được tái lập hoàn toàn ở quốc gia Đông Nam Á này, bất chấp việc ông “sẽ bị ghét bỏ đến thế nào”.

thu tuong thai lan prayut chan-ocha. anh: asian correspondent

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha. Ảnh: Asian Correspondent

Phát biểu với các nhà ngoại giao đến từ Nhóm các nước đang phát triển (G77) tham dự một diễn đàn ở Bangkok, Tướng Prayut nói rằng, ông sẽ sử dụng 200.000 binh lính dưới quyền để lãnh đạo đất nước. Ông nói:"Không có các quân nhân, Thái Lan không thể đi đến đâu. Giờ đây chúng tôi đang sử dụng quân đội để chèo lái đất nước. Quân đội chúng tôi không có ý định xung đột với ai hay đàn áp các chính trị gia. Thiết quân luật và Điều 44 Hiến pháp lâm thời là nhằm gìn giữ hòa bình và tiến tới bầu cử".

Về lời kêu gọi của các nước phương Tây rằng các tướng lĩnh Thái Lan nên từ bỏ quyền lực và chuyển giao cho một chính phủ dân sự thông qua tổng tuyển cử, Tướng Prayut nói rằng, không thể đem một mô hình áp dụng cho mọi quốc gia. "Các nước G77 chúng ta nên chọn chiếc áo phù hợp cho người dân nước mình”, ông nói.

Trong diễn biến liên quan, theo kết quả một cuộc thăm dò độc lập củaPeoplePoll công bố ngày 1/6, hầu hết người dân Thái Lan được hỏi đều nói rằng trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 7/8 tới, họ sẽ bỏ phiếu bác bỏ dự thảo hiến pháp mới và đề xuất của chính quyền quân sự bổ nhiệm thượng viện có quyền tham gia bỏ phiếu bầu thủ tướng.

Cuộc thăm dò này được tiến hành trực tuyến trong thời gian từ 15 đến 31/5 đối với 2.095 người dân trên toàn Thái Lan liên quan tới cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 8 tới. Theo kết quả, 84,4 % số người được hỏi trả lời sẽ bỏ phiếu chống và chỉ 7,6% nói rằng họ chấp nhận trong khi có 2% nói rằng họ sẽ không tham gia trưng cầu dân ý. Về đề xuất bổ nhiệm 250 thượng nghị sỹ có quyền tham gia cùng Hạ viện bầu chọn Thủ tướng mới, có 88,8% nói rằng họ không đồng ý và chỉ 5% tán thành.

Kết quả thăm dò cũng cho thấy, có đến gần 75% số người được hỏi tin rằng dự thảo hiến pháp sẽ không vượt qua được cuộc trưng cầu dân ý.


Mỹ điều “pháo đài bay” B-52 tới châu Âu tập trận

Mỹ sẽ điều 3 máy bay ném bom B-52 của nước này tới châu Âu để tham gia cuộc tập trận thường niên mang tên BALTOPS 16 cùng các nước thành viên khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO.

phao dai bay b-52 cua my (anh: afp)

Pháo đài bay B-52 của Mỹ (Ảnh: AFP)

Trong thông cáo báo chí hôm qua 1/6, Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ cho biết 3 máy bay ném bom B-52 của lực lượng không quân Mỹ đã được điều tới châu Âu để tham gia tập trận cùng các nước thành viên của NATO trên biển Baltic.

“3 máy bay B-52 theo lịch trình sẽ được điều tới Anh trong ngày 2/6 để tham gia cuộc tập trận Hành động Baltic 16 (BALTOPS 16) và cuộc tập trận Saber Strike 16 của Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu”, thông cáo cho biết.

Theo Đô đốc Cecil Haney, Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến lược của Mỹ, “việc đưa máy bay ném bom chiến lược của Mỹ tham gia các cuộc tập trận đa phương sẽ nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó và khả năng tác chiến của các lực lượng quân đội Mỹ và NATO. Đây là yếu tố then chốt để đảm bảo an ninh toàn cầu”,

Ông Haney nói thêm rằng khả năng tác chiến của quân đội Mỹ từ các căn cứ ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng giúp lực lượng này đối phó kịp thời và hiệu quả các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

Đây là năm thứ 3 máy bay ném bom B-52 của Mỹ tham gia vào các cuộc tập trận hải quân trên biển Baltic cùng các lực lượng đồng minh của Mỹ.

Cuộc tập trận hải quân đa phương BALTOPS 2016 sẽ có sự tham gia của 17 nước, gồm: Bỉ, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Latvia, Lithuania, Hà Lan, Na Uy, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh và Mỹ. Cuộc tập trận năm nay quy tụ hơn 6.000 binh lính hải, lục, không quân cùng các thiết bị quân sự tối tân của các nước và sẽ bắt đầu khai hỏa từ ngày 3/6.


IS dùng 20.000 trẻ em làm lá chắn sống cho sào huyệt Fallujah

Hiện còn hàng chục ngàn thường dân mắc kẹt tại Fallujah – thành phố của Iraq bị Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm đóng.

giao tranh ac liet no ra o fallujah hom 31/5 vua qua. (anh: cnn)

Giao tranh ác liệt nổ ra ở Fallujah hôm 31/5 vừa qua. (Ảnh: CNN)

Liên Hợp Quốc ước tính, có khoảng 50.000 người Iraq, trong đó có khoảng 20.000 trẻ em mắc kẹt ở Fallujah. Các báo cáo của tổ chức này cho thấy hàng trăm gia đình bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng sử dụng như “lá chắn sống” tại trung tâm Fallujah. Đàn ông và các bé trai từ chối chiến đấu cho IS bị giết hại không ít, chưa kể, nhiều thường dân thiệt mạng trong các vụ pháo kích vào thành phố này.

Chính phủ Iraq mới đây lên kế hoạch tái chiếm Fallujah từ tay Iraq, nhưng theo các nhà phân tích, cuộc chiến giành lại thành phố này không hề dễ dàng. “Đó sẽ là một trận chiến đầy khó khăn”, Trung tướng Mark Hertling – một chuyên gia quân sự nói với CNN. “Tôi nghĩ rằng sẽ mất nhiều thời gian để giành lại thành phố”, ông Hertling nói.

Hàng trăm người, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em chạy trốn khỏi Fallujah từ hôm 28/5 vừa qua – khi quân đội Iraq bắt đầu tấn công các tay súng IS. Những người chạy trốn khỏi thành phố loạn lạc kể rằng, họ sống trong khổ sở vì thiếu lương thực, nước sạch và vật tư y tế.

vi tri fallujah tren ban do iraq. (anh: cnn)

Vị trí Fallujah trên bản đồ Iraq. (Ảnh: CNN)

Hôm qua (31/5), giao tranh ác liệt nổ ra giữa lực lượng an ninh Iraq với các tay súng IS tại rìa phía nam thành phố. Hiện chưa rõ con số thiệt hại hai bên là bao nhiêu, song IS tuyên bố nhóm này đã giết hại ít nhất 25 binh sĩ Iraq, phá hủy 6 xe quân đội và ngăn lực lượng an ninh Iraq tiến về phía nam Fallujah. Song, thông tin này chưa được xác nhận.

Bước tiếp theo của quân đội chính phủ Iraq là tiến sâu vào trung tâm thành phố - phần nguy hiểm và gay cấn nhất của kế hoạch tái chiếm Fallujah. Giai đoạn mới nhất của kế hoạch tái chiếm Fallujah vừa được công bố hôm 30/5 vừa qua bởi phát ngôn viên quân đội Iraq Yahya Rasoul trên truyền hình quốc gia nước này.

Fallujah là thành phố đặc biệt quan trọng vì gần kề thủ đô Baghdad. Các nhà phân tích cho rằng, IS sẽ sử dụng thành phố làm bàn đạp để tấn công thủ đô của Iraq. Hiện, Fallujah và Mosul là 2 thành phố còn chịu sự kiểm soát của các tay súng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.


Trung Quốc bất ngờ "dịu giọng" với Philippines trước ngày tòa ra phán quyết về Biển Đông

Trước thời điểm Tòa trọng tài quốc tế (PCA) ở La Hay, Hà Lan sẽ ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua 1/6 tuyên bố ông hoan nghênh việc Bắc Kinh và Manila tiến hành các cuộc đối thoại và đàm phán để làm ấm lên quan hệ giữa hai nước.
 

ngoai truong trung quoc vuong nghi (anh: ap)

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Ảnh: AP)

Phát biểu trong một cuộc họp báo ở thành phố Ottawa, Canada nhân chuyến công du tới nước này, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định “cánh cửa đối thoại giữa Trung Quốc và Philippines luôn rộng mở”.

“Nếu Philippines chân thành muốn quay lại quỹ đạo đàm phán và đối thoại, chúng tôi (Trung Quốc) hoan nghênh điều đó. Việc Trung Quốc và Philipppines có thể giải quyết tốt đẹp các tranh chấp thông qua đối thoại và hội đàm sẽ giúp hai nước khai thông những bế tắc trong quan hệ song phương suốt những năm vừa qua”, ông Vương nói.

Phát biểu của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra khi chỉ còn một vài tuần nữa phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế (PCA) về vấn đề Biển Đông sẽ được đưa ra. Philippines đã yêu cầu PCA đứng ra phân xử vụ kiện Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên Biển Đông khi Bắc Kinh kiên quyết theo đuổi những yêu sách lãnh thổ phi lý và vô căn cứ của nước này. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phủ nhận thẩm quyền của PCA và tuyên bố không chấp nhận bất kỳ phán quyết nào của tòa.

Quan hệ Trung Quốc - Philippines trải qua nhiều căng thẳng trong 6 năm nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Trong khi đó, Tổng thống đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte lại nói rằng ông sẵn sàng tham gia vào các cuộc hội đàm song phương với Trung Quốc để tìm hướng giải quyết cho vấn đề Biển Đông.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục