tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 31-03-2016

  • Cập nhật : 31/03/2016

Philippines tính xây dựng hạm đội tàu ngầm đối phó Trung Quốc

Quân đội Philippines đang lên kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm đầu tiên nhằm tăng cường khả năng bảo vệ lãnh thổ tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông.
hai quan philippines trong mot dot dien tap. anh: navy today

Hải quân Philippines trong một đợt diễn tập. Ảnh: Navy today

"Chúng tôi phải nhanh chóng hiện đại hóa các lực lượng vũ trang để đáp ứng nhu cầu phòng vệ. Philippines vốn là một điểm trung chuyển tự nhiên quan trọng trên Thái Bình Dương và chúng tôi đang nghiên cứu xem liệu có cần tới một hạm đội tàu ngầm quy mô hay không", AFP ngày 30/3 dẫn phát biểu của Tổng thống Benigno Aquino với báo giới.

Ông Aquino cũng cảnh báo Philippines có nguy cơ mất toàn bộ vùng bờ biển phía tây nếu Trung Quốc thành công trong việc hiện thực hóa các tuyên bố chủ quyền của nước này.

Do ngân sách quốc phòng hạn hẹp, Philippines chưa từng vận hành một tàu ngầm nào và hiện phải phụ thuộc vào các tàu ngầm của Mỹ. 

Hải quân Philippines được trang bị 100 tàu và nhiều máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu các loại. Tuy nhiên phần lớn trong số này có thời gian hoạt động đã lâu và tương đối lạc hậu. Gần đây Manila đang tăng mạnh chi tiêu dành cho quốc phòng, đặc biệt cho hải quân, để đối phó với sự hiện diện quân sự ngày càng mở rộng của Trung Quốc ở khu vực.

Philippines hiện đang kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về "yêu sách đường lưỡi bò" phi pháp, với phán quyết dự kiến sẽ được đưa ra vào tháng 5 tới. Bắc Kinh không tham gia phiên tòa và cũng tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ phán quyết nào của tòa.


Tên lửa đạn đạo Trung Quốc có thể bắn tới Mỹ trong 30 phút

Trung Quốc sẽ đưa vào biên chế tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất của nước này DF-41 trong đầu năm nay, theo Kanwa Asian Defence.

DF-41 được chính quyền Washington mô tả là tên lửa có tầm bắn xa nhất thế giới Với tầm bắn lên tới 14.500 km. Tạp chí quốc phòng Kanwa Asian Defence tại Canada cho biết tên lửa DF-41 đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.

Với tầm bắn lên tới 14.500 km, tên lửa DF- 41 lần đầu tiên sẽ được triển khai tới lữ đoàn cao cấp thuộc Lực lượng tên lửa mới của Quân dội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đóng tại Tín Dương, tỉnh Hà Nam nước này.

Tại vị trí trên, DF- 41 sẽ có thể tấn công Mỹ chỉ trong vòng nửa giờ đồng hồ nếu bay qua Bắc Cực hoặc hơn 30 phút nếu băng qua Thái Bình Dương, Kanwa Asian Defence cho biết.

ten lua nghi la df-41 cua trung quoc. anh: chinanews

Tên lửa nghi là DF-41 của Trung Quốc. Ảnh: ChinaNews

Tuy nhiên, các nhà phân tích quốc phòng nói rằng vẫn chưa rõ liệu tên lửa DF- 41 có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hay không.

"Không ai hoài nghi về tầm bắn gần 15.000 km của tên lửa DF-41. Tuy nhiên, điều hoài nghi ở đây là chỉ trong vòng vài phút sau khi được phóng, DF-41 có thể bị đánh chặn bởi hệ thống phòng thủ của Mỹ tại căn cứ hải quân trên đảo Guam." - giáo sư He Qisong, chuyên gia về chính sách quốc phòng tại ĐH Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, cho biết.

Kanwa Asian Defence cho biết tên lửa đạn đạo xuyên luc địa sử dụng nhiên liệu rắn này đã được thử nghiệm tại Trung tâm thử nghiệm tên lửa và không gian Wuzhai ở tỉnh Sơn Tây kể từ hè năm ngoái. Trong khi đó, trang tin Washington Free Beacon (Mỹ) cho biết DF- 41 đã được thử nghiệm ít nhất năm lần kể từ tháng 7-2014.

Trước đó, Washington Free Beacon từng báo cáo các cơ quan tình báo Mỹ đã phát hiện Trung Quốc thử nghiệm tên lửa DF-41 từ bệ phóng di động nằm trên đường ray xe lửa vào ngày 5-12-2015.

Trang tin trên nhận định vụ thử nghiệm này là một cột mốc quan trọng đối với các nhà phát triển vũ khí chiến lược của Trung Quốc và cho thấy Bắc Kinh đang tiến tới xây dựng và triển khai tên lửa DF-41 trên các xe chở bệ phóng khó xác định vị trí, bên cạnh các bệ phóng di động được biết đến trước đây.

Tổng biên tập Andrei Chang của tờ Kanwa Asian Defence cho biết tốc độ tấn công của DF-41 sẽ cải thiện hơn nữa sau năm 2020 khi Trung Quốc hoàn thành vệ tinh định vị Bắc Đẩu nội địa. Điều này giúp Trung Quốc thoát  khỏi sự phụ thuộc vào hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ.

Tuy nhiên, ông cũng nói rằng Mỹ cũng không ngừng nâng cấp hệ thống phòng thủ để ngăn chặn mối đe dọa tiềm tàng từ tên lửa của đối phương.


Mỹ: Trung Quốc đe dọa dòng chảy thương mại ở biển Đông

Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Joseph Dunford, nhận định các hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông đang gây mất ổn định và có thể đe dọa tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất khu vực này.

Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) hôm 29-3, ông Dunford thừa nhận kế hoạch thực thi quyền tự do hàng hải của Mỹ đối với các đồng minh và đối tác cũng không ngăn được Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự ở biển Đông.

Ông Dunford lo ngại những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc đang khiến tình hình ở biển Đông trở nên bất ổn, đe dọa dòng chảy thương mại trong khu vực.

Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết Lầu Năm Gócđang theo dõi chặt chẽ quá trình hiện đại hóa quân đội nhanh chóng của Trung Quốc cũng như khả năng mở rộng sự hiện diện tại châu Á và tăng cường sự hiện diện quân sự ngoài khu vực châu Á của nước này.

my khong ngung len an hanh dong quan su hoa bien dong cua trung quoc. anh: csis

Mỹ không ngừng lên án hành động quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc. Ảnh: CSIS

“Trong khi các khoản đầu tư quân sự, phát triển khả năng và ý định của Trung Quốc là không rõ ràng, chắc chắn một điều họ đang đầu tư một cách cân bằng giữa lực lượng thông thường quy mô lớn, lực lượng hải quân ngày càng mạnh mẽ, lực lượng không quân ngày một tinh vi cùng những tiến bộ về hạt nhân, không gian và không gian mạng” – ông Dunford lưu ý.

Cũng theo ông Dunford, các hoạt động của Trung Quốc sẽ làm xói mòn sự cạnh tranh của Mỹ tại khu vực châu Á. Ông nói rằng Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức đồng thời từ Nga, Trung Quốc, Iran, Triều Tiên và chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Trong đó, ông Dunford nhấn mạnh mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan bạo lực Hồi giáo là thách thức cấp bách nhất mà Washington phải đối mặt ngay bây giờ. Nói về Nga, kẻ thù không đội trời chung của Mỹ, ông Dunford cho rằng dù nước này bị thu hẹp về kinh tế, dân số giảm nhưng vẫn đầu tư đáng kể cho năng lực quân sự.


LD-2000, pháo phòng không Trung Quốc đặt ở Hoàng Sa

Được chế tạo bằng loại thép chưa đủ tiêu chuẩn, nòng pháo LD-2000 của Trung Quốc rất dễ nóng chảy nếu khai hỏa liên tục trên một phút.
to hop phao ld-2000 cua trung quoc trong mot dot dien tap . anh: apl

Tổ hợp pháo LD-2000 của Trung Quốc trong một đợt diễn tập . Ảnh: APL

Ngày 29/3, kênh truyền hình quân sự Trung Quốc CCTV7 phát thông báo về hoạt động huấn luyện quân sự của lực lượng thuộc Hạm đội Nam Hải đồn trú trái phép tại đảo Quang Hoà, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo đó, cuộc huấn luyện có sử dụng nhiều tổ hợp pháo phòng không LD-2000 vừa được Bắc Kinh triển khai phi pháp tại quần đảo này nhằm tăng cường hỏa lực phòng không.

Pháo LD-2000 được phát triển dựa trên hệ thống pháo phòng không bắn nhanh tầm cực gần Type 730 của hải quân Trung Quốc. Thay vì được lắp đặt trên các chiến hạm như Type 730, hệ thống pháo 7 nòng LD-2000 được lắp đặt trên các xe tải quân sự hạng nặng cùng một cabin điều khiển có tính cơ động cao, rất phù hợp với môi trường tác chiến biển đảo.

Pháo sử dụng đạn 30 mm, có tốc độ bắn hơn 4.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1.000-1.500 m, tầm bắn tối đa khoảng 3.000 m. Hệ thống LD-2000 cải tiến còn được tích hợp 6 tên lửa phòng không TY-90 có tầm bắn từ 3000 m đến 6.000 m

Hệ thống tác chiến điện tử của LD-2000 bao gồm một biến thể của radar băng tần I/X EFR-1 và hệ thống điều khiển hoả lực quang điện tử OFC-3 do viện Nghiên cứu Quang điện tử Trung Quốc thiết kế. Hệ thống OFC-3 bao gồm một máy định tầm laser, một camera truyền hình màu và một camera hồng ngoại.

Trong trường hợp đặc biệt, máy định tầm laser có thể được thay bằng một thiết bị chỉ điểm laser, camera truyền hình có thể được thay bằng một camera quan sát ban đêm, và camera hồng ngoại cũng có thể được thay bằng một kính khuếch đại ảnh hồng ngoại với giá thành đắt hơn.

Theo truyền thông Trung Quốc, LD-2000 chủ yếu được sử dụng để chống lại tên lửa dẫn đường chính xác được phóng từ các chiến đấu cơ và tàu chiến đối phương. Bên cạnh đó hệ thống pháo này cũng có thể tiêu diệt các máy bay bay thấp, tàu mặt nước và xuồng nhỏ. Hệ thống radar của LD-2000 có thể bám các mục tiêu bay sát mặt biển cách xa đảo Quang Hòa 15 đến 20 km.Theo Air Défense, mặc dù truyền thông Trung Quốc đưa ra các con số ấn tượng, nhưng LD-2000 vẫn không được giới chuyên gia quân sự đánh giá cao. Bởi các công nghệ áp dụng trên hệ thống pháo này có từ năm 2005 và vẫn chưa được cải tiến nên đã trở nên lạc hậu so với một số hệ thống phòng không tầm gần khác như Pantsir-S1 của Nga.

mot he thong ld-2000 voi 6 ong phong ten lua hai ben. anh: ausairpower

Một hệ thống LD-2000 với 6 ống phóng tên lửa hai bên. Ảnh: Ausairpower

Bên cạnh đó, thiết kế của LD-2000 được cho là sao chép gần như nguyên bản hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần Goalkeeper của Hà Lan, nhưng các thiết bị radar và quang học lại do Trung Quốc sản xuất. Điều này sẽ tạo nên một độ vênh nhất định trong quá trình tác chiến.

Một điểm yếu khác của LD-2000 là nó chỉ có thể duy trì tốc độ bắn nhanh trong thời gian ngắn (dưới một phút) bởi loại thép cấu tạo nòng của pháo được cho là chưa đạt chất lượng yêu cầu, rất dễ nóng chảy nếu hoạt động trong thời gian dài.

Hơn nữa việc triển khai hệ thống phòng không tầm cực gần, được coi là lá chắn cuối cùng trước các loại phương tiện tiến công đường không của đối phương lọt qua được các hệ thống phòng thủ tầm xa chứng tỏ giới lãnh đạo quân sự Bắc Kinh chưa đủ tự tin về khả năng tác chiến của hệ thống tên lửa tầm xa HQ-9 mà nước này đã triển khai tại đảo Phú Lâm, thuộc quần Hoàng Sa của Việt Nam.

Trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II ở châu Á diễn ra tại Bắc Kinh hồi năm ngoái, hệ thống pháo LD-2000 được bố trí trong đội hình diễu duyệt cùng hai loại tên lửa phòng không tầm trung là HQ-6 và HQ-12. Air Défense cho rằng nhiều khả năng trong thời gian tới Bắc Kinh sẽ tiếp tục đưa hai loại tên lửa này ra Hoàng Sa để tạo nên một hệ thống hỏa lực ba tầng đồng bộ dày đặc, phục vụ tham vọng khống chế vùng trời, vùng biển quanh những hòn đảo mà nước này chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông.

 

Triều Tiên cảnh báo người dân về nạn đói

Sau một loạt các thông báo biểu dương các thành tựu công nghệ của mình, chính quyền Triều Tiên vừa phát đi cảnh báo người dân chuẩn bị cho nạn đói sắp tới.

Vào tháng Giêng, Bình Nhưỡng tuyên bố đã thử nghiệm thành công một quả bom hydro. Tiếp sau đó, nước này lại thông báo phóng một loạt tên lửa đạn đạo và đã nhận được các lệnh cấm vận của cộng đồng quốc tế.

Mới đây, chính quyền Triều Tiên đã cảnh báo dân chúng rằng nước này sẽ sớm gặp khó khăn về mặt kinh tế và nạn đói.

Tờ Rodong Sinmun tuyên bố: "Con đường cách mạng rất lâu dài và gian khổ. Chúng ta có thể vượt qua một hành trình gian khổ và sẽ phải nhai rễ cây một lần nữa".

Bài xã luận cũng tuyên bố thực hiện một "chiến dịch trung thành trong 70 ngày". "Ngay cả khi chúng ta từ bỏ cuộc sống của mình, chúng ta phải tiếp tục thể hiện lòng trung thành đối với nhà lãnh đạo của chúng ta, Kim Jong-un, cho đến khi kết thúc cuộc đời" - bài viết cho biết.

nguoi nong dan lam ruong hoan toan thu cong tai trieu tien.

Người nông dân làm ruộng hoàn toàn thủ công tại Triều Tiên.

Để chuẩn bị, mọi cư dân của Bình Nhưỡng được lệnh phải nộp 1 kg gạo cho các cơ sở lưu trữ của chính phủ vào mỗi tháng. Theo tờ báo Hàn Quốc Chosun Ilbo, nông dân còn được yêu cầu đóng góp phần khẩu phần bổ sung cho quân đội Triều Tiên. 

Trong khi phương Tây nhấn mạnh rằng lệnh trừng phạt sẽ chỉ ảnh hưởng đến các quan chức Bắc Triều Tiên, những người hoài nghi tiên liệu trước về một hậu quả kéo theo.

"Các biện pháp trừng phạt khiến người dân nước này tuyệt vọng hơn và phải phụ thuộc nhiều vào chính phủ cho các nhu cầu cơ bản của họ" - Jason ditz viết cho Antiwar.com.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục