tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 01-08-2016

  • Cập nhật : 01/08/2016

Lá chắn nhiều lỗ hổng của Nga trước hệ thống tên lửa Aegis Mỹ

Những trục trặc về tên lửa trong hệ thống phòng thủ Poliment Redut khiến Nga vẫn chưa thể tạo ra một lá chắn hải quân tin cậy để đối phó hệ thống Aegis Mỹ.

tau tuan duong hat nhan do doc nakhimov nga trang bi ten lua phong khong s-400 va he thong phong thu ten lua pokiment redut. anh: sputnik

Tàu tuần dương hạt nhân Đô đốc Nakhimov Nga trang bị tên lửa phòng không S-400 và hệ thống phòng thủ tên lửa Pokiment Redut. Ảnh: Sputnik

Hồi đầu tháng 5, Nga nổi giận với việc Mỹ kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis ở Romania, tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả thích đáng. Tuy nhiên, hệ thống tên lửa phòng không Poliment Redut, được cho là câu trả lời của Nga với hệ thống Aegis Mỹ, đang gặp trục trặc trong quá trình thử nghiệm vận hành khiến Moscow gặp khó trong việc tạo ra một hệ thống phòng không tin cậy, theo National Interest.

Poliment Redut là hệ thống tên lửa phòng không gồm 4 ăng ten mảng pha đồng bộ có khả năng bám bắt 16 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống này được trang bị 4 hoặc 8 hệ thống phóng thẳng đứng để khai hỏa ba loại tên lửa khác nhau gồm tên lửa tầm ngắn 9M100 có tầm bắn 15 km, tên lửa tầm trung 9M96M có tầm bắn 40-50 km và tên lửa tầm xa 9M96 được cho là có thể tấn công các mục tiêu xa tới 150 km.

Những báo cáo gần đây cho thấy việc tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov, một thành tố trong hệ thống Poliment Redut, tiếp tục bị trì hoãn vận hành được cho là có liên quan đến các vấn đề phát sinh trong tích hợp hệ thống tên lửa này.

Chuyên gia quân sự Dmitry Gorenburg cho rằng hệ thống Poliment Redut của Nga gặp vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều so với việc tích hợp. Hôm 15/7, tờ Gazeta.ru đưa tin Bộ Quốc phòng Nga đã chấm dứt việc thử nghiệm hệ thống này do tiếp tục gặp trục trặc với tên lửa tầm xa 9M96, khi nhiều quả tên lửa gặp sự cố ba giây sau khi phóng.

Một số báo cáo khác cũng cho thấy hệ thống Redut hoạt động tốt khi tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách 40 km nhưng thất bại khi tấn công mục tiêu tầm xa. Hồi năm 2014, Nga thử nghiệm hệ thống Redut trên tàu hộ vệ lớp Steregushchiy nhưng chúng chỉ có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 15 km do hệ thống radar tầm trung Furke-2 hoạt động không hiệu quả.

Thay vì tiếp tục thử nghiệm, Nga phải lập ra một ủy ban liên ngành để điều tra, dấu hiệu cho thấy các vấn đề phát sinh trong hệ thống tên lửa phòng không này thực sự nghiêm trọng và khó lòng khắc phục trong một sớm một chiều, theo Gordenburg.

Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất là Cục Thiết kế Cơ khí Fakel, công ty phụ trách phát triển tên lửa, được cho là không có thiết kế tên lửa phù hợp với các yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga. Cơ quan này đã chế tạo ra các tên lửa chất lượng tương đối kém do sử dụng các công nghệ và trang thiết bị lạc hậu có từ thời Liên Xô.

Hệ thống tên lửa phòng không Poliment Redut dự kiến được lắp đặt trên các tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov và tàu hộ vệ lớp Steregushchiy của hải quân Nga. 

Tuy nhiên, với việc các tàu hộ vệ đã tích hợp một phần hệ thống Redut không thể tấn công các mục tiêu tầm xa, dường như Nga chỉ có một lựa chọn là cần thêm thời gian thể tích hợp Poliment Redut vào tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov sau thời gian dài bị trì hoãn, Gordenburg nhận định.

Mỹ "thay máu" lực lượng không quân chiến lược

Ngày 31-7, giới truyền thông Mỹ công bố thông tin, Không quân Mỹ gửi yêu cầu tới các tập đoàn chế tạo nước này chuẩn bị các dự án phát triển thế hệ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa hành trình cấp chiến lược mới.

Theo nguồn tin này, Không quân Mỹ dự kiến sẽ thay thế hoàn toàn 450 ICBM Minuteman 3 được tiếp nhận từ những năm 1970, vào năm 2027. Tổng chi phí của kế hoạch “thay máu” lực lượng chiến lược này ước khoảng 62,3 tỷ USD. Cùng với đó, Không quân Mỹ cũng thay thế các đơn vị tên lửa hành trình chiến lược không đối đất AGM-86B, tiếp nhận từ những năm 1980, bằng thế hệ tên lửa hành trình thế hệ mới.

Không quân Mỹ dự kiến sẽ ký hợp đồng đầu tiên trong chương trình hiện đại hóa trên ngay trong mùa hè năm 2016.

Tên lửa hành trình AGM-86B.
Tên lửa hành trình AGM-86B.
ICBM Minuteman 3.
ICBM Minuteman 3.

Liên quan tới vấn đề này, hãng thông tấn AP đăng tải, chương trình hiện đại hóa lực lượng tên lửa chiến lược của Mỹ đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi tại Quốc hội Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà lập pháp Mỹ, trong đó có Thượng nghị sĩ John McCain, đã đặt ra câu hỏi liệu việc nâng cấp “bộ ba hạt nhân” (tàu ngầm, máy bay ném bom chiến lược và ICBM) liệu có cần thiết, khi năng lực của lực lượng này thừa đủ hủy diệt Trái đất nhiều lần. Trong khi đó nhiều đơn vị khác của Quân đội Mỹ cần nguồn tài chính nâng cấp và bổ sung cấp thiết hơn.

Mới đây, hôm 25-7, tàu sân bay đắt nhất trong lịch sử Quân đội Mỹ CVN-78 Gerald R. Ford đã phải nằm cảng khi phát hiện nhiều trục trặc kỹ thuật nghiêm trọng. Các chuyên gia đã phát hiện CVN-78 không thể đảm bảo quá trình máy bay cất và hạ cánh trên boong, hệ thống phần mềm điều phối hoạt động trên tàu hoạt động không ổn định và đặc biệt là các tổ hợp vũ khí phòng thủ dường như không hoạt động.

Được đóng mới từ năm 2009, tổng chi phí của tàu sân bay CVN-78 Gerald R. Ford tới thời điểm hiện tại đã chạm mốc 13 tỷ USD.

Trung tâm mua sắm Munich sơ tán vì bị dọa đánh bom

Cảnh sát Đức đã sơ tán một trung tâm mua sắm và ga tàu ở phía tây thành phố, sau một tuần xảy ra vụ xả súng làm 9 người chết.

trung tam mua sam o munich bi doa danh bom. anh: independent

Trung tâm mua sắm ở Munich bị dọa đánh bom. Ảnh: Independent

Trung tâm mua sắm Pasing Arcaden và ga tàu Pasing hôm qua đã phải sơ tán, sau khi cảnh sát nhận được cuộc gọi của một kẻ ẩn danh nói rằng "đã đặt bom ở hai địa điểm", Independent đưa tin.

Tuy nhiên sau khi tìm kiếm, lực lượng an ninh xác nhận không tìm thấy dấu hiệu khả nghi và không có mối đe dọa nào. Trung tâm mua sắm và ga tàu có vị trí sát cạnh nhau. Tòa nhà có khoảng 140 cửa hàng và mỗi ngày có hàng nghìn người đến mua sắm.

Trước đó ga Starnberg, cách Munich khoảng 16 km về phía nam, cũng phải sơ tán do nhận được lời đe dọa tương tự.

Một tay súng tối 23/7 đã tấn công trung tâm thương mại Olympia, Munich, làm 9 người chết, 27 người bị thương, trong đó có trẻ em, thiếu niên. Nghi phạm được xác định là một thanh niên 18 tuổi người Đức gốc Iran, dường như hành động một mình và đã tự sát.

Báo động đảo chính, 7.000 cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bao vây căn cứ NATO

Khoảng 7.000 cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cùng các xe quân sự hạng nặng đã bao vây và phong tỏa căn cứ không quân Incirlik của NATO sau khi xuất hiện tin đồn về âm mưu đảo chính mới.


can cu khong quan incirlik o adana (tho nhi ky) (anh: afp)

Căn cứ không quân Incirlik ở Adana (Thổ Nhĩ Kỳ) (Ảnh: AFP)

Tờ Hurriyet cho biết, khoảng 7.000 cảnh sát có vũ trang cùng nhiều phương tiện quân sự đã được huy động tới căn cứ không quân Incirlik ở Adana (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 31/7 để tiến hành kiểm tra sau khi nhận được tin báo về khả năng xảy ra một cuộc đảo chính mới. Căn cứ Incirlik hiện do NATO sử dụng.

Các nhân chứng cho biết lực lượng an ninh được trang bị súng trường và xe bọc thép TOMA do cảnh sát chống bạo động điều tới đã tiến hành bao vây và phong tỏa lối vào của căn cứ Incirlik. Trong một nỗ lực để trấn an người dân, Bộ trưởng về các vấn đề EU của Thổ Nhĩ Kỳ Omer Celik đã viết trên trang Twitter rằng lực lượng này đang tiến hành kiểm tra an ninh tại căn cứ không quân trên.

“Chúng tôi đang tổng kiểm tra an ninh. Không có vấn đề gì bất thường ở đây”, ông Omer Celik viết.

Một số người dân ủng hộ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã kéo tới các hàng rào bao quanh căn cứ Incirlik, tuy nhiên số người tập trung không ồ ạt và căng thẳng như cuộc biểu tình lần trước.

Căn cứ không quân Incirlik ở tỉnh Adana là căn cứ quân sự quan trọng của NATO. Quân đội Mỹ hiện duy trì khoảng 50 đến 90 vũ khí hạt nhân chiến lược tại căn cứ này. Đây cũng là nơi các máy bay chiến đấu của liên quân do Mỹ đứng đầu xuất kích để tiêu diệt các phần tử khủng bố của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq và Syria.

Đêm 15/7, lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ tiền hành cuộc đảo chính ở Istanbul và Ankara nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan. Cuộc đảo chính sau đó thất bại và kéo theo nhiều hệ quả nặng nề. Ít nhất 265 người thiệt mạng và gần 1.500 người bị thương. Hàng nghìn binh sĩ, tướng lĩnh cùng nhiều thẩm phán, luật sư bị bắt giữ và sa thải. Chiến dịch thanh trừng hậu đảo chính của Tổng thống Erdogan được dự báo sẽ vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới.

Thổ Nhĩ Kỳ thả hơn 750 lính sau đảo chính

Một lượng lớn binh lính Thổ Nhĩ Kỳ được thả sau khi tổng thống cho biết sẽ không kiện những người đã xúc phạm ông nhằm tạo tinh thần "đoàn kết".

tong thong tho nhi ky dang no luc tao su doan ket sau dao chinh. anh: reuters

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực tạo sự đoàn kết sau đảo chính. Ảnh: Reuters

Khoảng 758 lính được trả tự do hôm qua, sau khi các công tố viên đưa ra đề nghị cùng với lời khai của những người này và được thẩm phán chấp nhận, Anadolu Agency đưa tin.

Tuy nhiên vẫn còn hơn 230 lính bị giam sau vụ đảo chính bất thành hôm 15/7. Khoảng 60.000 người bị bắt, mất việc, bị đình chỉ do nghi liên quan đến âm mưu này. Cuộc đảo chính đã khiến gần 240 người thiệt mạng, hơn 2.100 người bị thương.  

Trong một diễn biến khá bất ngờ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 29/7 cho biết sẽ bỏ hết các đơn kiện những người xúc phạm ông. Quyết định này sẽ giúp mang lại cảm giác "đoàn kết" sau cuộc đảo chính.

Các công tố viên đã đưa ra hơn 1.800 đơn kiện những người công kích ông Erdogan từ khi ông lên nắm quyền cách đây hai năm. Những người này bao gồm nhà báo, người vẽ biếm họa và thậm chí cả trẻ em.

Khoảng 99 đại tá Thổ Nhĩ Kỳ hôm 28/7 được thăng chức lên cấp tướng hoặc đô đốc, sau khi gần 1.700 quân nhân bị sa thải. Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Fikri Isik cho biết tình trạng bất ổn vẫn chưa qua hẳn, các học viện quân sự đang bị nhắm đến để "thanh lọc".

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục