tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 20-12-2015

  • Cập nhật : 20/12/2015

Nhật - Úc bắt tay phản đối Trung Quốc trên biển Đông

Tokyo và Canberra cũng phản đối các hành động xây dựng cải tạo đất bất hợp pháp và tăng cường sức mạnh quân sự trên biển Đông, nhất là Trung Quốc.

thu tuong nhat shinzo abe (ben trai) va nguoi dong cap uc malcolm turnbull bat tay sau cuoc hoi dam ngay 18-12 - anh: afp

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (bên trái) và người đồng cấp Úc Malcolm Turnbull bắt tay sau cuộc hội đàm ngày 18-12 - Ảnh: AFP

Theo WA Today của Úc ngày 19-12, sau cuộc hội đàm ngày 18-12, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull và người đồng cấp Nhật Shinzo Abe đã ra một tuyên bố chung, khẳng định sẽ cùng “gánh vai trách nhiệm đối với hoà bình và thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

Đối với tranh chấp trên biển Đông, Tokyo và Canberra “kêu gọi tất cả các bên tranh chấp nên ngừng các hoạt động cải tạo đất quy mô lớn và các công trình xây dựng” trên biển Đông.

Ông Abe và ông Turnbull cũng bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động cưỡng chế hoặc đơn phương nào làm thay đổi hiện trạng trên biển Đông và khẳng định sẽ chống lại bất kỳ hành động nào sử dụng “các thực thể mới vì mục đích quân sự”.

Tuyên bố chung nhấn mạnh: “Hai nhà lãnh đạo kêu gọi tất cả các bên trong tranh chấp kiềm chế, thực hiện các bước đi giảm bớt căng thẳng và tránh bất kỳ hành động nào có thể dẫn tới leo thang căng thẳng và cư xử phù hợp theo luật quốc tế, bao gồm các nguyên tắc tự do hàng hải và hàng không” trên biển Đông.

Nhật và Úc cũng nhất trí “tạo điều kiện hơn nữa cho các hoạt động chung” giữa quân đội hai nước, nhất là trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng mà cụ thể là tàu ngầm.

Được biết, đây là chuyến công du Đông Á đầu tiên của ông Turnbull trên cương vị Thủ tướng Úc.

Đánh giá về chuyến đi lần này đến Nhật của Thủ tướng Úc, chuyên gia John Lee thuộc Viện Hudson tại Washington (Mỹ), nhận định chuyến công du của ông Turnbull không dừng lại ở mức độ xã giao, mà sẽ ảnh hưởng đến quan hệ quốc phòng hai nước.

Trong bài viết trên trang Nikkei, ông Lee khẳng định: “Cả Nhật Bản và Úc đều sở hữu lực lượng hải quân mạnh nhất tại Đông Á sau Mỹ và Trung Quốc.

Nếu việc xây dựng quan hệ đối tác giữa Tokyo và Canberra chưa đủ để điều chỉnh sự cân bằng quyền lực tại khu vực, thì ít nhất nó cũng sẽ là rắc rối cho bất cứ kế hoạch thống trị quân sự và chiến lược nào của Trung Quốc”.


B-52 khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - Trung trên Biển Đông

Những chuyến bay của B-52 Mỹ trên Biển Đông trong tương lai có thể làm bùng lên xung đột với Trung Quốc.
may bay nem bom chien luoc b-52 cua my. anh: military.com

Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ. Ảnh: Military.com

Ngày 18/12, Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận một chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 của không quân nước này đã vô tình bay vào khu vực hai hải lý gần một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp trên Biển Đông, đồng thời cho biết đang điều tra vụ việc sau khi nhận được kháng thư của Trung Quốc, theo Wall Street Journal.

Một quan chức Mỹ tiết lộ với ABC News rằng hai chiếc B-52 của Mỹ xuất phát từ căn cứ trên đảo Guam và thực hiện chuyến bay tuần tra như thường lệ trên vùng biển gần quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Khi bay qua khu vực này, một trong hai chiếc máy bay ném bom đã đi vào khu vực hai hải lý gần đá Châu Viên và bị lực lượng quân đội Trung Quốc đóng quân trên đảo nhân tạo phi pháp này phát tín hiệu cảnh báo.

Mặc dù ông Bill Urban, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định rằng chiếc B-52 này "không cố tình bay vào khu vực 12 hải lý của bất cứ bãi đá nào" và "đây không phải là một chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải", giới phân tích cho rằng vụ việc trên đã khiến Mỹ can dự sâu hơn vào tình hình Biển Đông.

Armin Rosen, chuyên gia phân tích an ninh quốc phòng của Business Insider, cho rằng kháng thư của Trung Quốc đã khoét sâu hơn sự bất đồng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông. Cơ sở để Trung Quốc kháng nghị là họ cho rằng chiếc B-52 đã vi phạm cái gọi là "không phận" của một đảo nhân tạo mà họ bồi đắp phi pháp trên Biển Đông để phục vụ cho tham vọng chủ quyền của họ ở khu vực này.

Trong khi đó, Mỹ kiên quyết không thừa nhận tuyên bố của Trung Quốc đối với khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp, và điều này được thể hiện rõ qua chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải mà Mỹ thực hiện gần đá Subi hồi tháng 11. Sau đó, Mỹ còn điều một chiếc B-52 bay qua một đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp vào ngày 12/11, dù không tiến vào khu vực 12 hải lý.

Theo WSJ, Trung Quốc coi việc chiếc B-52 bay gần đá Châu Viên là "sự khiêu khích quân sự nghiêm trọng", là hành vi xâm phạm đến cái gọi là "chủ quyền lãnh thổ" mà Bắc Kinh không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, phía Mỹ bác bỏ hoàn toàn cáo buộc này và cho rằng những đảo nhân tạo trên không hề đại diện cho lãnh thổ của Trung Quốc.Ông Rosen cho rằng bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về địa vị pháp lý của các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang bồi đắp trái phép trên Biển Đông không phải là nguy cơ duy nhất có thể làm dậy sóng vùng biển chiến lược này. Theo Reuters, Trung Quốc đang lên kế hoạch thực hiện các cuộc tập trận lớn trên Biển Đông vào cuối tháng này, với sự tham gia của "tàu ngầm và chiến đấu cơ mô phỏng các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào tàu chiến đối phương".

anh ve tinh chup da chau vien hoi thang 11/2014. anh: csis

Ảnh vệ tinh chụp đá Châu Viên hồi tháng 11/2014. Ảnh: CSIS

Mới đây, Nhật Bản cũng đã nâng cấp hệ thống phòng thủ trên các hòn đảo xa ở biển Hoa Đông. Đây là những hòn đảo do Nhật Bản kiểm soát, nằm rất gần với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Trung Quốc, và có thể khống chế các tuyến đường biển chiến lược nối từ biển Hoa Đông ra Thái Bình Dương.

Hôm 27/11, Trung Quốc đã điều 6 chiếc máy bay ném bom chiến lược H-6K bay trên vùng đặc quyền kinh tế và vùng nhận diện phòng không của Nhật Bản gần đảo Miyakojima ở phía nam nước này. Dù máy bay Trung Quốc không vi phạm không phận hay chủ quyền Nhật Bản, chuyến bay này được coi là một lời nhắc nhở của Trung Quốc về sức mạnh quân sự của họ, ngay cả trong bối cảnh địa chính trị rất nhạy cảm.

Từ trước tới nay, Mỹ luôn thể hiện rõ lập trường rằng họ không muốn các bên thay đổi hiện trạng trên Biển Đông và Hoa Đông. Một trong những lý do quan trọng để Mỹ "xoay trục" sang châu Á là nhằm kiềm chế bất cứ sự bành trướng sức mạnh nào của Trung Quốc trong khu vực, theo ông Rosen.

Chuyên gia này cho rằng việc Mỹ tăng cường hỗ trợ quân sự cho nhiều quốc gia trong khu vực, tổ chức các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn với các đồng minh như Thái Lan, Philippines đều được coi là dấu hiệu cho thấy Washington sẵn sàng hậu thuẫn những nước có nguy cơ bị Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ trong tương lai.

Thời gian gần đây, máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đóng quân tại căn cứ không quân Andersen ở Guam thường xuyên tiến hành các hoạt động tuần tra và huấn luyện trong khu vực, trong đó trọng tâm là ở Biển Đông, theo USA Today.

"Những chuyến bay này được thực hiện nhằm duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu và thể hiện cam kết của chúng tôi rằng sẽ bay, đi lại, hoạt động ở bất cứ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép", ông Urban tuyên bố.

"B-52 của Mỹ có khả năng răn đe chiến lược. Nhưng cuộc tranh cãi ngoại giao xung quanh chuyến bay của chiếc B-52 trên cho thấy chính sách này có thể ẩn chứa những nguy cơ tiềm tàng, đến lúc nào đó có thể làm bùng lên xung đột giữa hai nước dù họ có quan hệ rất sâu sắc về kinh tế và ngoại giao", ông Rosen nói.


Mỹ phát hiện lỗ hổng bảo mật mạng lớn

Juniper Networks - tập đoàn chuyên cung cấp thiết bị mạng cho các cơ quan chính phủ Mỹ vừa phát hiện đã bị cài phần mềm máy tính độc hại trong suốt 3 năm qua.

bien quang cao cua juniper networks tai mot su kien o new york nam 2009 - anh: reuters

Biển quảng cáo của Juniper Networks tại một sự kiện ở New York năm 2009 - Ảnh: Reuters

Theo CNN ngày 18-12, hiện Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang khẩn trương điều tra vụ việc này bởi lo ngại các tài liệu mật của Washington rất có thể đã bị rò rỉ ra bên ngoài.

Một quan chức giấu tên tiết lộ với CNN, nhiều khả năng bọn tin tặc đã cài backdoor (một thuật ngữ chung chỉ các phần mềm độc hại thường trú ẩn và đợi lệnh điều khiển từ xa) trên các máy tính của Juniper.

Ngay sau khi phát hiện sự cố ngày 17-12, Juniper đã phát đi cảnh báo đến các khách hàng, yêu cầu ưu tiên nâng cấp hệ thống để giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Tuy nhiên, theo một quan chức khác của Mỹ, mối quan tâm lớn nhất chính là rất có thể tin tặc đã truy cập được vào các tài nguyên của những công ty và cơ quan chính phủ sử dụng thiết bị của Juniper.

Người này mô tả tính chất vụ tấn công: “Nó giống như việc ăn cắp được một chìa khoá vạn năng có thể mở cửa vào bất cứ toà nhà nào của chính phủ vậy”.

Theo FBI, vụ tấn công vào Juniper có thể do một chính phủ đứng đằng sau hỗ trợ, bởi mức độ tinh vi và phức tạp của nó. Cơ quan cũng bác bỏ khả năng Cơ quan tình báo Mỹ (CIA) thực hiện vụ tấn công.

Theo CNN, Juniper cung cấp các thiết bị mạng cho hầu hết các cơ quan chính phủ của Mỹ, đáng chú ý trong số này có cả Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và FBI. Trên website của mình, Juniper tự hào là nhà cung cấp được “các cơ quan tình báo Mỹ tin dùng”.

Hiện vẫn chưa rõ mức độ thiệt hại của vụ tấn công. Do các thiết bị của Juniper được sử dụng rộng rãi ở Mỹ nên FBI sẽ phải tốn khá nhiều thời gian mới có kết luận điều tra cuối cùng.


Tham gia truyền hình thực tế, ông Obama từ chối uống... nước tiểu

Tham gia show truyền hình thực tế “Running Wild with Bear Grylls”, Tổng thống Barack Obama đã cùng nhà thám hiểm Bear Grylls trải nghiệm sinh tồn giữa vùng đất Alaska hoang dã. 

tong thong barack obama cung nha tham hiem bear grylls trong show truyen hinh duoc phat song hom 17-12 - anh: nbc

Tổng thống Barack Obama cùng nhà thám hiểm Bear Grylls trong show truyền hình được phát sóng hôm 17-12 - Ảnh: NBC

Ông chủ Nhà Trắng đã được "thử" qua những kỹ năng để sống sót trong hoang dã: uống "nước trà" lấy từ quả chín trong rừng, ăn cá hồi mà một con gấu đang ăn dở và bỏ lại...

Tuy nhiên khi đề cập đến phần "quan trọng" nhất là uống nước tiểu của chính mình để sống sót thì ông từ chối. "Tôi sẽ làm thế nếu không còn lựa chọn khác nào ngoài cái chết... Tôi sẽ không làm điều đó chỉ vì một chương trình truyền hình", Tổng thống nói.

Về lý thuyết, show truyền hình thực tế “Running Wild with Bear Grylls” chỉ có ông Obama và nhà thám hiểm Bear Grylls. Tuy nhiên theo NBC, chương trình có thêm... 50 người khác theo hộ tống tổng thống, từ lính bắn tỉa, mật vụ cho tới nhân viên thử đồ ăn.

Tham gia “Running Wild with Bear Grylls”, mục đích chính của ông Obama là nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.

Theo ông, biến đổi khí hậu sẽ còn gây ra nhiều tác động tiêu cực hơn nữa đến cuộc sống của thế hệ tương lai, và mọi người "còn cả một chặng đường dài cần phải vượt qua ở phía trước".

"Nếu cùng hợp lực, tôi nghĩ chúng ta sẽ tạo ra sự khác biệt”, ông Obama nói. 


EU nhất trí kéo dài lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 18-12 đã thống nhất kéo dài thêm 6 tháng trừng phạt kinh tế với Nga vì việc tham gia cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

eu nhat tri noi them thoi gian trung phat kinh te voi nga them 6 thang nua - anh: afp

EU nhất trí nới thêm thời gian trừng phạt kinh tế với Nga thêm 6 tháng nữa - Ảnh: AFP

Hãng AFP dẫn nguồn tin giấu tên cho biết cuộc họp chính thức của 28 đại sứ các nước tại EU đã thống nhất việc mở rộng các lệnh trừng phạt này.

Theo đó các bước liên quan sẽ hoàn tất vào thứ hai tuần tới 21-12, một công bố chính thức sẽ có vào thứ ba 22-12 và lệnh trừng phạt sẽ kéo tài tới cuối tháng 7-2016.

Trên thực tế quyết định này ngay từ đầu đã được xem như chính thức. Tuy nhiên kết luận cuối cùng bị đình lại hai tuần sau khi nhiều quốc gia EU, dẫn đầu là Italy, đặt ra vấn đề liệu có nên tiếp tục trừng phạt Nga nữa không trong khi châu Âu vẫn đang cần tới sự giúp đỡ của quốc gia này ở các vấn đề quốc tế, trong đó có cuộc xung đột tại Syria.

Italy có mối quan hệ gần gũi trong lịch sử với Nga và quốc gia này mong muốn các nhà lãnh đạo EU sẽ bàn thảo thêm về vấn đề này trong cuộc họp thượng đỉnh diễn ra hai ngày 17 và 18/12 tại Brussels.

Tuy nhiên bất chấp những nỗ lực của thủ tướng Italy, Matteo Renzi, vấn đề mà Italy đề xuất đã không được đưa ra trong chương trình nghị sự.

Ngày 18-12 Ủy ban châu Âu tuyên bố một quyết định khác có thể sẽ khiến Matxcơva mếch lòng, đó là việc cho phép đi lại miễn thị thực trong thời gian ngắn tới EU với các nước Ukraine, Georgia và Kosovo, những nước đều đang có mâu thuẫn với Matxcơva.

Những đề nghị của Nga về việc cấp phép đi lại miễn thị thực đều gặp khó khăn vì cuộc khủng hoảng tại Ukraine và đã bị trì hoãn từ tháng 3-2014.

EU lần đầu phê chuẩn các lệnh trừng phạt áp lên Nga từ sau vụ việc một máy bay của hàng không Malaysia bị bắt rơi hồi tháng 7-2014 mà thủ phạm được quy cho lực lượng nổi dậy do Nga ủng hộ tại miền đông Ukraine.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục