5 năm qua, dân số Nhật giảm kỷ lục gần 1 triệu người
Campuchia muốn Trung Quốc cung cấp hai tàu chiến
Mỹ điều 3 oanh tạc cơ B-52 sang tập trận với Na Uy
Hải quân Campuchia tập trận chung với Trung Quốc
Cỗ xe chiến đấu robot nguy hiểm nhất thế giới của Nga
Tin thế giới đọc nhanh chiều 21-08-2015
- Cập nhật : 21/08/2015
USD suy yếu sau biên bản họp Fed
Euro tăng hơn 1% so với USD và phá mốc 1,12 USD do biến động trên thị trường tiền tệ của các thị trường mới nổi sau quyết sách tuần trước của Trung Quốc. Kết quả là, có lúc euro lên cao nhất 1 tháng rưỡi ở 1,122 USD trước khi giảm nhẹ trở lại. Trong cả phiên, euro tăng 0,75% so với USD lên 1,1194 USD.
So với yên, USD cũng giảm 0,3% xuống 123,42 yên.
Thị trường vô cùng thất vọng khi các nhà hoạch định chính Fed vẫn giữ quan điểm chưa vội vàng nâng lãi suất trong thời gian tới trong cuộc họp tháng 7 vừa qua. Kết quả là, niềm tin của giới đầu tư giảm mạnh bất chấp số liệu kinh tế công bố hôm qua 20/8 lại rất khả quan. Theo số liệu của Hiệp hội môi giới bất động sản quốc gia, doanh số bán lại nhà cũ tại Mỹ đã tăng 2% lên cao nhất hơn 8 năm trong tháng 7.
Hiện tại, khả năng Fed nâng lãi suất trong tháng 9 giảm xuống chỉ còn khoảng 40% do nhiều nhà đầu tư rút vốn khỏi USD.
Trong khi đó, euro lại liên tục hưởng lợi từ những biến động toàn cầu gần đây và trở thành nơi đầu tư hấp dẫn đối với giới đầu tư tại các thị trường mới nổi, chuyên gia phân tích thị trường Omer Esiner nhận định.
Ngành sản xuất của Trung Quốc suy giảm mạnh nhất 6 năm
Con số này thấp hơn so với dự báo trung bình 48,2 điểm của các chuyên gia và thấp hơn so với mức 47,8 điểm của tháng trước. PMI dưới 50 điểm cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục suy yếu.
Đây là số liệu kinh tế đầu tiên của tháng 8 được công bố sau hàng loạt số liệu kinh tế đáng thất vọng trong tháng 7 của Trung Quốc, trong đó có số liệu về tăng trưởng đầu tư, sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và kim ngạch xuất khẩu.
Hồi đầu tháng này, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) bất ngờ áp dụng cơ chế tỷ giá mới và phá giá nhân dân tệ 3 ngày liên tiếp. Động thái này được cho là nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại. PBOC cũng bơm tiền để cải thiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng trước dấu hiệu dòng vốn bốc hơi khỏi Trung Quốc. Giới quan sát dự báo, Trung Quốc có thể có thêm một đợt hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc nữa đối với các ngân hàng thương mại để tăng tín dụng cho nền kinh tế.
"Chúng tôi cho rằng, sự hoảng loạn trên thị trường chứng khoán hồi đầu tháng 7 đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế”, chuyên gia của ING, ông Tim Condon nhận định.
Đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp phương Tây cân nhắc lại hoạt động tại thị trường này, nhiều doanh nghiệp giảm đầu tư, dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc và tìm cách đối phó với tình trạng nợ xấu tăng.
Mỹ - NATO tập trận lớn nhất từ thời chiến tranh lạnh
Cuộc tập trận với sự tham gia của 5.000 binh sĩ từ 11 quốc gia thành viên NATO tại trung tâm huấn luyện NATO ở Yavoriv gần biên giới Đức - Ba Lan.
Cơ quan thông tấn RT của Nga đánh giá cuộc tập trận là động thái làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Nga.
Quân đội Mỹ cam kết cuộc tập trận này chỉ nhằm mục đích giúp các đồng minh sẵn sàng hoạt động đồng loạt và để “chứng tỏ năng lực của liên minh trong việc nhanh chóng triển khai hoạt động và hỗ trợ lẫn nhau”.
Cuộc diễn tập mang tên “Swift Response” (Phản ứng nhanh) sẽ kết thúc vào ngày 13-9. Các hoạt động trọng tâm diễn ra vào ngày 26-8 khi máy bay chiến đấu của NATO thả hơn 1.000 lính dù vào cứ điểm huấn luyện quân sự Hohenfels ở Đức.
Ngay sau đó, một cuộc diễn tập khác mang tên “Trident Juncture” sẽ được tiến hành vào cuối tháng 9 ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý.
Phó phát ngôn viên của NATO tuần trước cho biết khối liên minh không nhắm đến việc đối đầu với Nga, nhưng họ cũng chưa thể xúc tiến mối quan hệ hợp tác hữu nghị với nước này.
“Các cuộc diễn tập quân sự của NATO đều nhằm tăng cường an ninh và ổn định ở châu Âu. Tất cả các hoạt động này đều mang tính phòng thủ và hoàn toàn phù hợp với các cam kết quốc tế của chúng tôi” - tuyên bố từ NATO cho biết.
Chỉ trong bảy tháng đầu năm nay cả Nga lẫn NATO đã tiến hành các cuộc diễn tập quân sự trên diện rộng với quy mô lớn.
Viên chức Ấn Độ giấu 31 triệu USD tham nhũng trong nhà
Khi cảnh sát Ấn Độ ập vào nhà một viên chức thuộc cơ quan cấp phép xây dựng nhà ở Howrah, bang Tây Bengal, họ tìm thấy một "núi tiền" trị giá hơn 31 triệu USD.
Theo BBC, cảnh sát lục soát nhà Pronab Adhikary sau khi nhận được thông tin tố giác từ các nhà phát triển địa ốc rằng anh ta đòi họ hối lộ để thông qua các kế hoạch nhà ở. Vợ anh ta phủ nhận các cáo buộc này và cho rằng chồng mình bị gài bẫy. Cảnh sát chính thức mở cuộc điều tra sau khi phát hiện số tiền.
Tại ngôi nhà hai tầng của Pronab Adhikary, tiền và trang sức được giấu khắp nơi dưới nền gạch, trong tủ, ghế sofa, nệm, gối, trần nhà và dưới giường. Một phòng tắm cũ trong nhà cũng được làm nơi chứa tiền. Tiền thậm chí được chất bên ngoài bancông.
Đây là số tiền mặt lớn nhất trong các vụ án tham nhũng mà cảnh sát Ấn Độ từng phá. Số tiền được cho là từ các khoản tham nhũng mà Pronab Adhikary nhận trong nhiều năm qua. Chưa rõ đây là tiền tham nhũng của riêng anh ta hay là chung của các đồng nghiệp khác.
Theo Daily Mail, Adhikary là kỹ sư của cơ quan cấp phép xây dựng và là người có quyết định cuối cùng trong quy trình duyệt cấp phép xây dựng nhà ở Howrah. Mức lương hằng tháng của anh ta chỉ khoảng 690 USD.
Cục Chống tham nhũng Ấn Độ cho rằng còn nhiều quan chức khác có liên quan đến vụ việc dù họ không tìm thấy bằng chứng tại nhà của Pronab Adhikary. Theo đó, nhà của Pronab Adhikary có thể được dùng làm nơi chứa tiền tham nhũng cho các quan chức khác.
Tham nhũng là vấn nạn nghiêm trọng trong ngành bất động sản ở Ấn Độ. Các công ty phát triển nhà ở thường phải hối lộ để được thông qua các dự án xây dựng. Các khoản hối lộ thường là tiền mặt và được các công chức giấu ở nhà riêng để né thuế thu nhập.
Đằng sau cơn hoảng loạn của chứng khoán toàn cầu
Cuối giờ sáng nay, chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương giảm 2,1% xuống thấp nhất kể từ 2012 , trong khi chỉ số MSCI các thị trường mới nổi mất 1,4% sau khi giảm 14% kể từ đầu năm.
Sự hoảng loạn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán diễn ra khi thị trường tiến gần hơn đến thời điểm nhạy cảm – tháng 9 – thông thường là thời điểm tồi tệ nhất đối với chứng khoán.
Tâm lý hoảng loạn bắt nguồn từ lo ngại Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị nâng lãi suất khiến giá hàng hóa lao dốc, thêm vào đó là kinh tế Trung Quốc giảm tốc, nhân dân tệ bị phá giá mạnh kéo theo nguy cơ một cuộc chiến tranh tiền tệ trên quy mô toàn cầu. Kịch bản đó nếu xảy ra sẽ là tin xấu đối với thị trường chứng khoán.
Thực tế, các đồng tiền của thị trường mới nổi thời gian gần đây liên tục mất giá khiến nhà đầu tư liên tưởng đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1990. Đồng rupiah của Indonesia và ringgit của Malaysia xuống thấp nhất 17 năm, baht Thái Lan thấp nhất 6 năm, trong khi đồng rand Nam Phi thấp nhất kể từ năm 2001, tenge của Kazakhstan thấp nhất trong lịch sử sau khi ngân hàng trung ương nước này thả nổi tỷ giá. Rúp Nga cũng giảm phiên thứ 8 liên tiếp, chạm đáy 6 tháng khi giá dầu xuống thấp nhất 6 năm rưỡi.
Do đó, nhà đầu tư sẽ trở nên thận trọng hơn và thị trường sẽ còn tiếp tục bị chi phối bởi những tín hiệu từ Fed và Trung Quốc. Biên bản họp tháng 7 công bố hôm qua của Fed cho thấy, các điều kiện nâng lãi suất đã cận kề tuy nhiên kinh tế Trung Quốc giảm tốc vẫn là mối lo ngại của Fed.