Đài Loan tập trận ngay sát bờ biển Trung Quốc
Israel cáo buộc ông Ban Ki Moon khuyến khích khủng bố
Phản đối dự luật, Bộ trưởng Tư pháp Pháp từ chức
Chứng khoán Trung Quốc mất 1.800 tỉ USD
Iran đem đến Ý hợp đồng hàng tỉ USD
Tin thế giới đọc nhanh chiều 23-10-2015
- Cập nhật : 23/10/2015
Hàn Quốc "trình làng" trực thăng tấn công không người lái
Hãng sản xuất máy bay Korean Air Aerospace Division của Hàn Quốc (KAL-ASD) đã giới thiệu mẫu máy bay không người lái bản đầy đủ chức năng MD 500 do Mỹ hỗ trợ sản xuất tại Triển lãm Quốc phòng & Vũ trụ Quốc tế tại thủ đô Seoul, trang tin Flight Global ngày 22/10 đưa tin.
Mẫu trực thăng tấn công MD 500 được thiết kể thành mẫu trực thăng không người lái đã xuất hiện tại cuộc triển lãm nêu trên và được trang bị hai tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire của tập đoàn Lockheed Martin và rocket cỡ nhỏ.
Theo Flight Global, Hàn Quốc sẽ phát triển hai phiên bản khác nhau cho mẫu trực thăng không người lái MD 500 và sẽ cho bay thử nghiệm trong tháng này.
Mẫu trực thăng không người lái nêu trên là sản phẩm hợp tác công nghệ giữa tập đoàn Boeing và KAL-ASD. Đây được coi là một phần trong thỏa thuận sau khi Hàn Quốc quyết định mua 36 chiếc trực thăng tấn công AH-64E Apache hồi năm 2013.
Khi đó, Boeing và KAL-ASD đã ký biên bản ghi nhớ về việc chuyển giao công nghệ sản xuất mẫu trực thăng không người lái cho quân đội Hàn Quốc.
Quân đội Hàn quốc đang sở hữu khoảng 175 trực thăng MD-500 gồm 2 biến thể chính: 130 chiếc MD-500 trinh sát và 45 chiếc MD-500 trang bị tên lửa chống tăng BGM-71 TOW.
Tạp chí quân sự IHS Jane’s đánh giá với công nghệ hiện nay, Hàn Quốc có thể không phải loại bỏ những mẫu trực thăng MD 500 cũ và chuyển đổi sang thành các trực thăng không người lái, từ đó hỗ trợ cho mẫu AH-64E Apache.
Hiện chính phủ Hàn Quốc chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc có chuyển đổi số trực thăng MD 500 thành trực thăng không người lái hay không. Tuy nhiên, quá trình thử nghiệm sẽ được tiến hành trong 48 tháng tới.
"Đầu tiên Hàn Quốc sẽ kiểm tra khả năng hoạt động cơ bản của mẫu trực thăng không người lái và tiếp đó, họ sẽ đưa phiên bản thử nghiệm này vào các chiến dịch giả lập. Nội dung cuối cùng sẽ là kiểm tra khả năng sử dụng vũ khí của mẫu MD 500 không người lái", Flight Globalđánh giá.
Cuộc chiến chống yakuza ở Nhật Bản
Ông trùm Kenichi Shinoda (giữa) của băng Yamaguchi-gumi hiện đối mặt áp lực từ nhiều phía - Ảnh: AFP
Singapore và Indonesia tập trận chung thường niên
Bộ Quốc phòng Singapore ngày 21/10 thông báo quân đội nước này và Indonesia đã thực hiện thành công cuộc tập trận song phương thường niên.
Cuộc tập trận Safkar Indopura lần thứ 27 năm nay được Singapore tổ chức và diễn ra từ ngày 12 - 23 tháng 10.
Theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Singapore, quân đội nước này đã cử khoảng 150 binh sĩ từ Lữ đoàn Thiết giáp số 3 và Tiểu đoàn 6 thuộc Trung đoàn Bộ binh Singapore, cùng với khoảng 150 binh sĩ từ Tiểu đoàn Bộ binh 121 và Lữ đoàn Bộ binh số 7 của quân đội Indonesia tham gia tập trận.
Nội dung các cuộc tập trận bao gồm trao đổi thông tin, cùng nhau vượt qua chướng ngại vật, bắn đạn thật, huấn luyện nghiên cứu bản đồ và phối hợp tác chiến.
Lễ bế mạc cuộc tập trận năm nay đã được tổ chức tại cơ sở huấn luyện Murai Urban do Chỉ huy Quân đoàn 3 của quân đội Singapore, Thiếu tướng Ong Tze-Chin và Chỉ huy khu vực I của quân đội Indonesia, Trung tướng Lodewyk Pusung, đồng chủ trì.
Năm ngoái, cuộc tập trận Safkar Indopura diễn ra ở Magelang đã xảy ra sự cố nhỏ. Đó là khi hai binh sĩ Singapore đã buộc phải rút khỏi cuộc tập trận và bay về nước vì họ là những công dân Indonesia nhưng có "thẻ xanh" tại Singapore.
Theo luật Indonesia, nước này cấm công dân tham gia quân đội nước ngoài, trong khi Singapore lại cho phép gọi những người có "thẻ xanh" đi nghĩa vụ quân sự.
Cuộc tập trận năm nay diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong quan hệ song phương do những vấn đề ví dụ như vụ cháy rừng gây ô nhiễm, kiểm soát không phận hay quản lý các tài nguyên thiên nhiên.
Cuộc tập trận Safkar Indopura là cuộc tập trận song phương đầu tiên của quân đội hai nước ở Đông Nam Á. Ban tổ chức cuộc tập trận những lần giao lưu học hỏi kinh nghiệm như thế này sẽ giúp tăng cường khả năng phối hợp tác chiến của quân đội hai nước.
Mỹ sẽ cung cấp vũ khí phi sát thương cho Ukraine
Ukraine đã đạt được thỏa thuận mới Mỹ về việc tiếp nhận các vũ khí phòng thủ phi sát thương với dự kiến thời gian tiếp nhận sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 11.
Phát biểu trong chuyến thăm khu vực Ivano-Frankovsk, miền Tây Ukraine, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thông báo ông đã đạt được thỏa thuận với Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc Washington cung cấp vũ khí phí phi sát thương cho Kiev.
“Tôi tự hào rằng sau cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama, các hệ thống (radar) chống pháo tầm xa đặc biệt sẽ được đưa tới Ukraine vào trung tuần tháng 11”, ông Poroshenko cho biết.
Những hệ thống radar mới này sẽ giúp quân đội Ukraine phát hiện hỏa lực pháo binh và xác định vị trí bắn pháo.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Ukraine không cho biết địa điểm triển khai các hệ thống này.
Trước đó, hồi tháng 2/2015, Ukraine đã đề nghị một số nước cung cấp "các vũ khí phòng thủ" phi sát thương trong bối cảnh giao tranh tại miền Đông giữa quân chính phủ và lực lượng ly khai ngày càng quyết liệt.
Canada hủy mua 60 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ
Canada sẽ không mua 60 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ, Thủ tướng đắc cử của Canada Justin Trudeau ngày 21/10 cho biết, sau khi đảng Tự do của ông đắc cử sau cuộc bầu cử vừa qua.
Ông Trudeau cho biết tuyên bố sẽ hủy thương vụ mua 60 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của công ty chế tạo máy bay Lockheed Martin (Mỹ). Theo ông Trudeau, việc này sẽ giúp Canada cắt giảm ngân sách và số tiền tiết kiệm được từ việc mua máy bay mới sẽ được sử dụng để tăng cường trang bị cho lực lượng hải quân.
Động thái này của Ottawa chắc chắn sẽ đem đến sự mất mát lớn cho công ty Lockheed Martin - nhà sản xuất máy bay F-35. Công ty này hiện đang đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiếp tục nỗ lực giảm giá mỗi chiếc tiêm kích F-35.
Tuy nhiên, thiệt hại của Lockheed Martin lại là cơ hội lớn của của các hãng sản xuất máy bay khác. Thủ tướng Justin Trudeau cho biết Canada sẽ mua các máy bay CF-18, một phiên bản của chiến đấu cơ F/A-18 Hornet lừng danh. Thay vì sắm mới F-35, Canada sẽ "tập trung vào những loại máy bay rẻ hơn, phù hợp hơn với nhu cầu quốc phòng". Chi phí vận hành mỗi chiếc F-35 hiện nay tốn đến hơn 67.000 USD mỗi giờ bay, trong khi chiếc F/A-18 Super Hornet chỉ hết 11.000- 24.400 USD cho mỗi giờ bay.
Chính quyền liên bang Canada vào năm 2002, đã cùng 8 quốc gia khác, mỗi quốc gia góp vào 150 triệu USD cho công ty Lockheed Martin thiết kế F-35. Theo kế hoạch, Canada sẽ mua từ 4 đến 8 máy bay F-35 mỗi năm, bắt đầu từ năm 2017 với giá từ 80-100 triệu USD mỗi chiếc.
Quyết định mới nhất về việc không mua các máy bay F-35 như đã đặt hàng sẽ khiến chính quyền Canada mất trắng 150 triệu USD đã đóng góp.