tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 24-07-2016

  • Cập nhật : 24/07/2016

Kịch bản Trung Quốc diễu võ giương oai hậu phán quyết 'đường lưỡi bò'

Sau khi Tòa trọng tài bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, các chuyên gia cảnh báo Bắc Kinh có thể gia tăng quân sự hóa Biển Đông.

phan quyet cua toa trong tai da giup thu hep tranh chap o bien dong. anh minh hoa: bloomberg

Phán quyết của Tòa trọng tài đã giúp thu hẹp tranh chấp ở Biển Đông. Ảnh minh họa: Bloomberg

Đánh giá ý nghĩa phán quyết của Tòa trọng tài đưa ra hôm 12/7, Giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, trao đổi với VnExpress rằng đây là một dấu mốc lớn trong lịch sử tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, mở ra một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ quốc tế ở khu vực.

Theo ông Vuving, việc Toà bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" đồng thời khẳng định không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế đã thu hẹp đến mức gần như tối đa các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, tạo ra sự minh bạch về quy chế pháp lý cho một vùng rộng lớn đến 80% diện tích Biển Đông. 

Dự liệu một số kịch bản xấu mà Trung Quốc có thể thực hiện, giáo sư Vuving cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, thậm chí có thể tăng cường quân sự hoá ở Biển Đông, chiếm đảo không có người ở, công bố đường cơ sở của quần đảo Trường Sa.

"Nói chung Trung Quốc sẽ tăng gây hấn, diễu võ giương oai để chứng tỏ phán quyết của Toà chỉ 'như tờ giấy lộn' như lời ông Đới Bỉnh Quốc, cựu ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, nói tại Mỹ tuần trước. Nhưng họ sẽ không đẩy đến xung đột vũ trang mà sẽ là gây hấn ở vùng xám giữa chiến tranh và hoà bình", ông Vinh nói.

Giáo sư James Holmes, chuyên gia về chiến lược tại trường Hải quân chiến tranh (Naval War College), Mỹ, cho rằng khi dư luận đang "sục sôi" với phán quyết của Tòa, Trung Quốc có thể chưa hành động, chờ cho cơn sóng dịu xuống và sẽ quay trở lại. Chiến thuật rút lui tạm thời, âm thầm có thể phù hợp với mục tiêu của giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. Sau đó, Bắc Kinh có thể khôi phục "chính sách ngoại giao cây gậy nhỏ", chủ yếu dựa vào các tàu và máy bay của lực lượng hải cảnh, sau đó là có sự hỗ trợ của "tàu vỏ trắng", cùng không quân và thậm chí cả tên lửa. Với Việt Nam và Philippines, Bắc Kinh có thể dùng "cây gậy kinh tế" để đối phó, điều không gây nên "bức tranh quá kịch tính" trên biển.

Chuyên gia người Mỹ cảnh báo về thời điểm Trung Quốc chuyển từ sử dụng lực lượng "tàu vỏ trắng" cùng máy bay của lực lượng hải cảnh sang "tàu vỏ xám" và máy bay của Hải quân thuộc Quân giải phóng nhân dân (PLA).

"Nó sẽ mang chỉ dấu cho thấy Bắc Kinh có ý đồ như thế nào. Chiến thuật của Trung Quốc là điều khó đoán", ông Holmes nói.

Về khả năng Trung Quốc lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, dẫn lại ADIZ của Trung Quốc ở biển Hoa Đông, nơi có tranh chấp với Nhật Bản, ông Holmes nhận định nó cũng sẽ "hầu như vô hiệu". Bắc Kinh hiểu rằng việc yêu cầu tàu và máy bay các nước báo cáo khi đi qua ADIZ sẽ khiến các nước tìm con đường khác, dẫn tới bảo hiểm tăng mạnh, tàu và máy bay thay đổi đường đi, tất cả các nền kinh tế, gồm cả Trung Quốc, sẽ phải gánh hậu quả.

"Tôi nghi ngờ Bắc Kinh sẽ kiên quyết về vấn đề này", ông Holmes nói.

Bày tỏ đồng tình, Giáo sư Vuving đánh giá Bắc Kinh có thể vấp phải tình huống "gậy ông đập lưng ông" nếu các nước cùng có tranh chấp cũng lập ADIZ của mình. Thực tế Philippines đã lập ADIZ từ năm 1953 nhưng không bao phủ quần đảo Trường Sa và lâu nay không hoạt động. 

Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine, Mỹ, đánh giá một Trung Quốc cậy lớn và giận dữ có thể làm những việc khó có thể đoán trước, tuy nhiên việc thiết lập ADIZ trên toàn bộ Biển Đông là ngoài thực lực của Bắc Kinh. Trung Quốc không thể ép thuyền bè và máy bay các nước trong và ngoài khu vực báo trước khi di chuyển qua vùng này.

"Nếu không báo trước thì Trung Quốc có thể bắt các thuyền bè dừng lại và các máy bay hạ cánh mà không bị thế giới lên án không?", giáo sư Long đặt câu hỏi.

Trung Quốc có thể la lối om xòm, nhưng bất cứ một hành động cản trở hay gây tác hại sau phán quyết sẽ chứng tỏ Trung Quốc cố ý phạm pháp và vì thế sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với Trung Quốc trong các lãnh vực khác. 

Ông Vuvinh cho rằng Manila sẽ có rất nhiều lợi thế khi thương lượng với Trung Quốc. Rất có thể Philippines sẽ đồng ý chia sẻ nguồn lợi hải sản với Trung Quốc để làm "động tác giảng hoà". Tuy nhiên Trung Quốc sẽ đòi hỏi Philippines phải "không công nhận phán quyết của Toà". Nếu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chịu chấp nhận điều kiện này thì sẽ gặp phản ứng rất bất lợi từ trong nước. Do đó phán quyết của Toà sẽ tạo thế kẹt cho bất cứ ai muốn bán rẻ quyền lợi của Philippines cho Trung Quốc.

Theo ông Vuvinh, những nước có lợi ích trực tiếp, trong đó có Việt Nam, nên sử dụng các điểm trong phán quyết để vận động dư luận thế giới gây áp lực với Trung Quốc, từ đó dần dần thực thi các điều khoản trong phán quyết và thúc đẩy Trung Quốc sớm chấp nhận một Bộ Quy tắc ứng xử COC với ASEAN. 

Giáo sư Holmes lo ngại ngoài khả năng lập ADIZ thì Trung Quốc có thể bắt đầu xây dựng tại bãi cạn Scarborough, như là đã làm với Vành Khăn. Nếu không bên nào phản đối, Trung Quốc sẽ hủy hoại thêm luật quốc tế trên biển ở Đông Nam Á và thể hiện rằng các cường quốc, trong đó có Mỹ, bất lực.

Dù Toà không có cơ chế thực thi phán quyết nhưng phán quyết đã tạo ra cơ sở pháp lý rất rõ ràng để các nước như Mỹ, Nhật Bản có thể trợ giúp đồng minh và đối tác trong khu vực với tư cách bảo vệ luật pháp quốc tế, theo ông Vuving. Ngoài ra, áp lực quốc tế cũng sẽ có tác dụng nhất định để Trung Quốc phải thay đổi quan điểm và cách hành xử của họ.

Cảnh báo về phản ứng của cộng đồng quốc tế, giáo sư Holmes cho rằng nếu các nước châu Á và các nước ngoài khu vực, không riêng Mỹ, quan tâm đúng mức đến tự do hàng hải, có thể sẽ hình thành một liên minh vững chắc ngăn chặn Trung Quốc.

"Ngược lại nếu cộng đồng này thể hiện sự thờ ơ thì Trung Quốc có thể chiếm ưu thế và hủy hoại nghiêm trọng cả lợi ích của châu Á và hệ thống giao thương tự do trên biển", ông Holmes nói. (Vnexpress)

Canada kêu gọi các bên tuân thủ phán quyết 'đường lưỡi bò'

Dù không nêu đích danh nhưng tuyên bố của Ngoại trưởng Canada Stephane Dion hôm qua cho thấy ông kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài về 'đường lưỡi bò'.

ngoai truong canada stephane dion. anh: canadian press

Ngoại trưởng Canada Stephane Dion. Ảnh: Canadian Press

"Canada tin rằng các bên cần tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài, dù có đồng tình với hay không", The Star dẫn lại lời ông Dion nói trong một tuyên bố.

Ngoại trưởng Canada nhắc lại cam kết của nước này trong việc duy trì luật pháp quốc tế và tuân theo trật tự dựa trên các quy tắc quốc tế về đại dương và biển, nhằm giúp giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS) hôm 12/7 đã ra phán quyết với vụ Philippines kiện Trung Quốc. Tòa cho rằng Trung Quốc không có "quyền lịch sử" đối với Biển Đông, "đường lưỡi bò" do Trung Quốc tự vẽ ra không phù hợp với UNCLOS, không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế cho Trung Quốc. Tòa cũng khẳng định Trung Quốc can thiệp vào quyền đánh bắt cá của ngư dân Philippines, đặc biệt là ở bãi cạn Scarborough, gây thiệt hại đến hệ sinh thái quần đảo Trường Sa bằng các hoạt động như khai thác quá mức, xây đảo nhân tạo và các hành động của Trung Quôc làm gia tăng khả năng xảy ra xung đột với Philippines. 

Tuyên bố của ông Dion được đưa ra trong bối cảnh chính phủ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau đang nỗ lực hợp tác về kinh tế và chính trị với Trung Quốc. Ông Trudeau sẽ đến Trung Quốc vào cuối mùa hè này để tham dự hội nghị thượng đỉnh G20. 

Canada từng thể hiện rõ quan điểm ủng hộ Nhật Bản khi Tokyo bày tỏ quan ngại về căng thẳng trên biển trong một hội nghị của G7 hồi tháng 5 vừa qua. 

EU chỉ trích chiến dịch trấn áp sau đảo chính của Thổ Nhĩ Kỳ

Liên minh châu Âu (EU) cho rằng các biện pháp của Thổ Nhĩ Kỳ vào hệ thống giáo dục, tư pháp và truyền thông sau cuộc đảo chính bất thành tuần trước là "không thể chấp nhận được".

mot xe canh sat di qua quang truong kizilay tai thu do ankara voi hinh anh tong thong recep tayyip erdogan o dang sau hom qua. anh: ap

Một xe cảnh sát đi qua quảng trường Kizilay tại thủ đô Ankara với hình ảnh Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ở đằng sau hôm qua. Ảnh: AP

Trong một thông cáo đưa ra hôm nay, đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh - đối ngoại Federica Mogherini và ủy viên Johannes Hahn của EU cho hay họ "quan ngại" về quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo BBC, hai quan chức hàng đầu EU đề nghị Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tôn trọng luật pháp, quyền và tự do.

Họ cũng cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ quanh quyết định tạm ngừng tham gia Công ước Nhân quyền châu Âu, cho rằng động thái này phải tuân thủ các điều kiện kèm theo. 

Trước đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng thích hợp với âm mưu đảo chính.

Hàng nghìn quân nhân, trong đó có các tướng lĩnh cấp cao, và các quan chức tư pháp đã bị bắt giữ sau cuộc đảo chính thất bại ngày 15/7. Hơn 50.000 nhân viên nhà nước cũng bị sa thải hoặc đình chỉ công việc, 600 trường học bị đóng cửa.

Các học giả bị cấm ra nước ngoài và hiệu trưởng các trường đại học bị buộc từ chức. Chính phủ cũng thu hồi 34 thẻ nhà báo. 

Tổng thống Erdogan cáo buộc giáo sĩ Hồi giáo tại Mỹ Fethullah Gulen đứng sau âm mưu đảo chính. Ông Gulen được cho là nhận được nhiều sự ủng hộ từ quân đội và các tổ chức nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, ông bác bỏ cáo buộc này.

Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách dẫn độ giáo sĩ này nhưng Mỹ cho rằng Ankara cần cung cấp bằng chứng thuyết phục cho thấy sự dính líu của ông tới nỗ lực đảo chính.

Tìm thấy cơ sở hạt nhân bí mật của Triều Tiên

Một viện nghiên cứu của Mỹ hôm 21-7 tuyên bố có thể đã xác định được vị trí một cơ sở hạt nhân bí mật của Triều Tiên.

Một viện nghiên cứu của Mỹ hôm 21-7 tuyên bố họ có thể đã xác định được vị trí một cơ sở hạt nhân bí mật mà Triều Tiên sử dụng trong giai đoạn đầu của hoạt động xây dựng chương trình làm giàu uranium cho vũ khí hạt nhân.

“Những thông tin gần đây cho thấy cơ sở nghiên cứu và phát triển máy ly tâm trước đó nằm ở nhà máy sản xuất máy bay Panghyon, hay căn cứ không quân Panghyon, cách tổ hợp hạt nhân tại Yongbyon chừng 45 km về phía tây” -Yonhap dẫn tuyên bố của Viện Nghiên cứu Khoa học và Quốc tế (ISIS) có trụ sở tại thủ đô Washington (Mỹ).

Tuyên bố cho biết đây là nhận diện địa điểm ban đầu và cần phải xác minh thêm. Giới quan sát lâu nay đã nghi ngờ Triền Tiên có thể có cơ sở làm giàu uranium bí mật đặt ở một trong các tổ hợp hạt nhân chính của nước này ở Yongbyon.

to hop hat nhan yongbyon cua trieu tien. nguon: yonhap

Tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên. Nguồn: Yonhap

ISIS cho hay Viện có được thông tin này từ “các quan chức chính quyền thạo tin”, nói rằng có sự tồn tại của một nhà máy phát triển máy ly tâm và nằm ở nhà máy sản xuất và lắp ráp phụ tùng máy bay bí mật.

Dựa vào những thông tin trên cùng với hình ảnh vệ tinh thương mại, ISIS xác định rằng vị trí của cơ sở hạt nhân bí mật trên khả năng cao nằm ở nhà máy sản xuất máy bay Panghyon.

“Theo quan chức thạo tin, địa điểm nghi ngờ trên có thể chứa tới 200-300 máy ly tâm. Chúng tôi không có thông tin liệu địa điểm này có còn tiếp tục hoạt động như một nhà máy ly tâm hay không” - ISIS nói. ISIS cho hay họ đang tìm thêm thông tin để xác minh.

ISIS cho hay việc xác định vị trí của chúng sẽ rất quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ thỏa thuận tương lai nào, nhằm đóng băng và loại bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Những căng thẳng về hạt nhân hiện nay bắt đầu vào cuối năm 2002 khi lộ thông tin Bình Nhưỡng bí mật theo đuổi chương trình làm giàu uranium. Triều Tiên ban đầu phủ nhận nhưng sau đó đã tiết lộ cơ sở làm giàu uranium này cho các nhà khoa học Mỹ hồi năm 2010.

Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng cáo buộc châu Âu áp dụng tiêu chuẩn kép

canh sat chong bao dong gac tai quang truong taksim o istanbul ngay 17/7. (nguon: afp/ttxvn) 

Cảnh sát chống bạo động gác tại quảng trường Taksim ở Istanbul ngày 17/7. (Nguồn: AFP/TTXVN) 

Thư ký báo chí Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibragim Kalyn, ngày 21/7 cho rằng những chỉ trích đến từ các nước châu Âu do Thổ Nhĩ Kỳ áp đặt tình trạng khẩn cấp là ví dụ rõ ràng về việc áp dụng tiêu chuẩn kép. 

Phát biểu với báo giới tại Ankara, ông Kalyn nêu rõ: "Tất cả chúng ta đều lên án hành động khủng bố đê hèn tại Paris dẫn đến việc Pháp áp đặt tình trạng khẩn cấp, song không ai cáo buộc Pháp vi phạm nhân quyền. Hành động tương tự cũng được Bỉ thực hiện sau các vụ tấn công khủng bố tại Brussels. Đây là ví dụ rõ ràng về tiêu chuẩn kép." 

Theo ông Kalyn, châu Âu không nên lên án Thổ Nhĩ Kỳ những việc mà các nước khác ở lục địa này vẫn làm. 

Ông Kalyn cũng nhấn mạnh rằng chế độ tình trạng khẩn cấp ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực của luật pháp quốc tế và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thường nhật của người dân. Tuy nhiên, Ankara sẽ áp dụng mọi biện pháp để "quét sạch" những kẻ chủ mưu thực hiện vụ đảo chính vừa qua.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục