Indonesia bác "đường 9 đoạn", nói Trung Quốc khéo tưởng tượng
Mỹ vẫn muốn loại bỏ Tổng thống Syria al-Assad
Báo Trung Quốc: Bắc Kinh muốn gia nhập TPP vào thời điểm thích hợp
Gruzia "tố" cựu Tổng thống Mikheil Saakashvili âm mưu đảo chính
Lưu bút của Thủ tướng đắc cử Canada được trả giá ngất ngưởng
Tin thế giới đọc nhanh 25-10-2015
- Cập nhật : 25/10/2015
Phó tổng thống Maldives bị bắt do nghi ám sát tổng thống
"Ông ta bị cáo buộc âm mưu ám sát", Reuters dẫn lời Umar Naseer, Bộ trưởng Nội vụ Maldives cho biết hôm nay. Một cảnh sát cho hay phó tổng thống liên quan tới vụ nổ ở sân bay quốc tế Finifenmaa, và hiện đang bị câu lưu ở trung tâm giam giữ Dhoonidhoo.
Ông Adheeb bị cảnh sát áp giải đi ngay tại sân bay, lúc ông quay về từ Trung Quốc để tham dự một cuộc hội thảo. Nhà chức trách tăng cường an ninh ở thủ đô Male, các phóng viên không được tiếp cận sân bay.
Vụ nổ hôm 28/9 xảy ra khi tàu chở Tổng thống Yameen đi về phía cầu tàu ở thủ đô Male, khi ông trở về từ lễ hành hương ở Arab Saudi.Ông Yameen, 59 tuổi, may mắn không bị thương. Phu nhân của ông và hai trợ lý bị thương.
Cảnh sát cho biết có 17 người ủng hộ ông Adheeb cũng bị bắt hôm nay do "vi phạm trật tự công cộng". Bộ trưởng Quốc phòng Moosa Ali Jaleel bị sa thải hôm 14/10. Hai quan chức quân sự khác cũng bị bắt ngay sau vụ việc.
Truyền thông Maldives suy đoán ông Adheeb đã rời khỏi đất nước nhưng ông này hôm 22/10 xác nhận trên Twitter rằng mình sẽ trở về.
Ban đầu chính phủ cho rằng vụ nổ có thể do trục trặc kỹ thuật, nhưng sau đó xác nhận đó là âm mưu ám sát tổng thống. Các điều tra viên của Mỹ, Arab Saudi, Australia, và Sri Lanka bác bỏ khả năng tàu nổ do hỏng hóc.Maldives nổi tiếng với những khu nghỉ dưỡng hạng sang, nhưng đất nước Hồi giáo nhỏ bé này những năm gần đây phải trải qua tình trạng đấu đá nội bộ chính trị.
Nga được quyền không kích IS trong lãnh thổ Iraq
Việc chấp nhận cho Nga không kích IS trong lãnh thổ Iraq này nằm trong bối cảnh quan hệ hợp tác an ninh giữa các nước Iraq, Nga, Iran và Syria.
Cụ thể, chủ tịch Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội Iraq, Hakem al-Zamli, ngày thứ sáu (23-10) cho biết đây là biện pháp Iraq mong muốn góp phần làm suy yếu IS khi ngăn chặn các lộ trình tiếp tế của chúng.
Nga, đồng minh của chính quyền Tổng thống Assad, đã bắt đầu triển khai các đợt không kích nhằm vào IS tại Syria từ ngày 30-9. Theo điện Kremlin, các đợt không kích đều nhằm mục tiêu tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và nhiều nước phương Tây lại cáo buộc Nga đang nhằm vào các nhóm nổi dậy ôn hòa chống lại Tổng thống Assad ở Syria. Rất nhiều nhóm trong đó nhận được sự bảo trợ của Ankara và Washington.
Thủ tướng Thái Lan khẳng định không vội vã gia nhập TPP
Phát biểu trên truyền hình, ông Prayut nói: "Thái Lan vẫn còn thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng các nội dung chi tiết bổ sung. Chúng ta sẽ không tự loại mình ra khỏi cuộc chơi."
Phản ứng của ông Prayut được đưa ra sau khi cộng đồng doanh nghiệp nước này đã cảnh báo về các cơ hội bị bỏ lỡ nếu Thái Lan không sớm gia nhập TPP và kinh tế đất nước sẽ bị ảnh hưởng. Thủ tướng Thái Lan nói rằng Bộ Thương Mại nước này đã mời đại diện của Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan, Hội đồng Thương mại và Hiệp hội Ngân hàng Thái Lan đến tham vấn.
Ông Prayut cũng nói rằng hiện Thái Lan đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với 9/12 thành viên của TPP, trừ Mỹ, Canada và Mexico.
Hiện Thái Lan cũng đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với sự tham gia cả 10 nước ASEAN và 6 đối tác thương mại của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Theo ông Prayut, dân số của nhóm các nước ASEAN + 6 này đã là 3,5 tỷ người, gần một nửa dân số thế giới. Đó là một thị trường rất lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Thái Lan và đủ để nền kinh tế nước này khai thác trước khi TPP chính thức hoàn tất quá trình phê chuẩn trong 1 hoặc 2 năm tới.
Mỹ cân nhắc lập vùng cấm bay ở Syria
Trong bối cảnh Nga tăng cường chiến dịch quân sự tại Syria, Mỹ đã điều thêm chiến đấu cơ tới sát biên giới Syria và cân nhắc vùng cấm bay ở đây.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được cho là những người ủng hộ kế hoạch tăng cường chiến dịch quân sự bao gồm cả ý tưởng lập vùng cấm bay ở miền bắc Syria. Tuy nhiên, hiện Lầu Năm Góc chưa ủng hộ kế hoạch này với lý do để triển khai vùng cấm bay sẽ cần nhiều nguồn lực quân sự và có thể kéo theo nguy cơ đối đầu giữa Nga và Mỹ.
Tổng thống Barack Obama mới đây cũng lên tiếng phản đối kế hoạch lập vùng cấm bay ở Syria trong khi nhiều nghị sỹ Cộng hòa ủng hộ.
Động thái tăng cường lực lượng của Mỹ diễn ra trong bối cảnh Nga tăng cường chiến dịch can thiệp quân sự ở Syria với tuyên bố nhằm tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS). Hiện Nga vừa lôi kéo thêm được đồng minh cho chiến dịch này là Jordan sau khi Ả rập Xê út cũng tham gia vào liên minh này.
Trong một diễn biến liên quan khác, cuộc đàm phán 4 bên giữa đại diện Mỹ, Nga, Ả rập Xê út và Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua 23/10 về cuộc khủng hoảng ở Syria không đạt được tiến triển đáng kể nào. Ông John Kerry hy vọng rằng cuộc họp với thành phần rộng rãi hơn sẽ diễn ra ngay vào ngày 30/10 tới để thăm dò liệu có được quan điểm chung để tiến tới một tiến trình chính trị có ý nghĩa hay không.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh người dân Syria sẽ phải quyết định số phận của Tổng thống Bashar al-Assad, đồng thời nhắc lại quan điểm rằng Nga phản đối việc loại bỏ ông Assad bằng các thế lực bên ngoài.
Nga muốn Syria sẵn sàng bầu cử tổng thống
Ngày 24/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow muốn Syria sẵn sàng cho cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống mới trong một nỗ lực nhằm sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Damacus để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho Syria, Reuters đưa tin.
Ông Lavrov cũng nhấn mạnh rằng lực lượng không quân Nga đang tham gia chiến dịch không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria sẽ sẵn sàng giúp đỡ phe nổi dậy Quân đội Syria Tự do (FSA) chống lại IS, với điều kiện Nga phải biết được vị trí đóng quân của FSA.
Tuyên bố của ông Lavrov là sự khẳng định lập trường ủng hộ một giải pháp chính trị cho Syria của Nga. Tuyên bố bất ngờ này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad tới Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.
"Các thế lực bên ngoài không thể quyết định bất cứ điều gì cho người dân Syria. Chúng ta phải buộc họ đưa ra một kế hoạch cho đất nước mình, trong đó lợi ích của mọi tôn giáo, sắc tộc và phe phái chính trị phải được bảo vệ", ông Lavrov nói trên đài truyền hình nhà nước Nga.
Ngoại trưởng Nga cũng tiết lộ rằng Điện Kremlin đã bàn bạc về yêu cầu cải cách chính trị với ông Assad trong chuyến thăm của ông này tới Moscow, và rằng những thành công của quân đội Syria trên chiến trường, dưới sự yểm trợ của không quân Nga, sẽ củng cố vị thế của chính phủ và tạo điều kiện thuận lợi cho ông Assad theo đuổi một giải pháp chính trị.
Mỹ và một số nước phương Tây từ lâu đã cáo buộc không quân Nga chủ yếu ném bom vào các mục tiêu của quân nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn chứ không phải phiến quân IS. Nga đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định không thể tồn tại những "kẻ khủng bố ôn hòa".
Tuy nhiên, ông Lavrov cũng khẳng định rằng Nga sẵn sàng yểm trợ hỏa lực trên không cho FSA nếu Mỹ giúp họ xác định vị trí của "phe nổi dậy yêu nước".
Các chỉ huy của FSA lại tỏ ra hoài nghi về đề nghị trên của Nga. "Nga đã ném bom nhiều nhóm của FSA, và giờ đây họ lại muốn hợp tác với chúng tôi, trong khi vẫn hỗ trợ Assad? Chúng tôi không thể hiểu nổi", Ahmed al-Seoud, chỉ huy Sư đoàn 13 của FSA, nói.
FSA là một liên minh lỏng lẻo nhiều nhóm nổi dậy khác nhau, phần lớn nhằm mục tiêu lật đổ chính phủ của ông Assad, trong khi một bộ phận tập trung vào việc chống lại phiến quân IS. Các nhóm vũ trang này thường không phối hợp chặt chẽ với nhau, và nhiều lúc bị phiến quân IS lấn át trên chiến trường.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch không kích ở Syria từ ngày 30/9 tới nay, không quân Nga đã thực hiện tổng cộng 934 lượt xuất kích, tiêu diệt 819 mục tiêu phiến quân, Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/10 cho hay.