Nga đang phát triển một nền tảng robot tự động mới có khả năng thay đổi hình dạng thành nhiều loại phương tiện chiến đấu khác nhau.
Tin thế giới đọc nhanh chiều 24-07-2016
- Cập nhật : 24/07/2016
Trung Quốc khó xử trên ván cờ biển Đông
Bắc Kinh sẽ nhận lấy tiếng xấu là siêu cường không tuân thủ luật pháp quốc tế nếu phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA)
Ngày 23-7, Trường ĐH Luật TP HCM phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức buổi hội thảo “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa Trọng tài thành lập theo phụ lục VII Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”.
Gậy ông đập lưng ông
Nói như ông Paul Reichler - luật sư trưởng của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc - thì phán quyết ngày 12-7 của PCA là “chiến thắng áp đảo” dành cho Philippines bởi nước này gần như đạt được hầu hết yêu cầu trong các đệ trình gửi PCA. Trong số đó, đáng kể nhất có việc hội đồng trọng tài bác bỏ yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc căn cứ theo đường 9 đoạn ở biển Đông.
Nhận định về chiến thuật không tham gia thủ tục trọng tài, GS Yamagata Hideo của Trường ĐH Nagoya (Nhật) cho rằng đây là chiến thuật mạnh mẽ mà Trung Quốc dùng để bác bỏ cũng như không thực thi bất cứ phán quyết nào chống lại mình. Tuy nhiên, theo ông, chính vì vậy mà Trung Quốc tự đánh mất cơ hội để trình bày lập trường của mình hay phản ứng các quan điểm của Philippines. Thêm vào đó, Trung Quốc sẽ nhận lấy tiếng xấu là một siêu cường không tuân thủ luật pháp theo luật quốc tế nếu phớt lờ phán quyết.
Trước tình thế bất lợi cho Trung Quốc, GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, bàn đến câu hỏi Trung Quốc có rút khỏi UNCLOS hay không. Ông Thayer dẫn lời TS Tiết Quế Phương, Trường ĐH Giao thông Thượng Hải, cho rằng Trung Quốc được lợi khi tham gia UNCLOS và có nhiều lợi ích trong hoạt động khai khoáng biển sâu. Nếu rút khỏi UNCLOS, Trung Quốc vẫn bị ràng buộc bởi những cam kết và nghĩa vụ mà họ tham gia từ trước. Do đó, GS Gregory Rose, Trường ĐH Wollongong (Úc), đánh giá không có nhiều khả năng Trung Quốc rút khỏi UNCLOS, thay vào đó họ sẽ xét lại sai lầm nhằm tận dụng UNCLOS để giải quyết tranh chấp.
Cần chiến lược tổng thể
Hội nghị cũng bàn đến vấn đề quá trình giải quyết của PCA có là hình mẫu cho các nước khác hay không. Theo ông Thayer, việc đó hãy còn quá sớm để đưa ra một đánh giá xác đáng và hiện các nước khác muốn chờ xem tình hình trong vài tháng tới.
Bình luận với phóng viên Báo Người Lao Động về việc Trung Quốc bác bỏ thẩm quyền của hội đồng trọng tài, GS Donald R. Rothwell, Trường ĐH Quốc gia Úc, cho đó là động thái thiếu tính pháp lý. Theo ông, Trung Quốc đã tham gia UNCLOS thì phải chấp nhận thẩm quyền của cơ quan tài phán được thành lập theo công ước. Với câu hỏi Manila có thể nhờ Liên Hiệp Quốc hỗ trợ thực thi phán quyết một khi Bắc Kinh quyết lắc đầu hay không, ông Rothwell cho rằng phương án có khả năng nhưng thiếu hiệu quả bởi Trung Quốc có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Từ góc nhìn của Manila, PGS Jay L. Batongbacal, Trường ĐH Philippines, nêu ra thách thức hiện nay là làm sao để tận dụng phán quyết trên bàn đàm phán với Trung Quốc về đề xuất khai thác chung hay đàm phán sau sự cố trên biển... Hẳn nhiên, Manila đang có ưu thế về pháp lý. Còn nếu Trung Quốc tiếp tục lấn lướt, theo GS Thayer, các nước cần họp kín và thông qua các chiến lược “xử phạt thông minh” để buộc Trung Quốc trả giá. Sự vi phạm liên tục của Trung Quốc về các quyền tài phán của Philippines và các nước khác trong khu vực đòi hỏi một phản ứng tổng thể - phối hợp các sáng kiến chính trị và ngoại giao cùng biện pháp quân sự chiến lược của các quốc gia có cùng lập trường.
Các nhà nghiên cứu đồng thuận rằng vai trò dẫn đầu của Mỹ - thông qua hoạt động phối hợp với các đồng minh và đối tác - sẽ rất quan trọng trong việc vẽ ra cho Trung Quốc một con đường hợp tác, đồng thời có biện pháp đáp trả nếu nước này vẫn duy trì các hành vi gây mất ổn định.(NLĐ)
Philippines bắn chết trùm ma túy Trung Quốc
Theo The Manila Times, trùm ma túy Trung Quốc Meco Tan đã bị lực lượng đặc nhiệm chống ma túy của Philippines bắn chết tại TP Valenzuela vào 4 giờ 10 sáng 21-7.
Ismael Fajardo Jr, một quan chức thuộc Cơ quan phòng, chống ma túy Philippines cho hay Tan bị bắn chết trong lúc bắn cảnh sát hòng thoát thân. Người này cho biết trùm ma túy Trung Quốc sẽ không bị bắn chết nếu không nã đạn vào phía lực lượng chức năng.
Cảnh sát đã đột kích vào khu kho phức hợp Willex Compound ở đường Pinagbayanan thuộc khu Barangay Lingunan. Thấy lực lượng chức năng, Meco Tan đã hoảng hốt leo lên ô tô của mình và chạy trốn dọc theo con đường T.Santiago, buộc cảnh sát phải rượt đuổi.
Ông Fajardo cho biết thêm Tan đã nổ súng về phía cảnh sát mới khiến cảnh sát bắn trả và dẫn đến cái chết của người này.
Cảnh sát sau đó đã tìm thấy trong xe của Tan một cái túi chứa nhiều gói bột nghi là ma túy đá. Cảnh sát cũng đã bắt giữ bảy người Trung Quốc gồm bốn đàn ông và ba phụ nữ trong Willex Compound để thẩm vấn, xác minh xem họ có liên quan gì tới đường dây buôn ma túy của Tan hay không.
Ronald “Bato” de la Rosa, người đứng đầu cảnh sát quốc gia Philippines cho hay, Meco Tan là ông trùm ma túy đầu tiên người Trung Quốc bị giết chết trong chiến dịch chống ma túy của tân Tổng thống Duterte.
Cảnh sát cho biết theo thông tin tình báo năm 2003, Meco Tan bị tình nghi điều hành một phòng thí nghiệm ma túy đá (shabu) ở Naic, Cavite. Tại nơi đây, cảnh sát đã phát hiện và tịch thu 600 kg ma túy đá.
Tan còn dính líu đến các hoạt động của một phòng thí nghiệm ma túy khác ở Scout Chuatoco, TP Quezon, nơi cảnh sát tịch thu 70 kg ma túy đá và 3.500 kg ephedrine, một thành phần chủ yếu để bào chế loại ma túy này.(PLO)
Trung Quốc: Hơn 130 người mất mạng vì mưa lụt
Mưa lớn ở Trung Quốc đã giết chết ít nhất 130 người và buộc 16 triệu người phải sơ tán chỉ trong tuần này, Tân Hoa Xã đưa tin ngày 23-7.
Tại thị trấn Xingtai của tỉnh Hà Bắc, cảnh sát địa phương khẳng định nguyên nhân gây tử vong cao là do vỡ đê sông Qili. Tuy nhiên, người dân lại phàn nàn với truyền thông địa phương rằng họ không nhận được thông báo sơ tán khi nhà chức trách quyết định xả nước lũ từ một hồ chứa ở thượng nguồn.
Một người phụ nữ tại thị trấn Hiểu Cảm, tỉnh Hồ Bắc - Trung Quốc, đau khổ vì heo chết trong đợt mưa lũ. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, tại tỉnh Hà Nam, 15 người thiệt mạng, 8 người mất tích và 7,2 triệu người phải sơ tán vì trận mưa lớn kèm theo bão, gió mạnh phá hủy 18.000 căn nhà.
Thương vong khác được ghi nhận ở miền Trung và Nam Trung Quốc. Tổng cộng 19 người chết ở tỉnh Quí Châu và TP Trùng Khánh, 16 người chết ở Hồ Bắc và 7 người chết ở Giang Tây.
Chỉ tính riêng mùa hè này, các đợt mưa lớn đã tàn phá khắp các vùng miền Trung Quốc, giết chết hơn 200 người.
Theo số liệu từ chính phủ Trung Quốc, hơn 1,5 triệu hecta mùa màng đã bị tàn phá, gây thiệt hại kinh tế hơn 20 tỉ nhân dân tệ (khoảng 4 tỉ USD). Ngân hành nhà nước hôm 22-7 cũng khẳng định sẽ hỗ trợ tài chính cho những vùng bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.(NLĐ)
Trung Quốc: Một cựu Tổng Biên tập báo đảng lĩnh án 11 năm tù
Tòa án Nhân dân cấp cao tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vừa tuyên án 11 năm tù giam đối với nguyên Tổng Biên tập tờ Quảng Châu Nhật báo Đới Ngọc Khánh và tịch thu tài sản cá nhân 500.000 nhân dân tệ (khoảng 74.000 USD).
Ông Đới Ngọc Khánh khi còn tại chức. Ảnh: Internet
Bản tin của Tân Hoa xã cho hay từ năm 2006 – 2012, Đới Ngọc Khánh đảm nhiệm các chức Tổng Biên tập tờ Quảng Châu Nhật báo, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn báo chí Quảng Châu Nhật báo, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH truyền thông Quảng Châu.
Trong thời gian này, Tòa xác định bị cáo đã lợi dụng chức vụ để trục lợi, nhận hối lộ của cấp dưới và từ đại học y cùng bệnh viện thuộc trường này tổng cộng 2,469 triệu nhân dân tệ.
Bên cạnh đó, Đới Ngọc Khách còn trục lợi từ việc điều chuyển công tác, bổ nhiệm chức vụ hay trong lĩnh vực quảng cáo.
Tổng hợp hình phạt các tội danh, Tòa án Nhân dân cấp cao tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc tuyên phạt Đới Ngọc Khánh 11 năm tù giam và tịch thu tài sản cá nhân 500.000 nhân dân tệ (khoảng 74.000 USD).
Theo trang bách khoa của Trung Quốc, Quảng Châu Nhật báo là cơ quan báo chí thuộc Thị ủy Quảng Châu, ra số báo đầu tiên vào ngày 1/12/1952.(baotintuc)
Brexit: Anh làm khó EU
Anh đang làm khó Liên minh châu Âu (EU) khi muốn hai bên có một thỏa thuận nháp liên quan Brexit - Anh rời EU với các lãnh đạo EU trước khi chính thức kích hoạt Điều 50 trong Hiệp ước Lisbon vào cuộc đàm phán Brexit.
Theo Guardian (Anh), Thủ tướng Anh Theresa May và đội ngũ phụ trách Brexit của Anh không muốn nhượng bộ EU về thời điểm kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon trước khi các vấn đề sẽ đàm phán được làm rõ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) tiếp Thủ tướng Anh Theresa May tại Berlin (Đức) ngày 20-7. Ảnh: REUTERS
Một trong những vấn đề này là muốn Anh và EU khởi động đàm phán định hình quan hệ thương mại hai bên trong tương lai song song với cuộc đàm phán Brexit.
Theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon thì Anh và EU trước tiên phải đàm phán cho Anh rời EU trước, sau đó mới đàm phán đến tương lai thương mại giữa hai bên.
Ông Michel Petite, cựu Giám đốc luật pháp Ủy ban châu Âu, khẳng định Anh không thể đàm phán về quan hệ thương mại với EU khi còn là thành viên EU, cuộc đàm phán chỉ có thể diễn ra khi Anh rời EU, trở thành một nước độc lập.
Trong khi đó Bộ Nội vụ Anh vẫn hy vọng EU sẽ chấp nhận ý định của Anh.