Trung Quốc kêu gọi Philippines bỏ vụ kiện 'đường lưỡi bò'
Nga tinh giản 10% nhân viên chính phủ do ngân sách gặp khó khăn
Chiến tranh Afghanistan làm Trung Đông rối thêm
Máy bay Ấn Độ rơi, 10 người thiệt mạng
IS âm mưu biến Indonesia thành 'vương quốc Hồi giáo phương xa'
Tin thế giới đọc nhanh chiều 21-12-2015
- Cập nhật : 21/12/2015
Trung Quốc khó trả đòn dù Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 16/12 phê chuẩn bản thỏa thuận bán lô vũ khí đầu tiên cho Đài Loan sau 4 năm. Thương vụ có giá trị 1,83 tỷ USD bao gồm hai tàu khu trục, tàu dò mìn, tên lửa Stinger, tên lửa chống giáp và tên lửa chống tăng, cùng nhiều thiết bị khác.
Phản ứng trước diễn biến này, Trung Quốc tỏ thái độ giận dữ, đồng thời triệu tập đại biện Mỹ ở Bắc Kinh để phản đối.
Thứ trưởng Ngoại giao Trịnh Trạch Quang, người triệu đại biện Mỹ Kaye Lee, cho rằng việc Mỹ thông qua vụ mua bán vũ khí trên là đi ngược lại luật quốc tế, tiêu chuẩn cơ bản của quan hệ quốc tế và làm tổn hại "nghiêm trọng" chủ quyền và an ninh Trung Quốc. Ông khẳng định Trung Quốc sẽ áp dụng "những biện pháp cần thiết" để bảo vệ lợi ích quốc gia, trong đó tính đến cả việc trừng phạt các công ty tham gia thương vụ này.
Trung Quốc thường xuyên dùng đòn kinh tế, như áp đặt biện pháp trừng phạt hoặc đưa ra ưu đãi đặc biệt cho đối phương để bảo vệ lợi ích quốc gia. Lần đầu tiên Bắc Kinh đe dọa trừng phạt các công ty Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là từ gần 6 năm trước. Song, theo Wall Street Journal, Trung Quốc nắm trong tay rất ít công cụ đủ sức gây khó dễ cho các nhà thầu quốc phòng Mỹ.
"Những đe dọa kiểu này có thể phát huy tác dụng nếu các ông ty như Boeing tham gia", J. Michael Cole từ Viện Chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham, chi nhánh Đài Bắc, cho hay. "Nhưng với Raytheon và các công ty quốc phòng đơn thuần khác mà luật Mỹ quy định không được hoạt động tại hoặc bán hàng vào Trung Quốc thì sao? Không ích gì".
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Raytheon RTN.N và Lockheed Martin là hai nhà thầu chính trong thương vụ lần này.
Theo một số nhà phân tích, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ gia tăng áp lực lên các nhà cung cấp Mỹ bằng cách tấn công vào lợi ích thương mại dân sự của họ. Nhưng hành động đó chắc chắn sẽ vấp phải sự trả đũa từ phía Mỹ đối với các công ty Trung Quốc. Trong bối cảnh nền kinh tế đang có chiều hướng chững lại như hiện nay, phản ứng này là điều mà Bắc Kinh không hề mong muốn.
Raytheon và Lockheed Martin thực tế cũng có các hợp đồng dân dụng ở Trung Quốc. Sikorsky Aircraft Corp, một chi nhánh mới được Lockheed Martin mua lại, đang bán trực thăng dân sự cho Trung Quốc. Trong khi đó, Raytheon lại bán các hệ thống kiểm soát không lưu dân sự và cung cấp dịch vụ tư vấn ở đại lục.
Thương vụ lần này được thông qua chỉ một tháng trước khi cuộc bầu cử ở Đài Loan diễn ra. Đây được đánh giá là một thời điểm nhạy cảm.
"Vụ mua bán vũ khí mới nhất sẽ làm yếu đi những động lực tích cực được tạo ra trước đây bởi nó giúp thỏa mãn mong muốn của những người đang tìm kiếm độc lập cho Đài Loan", hãng thông tấn nhà nước Trung QuốcXinhua hôm qua viết trong một bài bình luận. Bài viết còn buộc tội Washington phá vỡ lời hứa đưa ra trong một tuyên bố chung năm 1982 rằng Mỹ cam kết giảm dần và tiến tới ngừng bán vũ khí hoàn toàn cho Đài Loan.
Năm 2010, Bắc Kinh cũng phát đi những cảnh báo tương tự, áp dụng các biện pháp phản đối về ngoại giao, đồng thời đình chỉ một số giao dịch quân sự với Mỹ để phản ứng việc Washington chấp thuận bán 6,4 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan. Dù vậy, các hành động này không tạo ra được ảnh hưởng đáng kể.
Boeing và United Technologies Corp. là các nhà cung cấp chính từ phía Mỹ tham gia thỏa thuận trên nhưng cả hai tập đoàn này đều không trực tiếp bán vũ khí, khí tài quân sự vào Trung Quốc theo một lệnh cấm do Mỹ ban hành năm 1989. Cả hai công ty sau đó đều vẫn tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng dân dụng tới Trung Quốc, một thị trường màu mỡ cho máy bay thương mại của Boeing và thang máy của United Technologies.
Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ làm gì kế tiếp. Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các nước thành viên có thể viện dẫn "những lợi ích an ninh thiết yếu" để hạn chế giao dịch thương mại. Điều này sẽ giúp Bắc Kinh nhanh chóng tạm ngừng việc nhập khẩu từ các tập đoàn Mỹ mà không phải trải qua quá trình giải quyết tranh chấp của WTO.
Trung Quốc cũng có thể áp dụng những biện pháp phi thương mại để trừng phạt các công ty Mỹ, ví dụ như hạn chế khả năng tham gia các dự án đầu tư song phương, từ chối cho phép các giám đốc điều hành Mỹ nhập cảnh vào đại lục hay ngừng khuyến khích các công ty Trung Quốc giao thương với Mỹ, ông Cui Fan, chuyên gia về thương mại quốc tế tại Đại học Kinh doanh, Kinh tế Quốc tế ở Bắc Kinh, nhận định.
Chính quyền Trung Quốc cũng có thể cấm các nhà thầu Mỹ tham gia những dự án của chính phủ. Một lựa chọn khác là tạm ngừng việc mua máy bay dân sự từ các công ty Mỹ, Cui cho biết thêm.
Nhưng biện pháp trên cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới chính ngành hàng không Trung Quốc vốn vẫn phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài. Các nhà sản xuất Mỹ hiện cung cấp nhiều bộ quận quan trọng cho máy bay thương mại do Trung Quốc tự chế tạo, điển hình như hệ thống điện tử hay động cơ. Vì thế, Bắc Kinh chắc chắn sẽ không dám trừng phạt những nhà cung cấp này, Zhou Jisheng, một kỹ sư hàng không về hưu, từng hỗ trợ thiết kế chiếc máy bay chở khách đầu tiên của Trung Quốc, nói.
Tuy nhiên, giới quan sát đánh giá Bắc Kinh vẫn sẽ đạt được những lợi ích nhất định, bất chấp việc lời cảnh báo họ đưa ra có trở thành hiện thực hay không.
Đối với Trung Quốc, cảnh báo kiểu này có tác dụng răn đe, góp phần ngăn cản Mỹ bán những vũ khí chủ lực như chiến đấu cơ hay tàu ngầm tấn công hiện đại cho Đài Loan, Steve Tsang, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Nottingham, bình luận.
"Người Trung Quốc biết rõ rằng họ không thể ngăn Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan" ông Tsang nói. "Điều mà họ mong muốn là hạn chế và giữ cho lượng vũ khí được chuyển giao ở mức thấp nhất".
Trung Quốc tố Mỹ “khiêu khích quân sự nghiêm trọng”
Trung Quốc kết tội Mỹ “khiêu khích quân sự nghiêm trọng” sau khi máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay trong khu vực 12 hải lý trên đá Châu Viên mà Trung Quốc chiếm trái phép trong Trường Sa của Việt Nam.
Vụ việc xảy ra tuần trước, nhưng đến hôm qua Bộ Quốc phòng Trung Quốc mới ra thông cáo trên website của bộ này lên án Mỹ cố tình gây căng thẳng trong khu vực Biển Đông.
Theo Reuters, phía Trung Quốc yêu cầu Washington “ngay lập tức thực thi các biện pháp nhằm ngăn chặn những sự cố tương tự có thể làm tổn hại quan hệ quân sự hai nước”.
Báo Wall Street Journal cho biết Trung Quốc đã gửi lời phản đối chính thức qua Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh.
Theo Reuters, tư lệnh hải quân Bill Urban, người phát ngôn của Lầu Năm Góc, lập tức phản hồi cho biết Mỹ vẫn thường xuyên tiến hành các đợt bay huấn luyện cho B-52 trên vùng trời Biển Đông, nhưng không có kế hoạch đưa B-52 bay trong khu vực 12 hải lý của bất cứ đảo nhân tạo nào và chuyến bay gây sự cố vừa qua “không thuộc chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải”. Ông Urban hứa rằng phía Lầu Năm Góc sẽ “xem xét vấn đề”.
Một quan chức quốc phòng Mỹ nói với báo Wall Street Journal rằng có thể do điều kiện thời tiết xấu đã khiến máy bay Mỹ trật lộ trình. GS Zach Abuza - Học viện Chiến tranh Hoa Kỳ - bình luận với Tuổi Trẻ: “Kể từ khi tàu hải quân USS Lassen được đưa đến Biển Đông thực hiện hoạt động bảo vệ tự do hàng hải, chính quyền Mỹ bao gồm Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Bộ chỉ huy Thái Bình Dương có vẻ như không kết nối tốt với nhau. Những kênh thông tin chiến lược của chúng tôi không hiệu quả.
Tôi không rõ đây có phải là sai sót vô ý của Lầu Năm Góc không, hay đây là một hoạt động được gán cho chữ “sai sót” khi một bộ phận của chính quyền (ở đây là Bộ Quốc phòng) muốn qua mặt Nhà Trắng để đi con đường ngoại giao riêng”.
Tổng thống Putin: Nga chưa tung hết khả năng tại Syria
Một ngày sau khi Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này vẫn “chưa sử dụng hết khả năng” trong chiến dịch quân sự của mình.
“Chúng tôi vẫn còn những thứ khác và sẽ dùng đến nếu cần thiết”, BBC dẫn lời ông Putin nói.
Hiện cuộc chiến Syria đang bước vào năm thứ năm với hơn 250.000 người thiệt mạng và hàng triệu người mất nhà cửa.
Bản nghị quyết ngày 18-12 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đưa ra một lịch trình cho đàm phán hòa bình và thiết lập một chính phủ thống nhất Syria trong vòng sáu tháng. Các cường quốc thế giới bao gồm Nga đều thống nhất thông qua.
Tuy nhiên, nghị quyết không nhắc gì đến vai trò tương lai của tổng thống Syria Bashar al-Assad. Các nước phương Tây liên tục đòi ông này phải rời ghế, nhưng Nga và Trung Quốc cho rằng không nên xem đây như một điều kiện cho đàm phán hòa bình.
Nga, đồng mình chính của ông Assad, trước đó đã chặn tất cả nghị quyết gây bất lợi cho ông này tại Hội đồng Bảo an.
Theo kế hoạch của Liên Hiệp Quốc, các cuộc đàm phán giữa chính phủ Syria và phe đối lập sẽ diễn ra vào đầu tháng 1-2016. Một cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong vòng 18 tháng và người dân Syria có quyền lựa chọn tương lai cho mình.
Vẫn còn bất đồng giữa các nước về việc xác định nhóm vũ trang nào là “khủng bố”. Khủng bố không được phép tham gia vào đàm phán cũng như lệnh ngừng bắn với chúng không có hiệu lực.
Nga, Pháp, Mỹ… sẽ tiếp tục chiến dịch không kích vào các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo tại Syria.
Nga dửng dưng trước các biện pháp trừng phạt
Phản ứng trước thông tin châu Âu sẽ gia hạn sáu tháng các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến vấn đề Ukraine, Matxcơva khẳng định các biện pháp này là vô nghĩa.
“Đây là một quyết định có thể đoán trước và không có gì mới. Điều này sẽ không ảnh hưởng gì đến kinh tế Nga” - Hãng thông tấn Tass dẫn lời Bộ trưởng phát triển kinh tế Nga Alexey Ulyukayev.
Ngày 18-12, AFP dẫn nguồn tin từ Brussels cho biết các đại diện Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí kéo dài việc trừng phạt Nga đến cuối tháng 6-2016. Quyết định cuối cùng sẽ được công bố chính thức vào ngày 21-12 nếu không có thành viên nào phản đối.
Trước đó, Chủ tịch EU Donald Tusk cũng nói ông hi vọng các biện pháp trừng phạt sẽ được gia hạn. Các biện pháp trừng phạt sẽ được giữ nguyên, nhắm vào các mảng tài chính, năng lượng, quốc phòng và các quan chức Chính phủ Nga.
Trước thông tin rò rỉ trên, Thủ tướng Ý Matteo Renzi (Ý là một trong những nước phản đối việc trừng phạt Nga) tỏ ra ngạc nhiên: “Tôi lấy làm lạ là chúng ta phê chuẩn việc trừng phạt mà không thảo luận trước chút nào”.
Ủy ban châu Âu cũng đồng thời công bố việc cho phép công dân các nước có xung đột với Nga như Ukraine, Kosovo và Gruzia được miễn thị thực khi du lịch ngắn ngày tại EU.
Quyết định này có thể chọc giận Matxcơva, bởi châu Âu đã dừng các cuộc đàm phán miễn thị thực cho công dân Nga từ đầu năm ngoái do khủng hoảng Ukraine.
Tàu Trung Quốc lần thứ 34 vào gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản
Tàu hải giám Trung Quốc gần khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông ngày 1-7. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Theo Sở chỉ huy Lực lượng bảo vệ bờ biển khu vực 11 tại Naha, tỉnh Okinawa, trong khi di chuyển quanh quần đảo Senkaku, một tàu Trung Quốc đã đáp lại lời cảnh báo của Nhật Bản bằng lời yêu cầu tàu tuần tra của Nhật Bản nên rời khỏi "các vùng lãnh hải của Trung Quốc".