Thổ Nhĩ Kỳ: Đuổi việc hơn 400 nhà báo của truyền thông đối lập
Cựu phóng viên báo Zaman cho biết rằng hơn 400 nhân viên của các phương tiện truyền thông đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ - báo Zaman và hãng tin Cihan - đã bị mất việc làm.
Cựu phóng viên báo Zaman cho biết rằng hơn 400 nhân viên của các phương tiện truyền thông đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ - báo Zaman và hãng tin Cihan - đã bị mất việc làm.
"Văn phòng báo Zaman tại Ankara đã đóng cửa, toàn bộ nhân viên bị sa thải. Tổng cộng từ Zaman và Cihan đã đuổi việc hơn 400 người, tính cả các phóng viên nước ngoài. Trong đó, tôi và các đồng nghiệp bị sa thải theo điều khoản không kèm theo bất kỳ bồi thường và trên cơ sở lý do "lạm dụng vị trí công tác", "gây tổn hại cho hình ảnh của tổ chức". Với phán quyết không công bằng như vậy các nhà báo sẽ rất khó tìm việc làm", cựu phóng viên báo Zaman kể với Sputnik.
Trong tháng Ba, tòa án Istanbul chỉ định nhân vật quản lý cơ quan Cihan. Tương tự như vậy, người ta đưa nhân vật quản lý từ bên ngoài vào nắm tờ báo Zaman có lượng phát hành lớn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó những phê phán của báo này với chính quyền đã thay đổi 180 độ.
Liên đoàn các nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án chính quyền gây áp lực với các phương tiện truyền thông đối lập.
Ngoại trưởng Nga nêu những nguy cơ toàn cầu và cách giáng trả
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nêu ra những thách thức chính đang đe dọa an ninh quốc tế, đã nói về các biện pháp do Moscow đề xuất nhằm ngăn chặn quá trình thế giới chìm sâu vào hỗn loạn và bất ổn.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Vào ngày 27 tháng Tư, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã phát biểu tại Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ 5. Trong bài phát biểu của mình, ông đã nêu ra những thách thức chính đang đe dọa an ninh quốc tế, đã nói về các biện pháp do Moscow đề xuất nhằm ngăn chặn quá trình thế giới chìm sâu vào hỗn loạn và bất ổn, Sputnik đưa tin.
Trước hết, Bộ trưởng Ngoại giao Nga nêu rõ: "Cách đánh giá tình trạng sức khỏe của thế giới hiện đại từ năm này sang năm khác không trở thành lạc quan hơn. Ngược lại, đến nay vẫn chưa ngăn chặn được xu hướng những nguy cơ xung đột gia tăng trong quan hệ quốc tế, các cơ chế giải quyết khủng hoảng bị đình trệ, những khu vực mới gần đây được coi là khá an toàn đang bị bao trùm bởi bất ổn ".
Theo ông Sergei Lavrov, nguy cơ lớn nhất đang đe dọa nhân loại là chủ nghĩa khủng bố. Những kẻ khủng bố hành động ráo riết nhằm thách thức một trật tự thế giới dựa trên luật pháp và các chuẩn mực về hành vi văn minh quốc tế. Đáp ứng yêu cầu của ban lãnh đạo Syria, Nga đã mở chiến dịch quân sự chống lại những kẻ khủng bố IS. Thực tế cuộc sống cho thấy rằng, đây là một quyết định đúng đắn. Bộ trưởng Nga nhấn mạnh:
"Hành động của Lực lượng Không quân-vũ trụ Nga (VKS) phối hợp với Quân đội Chính phủ và sau đó với các đơn vị của phe đối lập yêu nước Syria đã cho phép đẩy lùi những kẻ khủng bố khỏi nhiều khu vực, đã tạo điều kiện để ký kết thỏa thuận ngừng bắn, để bắt đầu quá trình giải quyết chính trị tại Syria. Kết quả này đã đạt được trong bối cảnh Nga và Hoa Kỳ thiết lập sự đối tác. Các đối tác khác trong nhóm quốc tế hỗ trợ Syria (MTT) cũng đã góp phần của mình vào việc chung. Trên thực tế, hoạt động này đang phát triển theo hướng thực hiện sáng kiến thành lập một liên minh chống khủng bố rộng rãi".
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga nói rằng, ở các khu vực khác trên thế giới diễn biến sự kiện cũng không trôi qua một cách yên ả. Afghanistan vẫn là mối đau đầu đối với các nước láng giềng. Moscow cũng rất lo ngại với xu hướng tiêu cực trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ví dụ, với tình huống căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên:
"Việc Bình Nhưỡng vẫn coi thường quan điểm của cộng đồng quốc tế được thể hiện trong các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc gây sự lo ngại sâu sắc. Chúng tôi hy vọng rằng, phía Bắc Triều Tiên sẽ không thực hiện các hành động vô trách nhiệm và sẽ nhận thức được rằng, mọi nỗ lực nhận quy chế một quốc gia có vũ khí hạt nhân sẽ không thành công và là những nỗ lực vô ích. Đồng thời, chúng tôi cho rằng, ý muốn của một số quốc gia lợi dụng tình huống này để gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực Đông Bắc Á là rất nguy hiểm và phản tác dụng".
Về tình hình an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ông Sergei Lavrov nói: "Chúng tôi tin chắc rằng, việc tăng cường tin cậy và lòng tin lẫn nhau trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nhằm thành lập các cơ chế đáng tin cậy để bảo đảm nền an ninh công bằng và không thể chia cắt đối với tất cả, dựa trên nguyên tắc không liên kết với các khối quốc tế nào, trên nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, không thực hiện và không hỗ trợ bất kỳ hành động nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia khác hay phá hoại sự ổn định của quốc gia khác.
Cuộc đối thoại vì lợi ích tạo ra cấu trúc an ninh đáng tin cậy và toàn diện, phù hợp với tình hình hiện nay tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã bắt đầu theo sáng kiến của Nga trong khuôn khổ các Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vẫn là một vấn đề rất quan trọng và cấp bách".
Tình hình an ninh châu Âu cũng gây sự lo ngại của Moscow. NATO đang gia tăng hoạt động ở "sườn phía Đông" và thường xuyên tuyên bố về sự cần thiết phải "kiềm chế" Nga. Kết quả là đã tăng căng thẳng trong khu vực Đông Bắc châu Âu. Và châu Âu vẫn căng thẳng do cuộc khủng hoảng Ukraine. Các hành động của Mỹ nhằm tạo ra hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu cũng làm suy yếu sự ổn định chiến lược.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga bày tỏ sự tin tưởng rằng, để không lâm vào tình trạng hỗn loạn, tức là cuộc chiến tranh thế giới mới, chỉ có một sự lựa chọn duy nhất: "Cần phải thống nhất nỗ lực để giải quyết các tình huống xung đột, tạo lập một hệ thống quản lý toàn cầu phù hợp với thực tiễn thế kỷ XXI. Cần phải tiến hành các cuộc đàm phán trung thực và cởi mở, không mang tính chất dạy bảo, không áp đặt chuẩn mực của mình lên người khác". Phát biểu trước những người tham gia Hội nghị, ông Sergei Lavrov tuyên bố: Moscow sẵn sàng làm như vậy:
"Nga sẵn sàng hết sức để tăng cường hợp tác bình đẳng và sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết của mình, tất cả các thỏa thuận, sẽ hành động có trách nhiệm, và khi cần thiết sẽ nắm thế chủ động".
Chính phủ Merkel cho rằng G8 biến mất vĩnh viễn
Trong chính quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel, người ta cho rằng định dạng khối G8 sẽ mãi mãi là chuyện quá khứ, tờ Spiegel viết.
Khối G8 bao gồm các nước: Anh, Nga, Canada, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật và Italy.
Theo dữ liệu của tờ báo này, chính quyền Đức tin rằng việc khôi phục cơ cấu đàm phán trong hình thức có sự tham gia của Nga là không thể, bởi Moskva sẽ không thể đáp ứng những điều kiện cần thiết để trở về nhóm G8. "Hình thức G8 đã chết, Spiegel dẫn nhận định của chính quyền Đức.
Ngoài ra, Văn phòng nội các Đức nhận xét rằng cả Washington cũng phản đối khả năng Nga trở lại nhóm các nước lớn. Trước đó, Ngoại trưởng Đức bày tỏ hy vọng rằng sẽ sớm chuyển từ G7 về định dạng G8, nhấn mạnh rằng không một cuộc xung đột quốc tế lớn nào có thể được khắc phục nếu thiếu Nga.
Người đứng đầu Ủy ban Duma Nga về các vấn đề quốc tế, ông Alexei Pushkov cho rằng việc khôi phục sự tham gia của Nga vào cơ cấu G8 là cần thiết cho phương Tây, bởi G7 đã biến thành dạng "câu lạc bộ bạn bè Mỹ".
Đại sứ Ấn tại Hàn Quốc kêu gọi bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông
Đại sứ Ấn Độ cho rằng các nước liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông cần giải quyết bất đồng theo cách duy trì tự do đi lại ở khu vực này.
Đại sứ Vikram Doraiswami. Ảnh: Koreajoongang
"Là một trong những tuyến đường trên biển quan trọng nhất, bất kể điều gì được thực hiện ở Biển Đông cũng cần bảo đảm tự do hàng hải",Yonhap hôm 29/4 dẫn lời ông Vikram Doraiswami nói trong sự kiện tại Viện phân tích Quốc phòng Hàn Quốc.
Theo Đại sứ, vấn đề quan trọng là các nước liên quan trong khu vực có thể tìm ra giải pháp giúp cộng đồng quốc tế tiếp tục hưởng lợi từ các con đường mở và tự do cho tất cả. Ông cho hay Ấn Độ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông.
Ông Doraiswami cũng bày tỏ mối quan tâm đến phương cách dùng luật quốc tế giải quyết tranh chấp, cho hay Ấn Độ đang chờ đợi phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực sắp đưa ra với vụ kiện của Philippines.
Các lãnh đạo cấp cao của Ấn Độ từng nhiều lần trao đổi với các đối tác như Mỹ, Nhật Bản về mối quan ngại về diễn biến ở Biển Đông. Trước việc Trung Quốc gần đây tăng cường xây dựng các đảo nhân tạo, điều các vũ khí đến Biển Đông, nhiều nước lên án, đề nghị Bắc Kinh dừng các hoạt động làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.
Nghị sĩ Mỹ đề nghị "đổi" Crimea lấy dỡ bỏ cấm vận Nga
Lệnh trừng phạt Moskva chỉ có thể được xóa bỏ nếu Tổng thống Mỹ trình bày Quốc hội sự xác nhận việc "Ukraine phục hồi chủ quyền trên bán đảo Crimea".
Các hạ nghị sĩ Mỹ Eliot Engel (đảng Dân chủ) và Adam Kiesinger (đảng Cộng hòa) đã đề nghị Hạ viện xem xét Văn bản về ổn định và dân chủ đối với Ukraine. Các tác giả dự luật đề xuất nghiêm khắc ràng buộc quyền hạn của Tổng thống Mỹ về dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga với quy chế của Crimea, theo nội dung tài liệu.
Theo hai hạ nghị sĩ Mỹ, lệnh trừng phạt Moskva chỉ có thể được xóa bỏ nếu Tổng thống Mỹ trình bày Quốc hội sự xác nhận việc "Ukraine phục hồi chủ quyền trên bán đảo Crimea" hoặc "một quyết định về qui chế bán đảo được thông qua dưới sự kiểm soát quốc tế và được công nhận bởi chính phủ Ukraine bầu một cách dân chủ".
Ngoài ra, văn bản đề xuất phủ nhận bất kỳ hình thức công nhận (theo luật định hay trong thực tế) bản thân Crimea, vùng trời và lãnh hải của bán đảo là một phần thuộc LB Nga.
Các nhà lập pháp Mỹ cũng yêu cầu Văn phòng in ấn chính phủ Mỹ (GPO) không phát hành bản đồ hoặc bất kỳ tài liệu mà trên đó Crimea được liệt kê như là một phần của Nga.
"Chúng ta lần nữa và lại lần nữa đang chứng kiến không gì ngăn cản sự không tôn trọng trật tự thế giới của ông Vladimir Putin, đặc biệt, trong trường hợp Ukraine", ông Adam Kinsinger phát biểu.
(
Tinkinhte
tổng hợp)