Chính trường thế giới rúng động vì tài liệu mật bị rò rỉ
Tàu ngầm, chiến hạm Nhật đến Philippines
Mỹ - Philippines bắt đầu tập trận gần Biển Đông
Hàn Quốc diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn gần Triều Tiên
Thái Lan dọa bắt ứng viên ngôi vị Đức Tăng thống
Tin thế giới đọc nhanh 02-04-2016
- Cập nhật : 02/04/2016
Obama hối thúc Trung Quốc giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông
Theo Reuters, thông tin được Nhà Trắng đưa ra trong thông cáo phát hôm nay.
Trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân hôm qua, ông Obama cũng thảo luận về việc Mỹ ủng hộ nhân quyền ở Trung Quốc và kêu gọi khả năng để các công ty có thể cạnh tranh công bằng ở Trung Quốc, Nhà Trắng cho biết.
Trước đó, hãng thông tấn Xinhua dẫn lời ông Zheng Zeguang, trợ lý bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc cho hay ông Tập và ông Obama thể hiện bất đồng về tình hình Biển Đông trong cuộc gặp.
Chủ tịch Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh tôn trọng và bảo vệ tự do hàng hải và hàng không của các nước theo luật quốc tế, trong khi "không chấp nhận việc vi phạm chủ quyền nhân danh tự do hàng hải", đề cập tới các cuộc tuần tra trên biển và trên không của Mỹ gần đây. Ông Tập cho rằng các nước liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông có thể giải quyết hòa bình thông qua đối thoại trực tiếp.
Trước cuộc gặp giữa hai lãnh đạo Mỹ - Trung, AFP dẫn lời Ben Rhodes, trợ lý cấp cao về chính sách đối ngoại của ông Obama, cho biết Washington tiếp tục quan ngại về việc quân sự hoá Biển Đông.
Theo ông Rhodes, Mỹ đã thấy những diễn biến, thông tin không thống nhất với những cam kết tránh và phi quân sự hoá Biển Đông. "Điều này sẽ chắc chắn là chủ đề thảo luận quan trọng giữa hai lãnh đạo", ông nói
Mỹ và Trung Quốc ra Tuyên bố chung về Hợp tác An ninh Hạt nhân
Ngày 31/3, sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh Hạt nhân tổ chức tại thủ đô Washington, hai bên đã ra Tuyên bố chung về Hợp tác An ninh Hạt nhân.
Tuyên bố chung gồm 10 điểm với một số nội dung chính như: Hai bên cam kết hợp tác thúc đẩy môi trường quốc tế hòa bình và ổn định qua việc giảm bớt mối đe dọa về khủng bố hạt nhân, phấn đấu vì một cơ cấu an ninh hạt nhân toàn cầu ổn định, bao gồm tất cả các bên và mang tính phối hợp hơn. Hai nước bày tỏ "cam kết mạnh mẽ" trong việc giải quyết thách thức an ninh hạt nhân, kể cả sau khi tiến trình hội nghị thượng đỉnh hạt nhân hiện nay kết thúc.
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hợp tác điều tra và ngăn chặn việc buôn lậu nguyên vật liệu hạt nhân, cũng như hợp tác trong các vấn đề khác liên quan đến an ninh hạt nhân.
Mỹ-Trung đã hoàn tất vòng thảo luận song phương đầu tiên về an ninh hạt nhân diễn ra hôm 20/2 vừa qua tại Stockholm (Thụy Điển) và sẽ tiếp tục cuộc đối thoại này trên cơ sở thường niên, nhằm tăng cường hợp tác ngăn chặn khủng bố hạt nhân và tiếp tục thúc đẩy các mục tiêu của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân.
Phát biểu với báo giới ngay tại bàn họp trước khi bước vào cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Obama khẳng định Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy của một Trung Quốc thịnh vượng, ổn định và hòa bình.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu, đồng thời bày tỏ sẵn sàng mở rộng hợp tác và thu hẹp sự khác biệt.
Liên quan tới vấn đề hạt nhân Triều Tiên, ông Obama cho biết Mỹ và Trung Quốc đều cam kết phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên và thực thi đầy đủ các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc.
Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ hài lòng khi hai bên thảo luận các bước đi mới nhằm thực thi thỏa thuận lịch sử về chống biến đổi khí hậu đạt được tại Paris (Pháp) hồi năm ngoái, đồng thời cho biết sẽ trao đổi thẳng thắn quan điểm với nhà lãnh đạo Trung Quốc về các vấn đề nhân quyền, an ninh mạng và hàng hải.
Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Mỹ và Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ trong quan hệ song phương như hợp tác về chống biến đổi khí hậu, thương mại và đầu tư, phối hợp về các vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Syria, Afghanistan, y tế cùng nhiều vấn đề khác.
Ông Tập Cận Bình cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, tình hình quốc tế phức tạp như hiện nay, sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên thế giới.
Tân Hoa Xã cho biết trong cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm củng cố và mở rộng những lợi ích chung giữa hai nước. (VN+)
Ông Tập Cận Bình nêu vấn đề Biển Đông trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ
Ngày 31/3, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 4 tổ chức tại Washington, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẽ không chấp nhận mọi hành vi dưới danh nghĩa tự do hàng hải vi phạm chủ quyền và gây tổn hại đến các lợi ích an ninh của nước này.
Phát biểu trên được ông Tập Cận Bình đưa ra khi đề cập đến vấn đề Biển Đông trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trước đó, một thứ trưởng trong thành phần đoàn tháp tùng ông Tập Cận Bình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân cho biết ông Tập Cận Bình đã nói với người đồng cấp chủ nhà Obama rằng Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và đóng một vai trò xây dựng trong vấn đề này.
Về phần mình, Tổng thống Obama cho biết Mỹ hoan nghênh một Trung Quốc hòa bình, mạnh mẽ bất chấp những căng thẳng với cường quốc châu Á này liên quan đến hoạt động xây dựng của Bắc Kinh tại Biển Đông đang tranh chấp.
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết hợp tác về vấn đề Triều Tiên
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un chỉ đạo cuộc thử nghiệm trên mặt đất động cơ tên lửa đẩy cỡ lớn, dùng nhiên liệu rắn. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ngày 31/3, Mỹ cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc đã cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ để thực thi các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc chống lại các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Tuyên bố được Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra sau cuộc gặp ba bên với người đồng cấp Hàn Quốc Park Geun-Hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại Washington.
Theo nhà lãnh đạo Mỹ, ba nước đang phối hợp với nhau nhằm đương đầu với thách thức từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đồng thời cho rằng việc thực thi một cách thận trọng các “biện pháp mạnh mẽ của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc” có ý nghĩa quan trọng.
Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc cho biết lãnh đạo ba nước đã trao đổi về các biện pháp nhằm không để Triều Tiên nâng cấp khả năng hạt nhân, đồng thời khẳng định Bình Nhưỡng sẽ phải chịu những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn từ cộng đồng quốc tế nếu tiếp tục có “hành động khiêu khích.”
Các biện pháp trừng phạt mới được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt đối với Triều Tiên từ ngày 2/3 sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư hồi tháng 1 và tiến hành hàng loạt vụ thử tên lửa đạn đạo.
Bắt đầu từ ngày 31/3 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Obama chủ trì Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ tư tại Washington. Tham dự sự kiện này có đại diện đến từ 50 quốc gia trên thế giới.
Indonesia kêu gọi Trung Quốc giao nộp tàu cá đánh bắt trái phép
"Tôi tin rằng Trung Quốc là một nước lớn, với lực lượng hành pháp tốt, và họ không ủng hộ đánh bắt cá trái phép, kể cả khi đó là tàu Trung Quốc",Reuters dẫn lời bà Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Thuỷ Sản Indonesia, hôm nay nói. "Tôi tin rằng họ sẽ tôn trọng tôi, bằng cách nộp con tàu này".
Bà Pudjiastuti nói thêm: "Tôi nghĩ là một nước lớn, bạn không thể bắt nạt các nước nhỏ". Bà là người dẫn đầu chiến dịch trừng trị hoạt động đánh bắt cá trái phép trên vùng biển rộng lớn ở nước này. Chiến dịch đã bắt 200 tàu cá nước ngoài ở vùng biển Indonesia, trong đó nhiều tàu bị cho nổ tung sau khi thuyền viên bị đưa đi. Các tàu Indonesia và Trung Quốc cách đây hai tuần va chạm gần quần đảo Natuna của Indonesia. Một tàu tuần duyên Indonesia đã cố bắt một tàu cá Trung Quốc mà họ cho là hoạt động không phép. Nhưng khi đang kéo nó về bờ biển, tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện, đâm con tàu bị giữ và ngăn kéo nó về bờ.
Trước khi tàu hải cảnh Trung Quốc giải phóng tàu cá, giới chức Indonesia đã kịp bắt 8 thuyền viên Trung Quốc. Bà Pudjiastuti hôm nay nói ba người sẽ bị truy tố, còn những người còn lại có thể sẽ bị trục xuất về Trung Quốc.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta chưa có phản ứng tức thì, nhưng Bắc Kinh trước đó nói tàu cá hoạt động ở "ngư trường truyền thống của Trung Quốc". Bà Pudjiastuti phản bác tuyên bố này, khẳng định nó nằm ở vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, nơi một quốc gia có quyền liên quan đến khai thác và sử dụng nguồn lợi biển.
Bộ Quốc phòng Indonesia hôm nay cũng tuyên bố các chiến đấu cơ F-16 sẽ được triển khai để bảo vệ vùng biển quanh quần đảo Natuna.