tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 27-02-2016

  • Cập nhật : 27/02/2016

Máy bay Malaysia cháy rơi xuống biển, 8 người thoát chết

Vụ tai nạn đã gây cột khói bốc cao từ nơi máy bay rơi. Hiện các đội cứu hộ đang tiến hành trục vớt mảnh vỡ máy bay.

chiec may bay roi xuong bien - anh: the star

Chiếc máy bay rơi xuống biển - Ảnh: The Star

Tai nạn xảy ra sáng nay 26-2. Máy bay gặp nạn là một chiếc CN235 hai động cơ của Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF).

Theo báo chí Malaysia, máy bay rơi xuống khu vực gần bãi biển ở Kuala Selangor sau khi thực hiện một cú "hạ cánh khẩn cấp" vào khoảng 8g40 sáng.

Vụ tai nạn đã gây cháy trên máy bay với cột khói bốc cao được nhìn thấy từ đằng xa. Lúc này trên máy bay có 8 sĩ quan quân đội, tất cả may mắn thoát chết và được ngư dân địa phương giải cứu.

Tuy nhiên theo nguồn tin cảnh sát, một ngư dân đã chết đuối khi tham gia cứu hộ. Thi thể người này hiện đã được đưa đến bệnh viện huyện Kuala Selangor.

RMAF đã xác nhận thông tin vụ rơi máy bay và thêm rằng một đội điều tra đã được thành lập để tìm hiểu nguyên nhân tai nạn cũng như thu hồi các mảnh vỡ máy bay.

cot khoi boc cao tu noi may bay roi - anh: the star

Cột khói bốc cao từ nơi máy bay rơi - Ảnh: The Star

manh vo may bay mac ket trong bun - anh: the star

Mảnh vỡ máy bay mắc kẹt trong bùn - Ảnh: The Star


‘Hổ lớn’ Trung Quốc tố bị tra tấn tới mức phải nhận tội

Ông Xu Yongsheng, cựu phó giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, bị truy tố về tội nhận hối lộ hàng trăm ngàn USD trong tuần này đã tố mình bị tra tấn và ép phải nhận tội.

Theo New York Times, ông Xu Yongsheng bị cách chức từ năm 2014 và bị điều tra nghi vấn nhận hối lộ khoản tiền 5,61 triệu nhân dân tệ (hơn 850.000 USD) từ các doanh nghiệp nhằm đổi lại các dự án nhà máy điện họ đầu tư được thông qua.

Ông Xu Yongsheng được đưa ra xét xử trong tuần này tại TAND Trung cấp số 1 TP Bắc Kinh.

ong xu yongsheng (phai) bat tay voi mot doi tac tu nuoc anh trong mot buoi le ky ket tai bac kinh nam 2013 (nguon: new york times)

Ông Xu Yongsheng (phải) bắt tay với một đối tác từ nước Anh trong một buổi lễ ký kết tại Bắc Kinh năm 2013 (Nguồn: New York Times)

Trang mạng Caixin của Trung Quốc đưa tin, trong phiên xét xử diễn ra vào 23-2, ông Xu Yongsheng đã rút lại lời thú tội trước đó và cho biết mình bị ép nhận tội do bị tra tấn về thể chất. Ông Xu cũng khai rằng ông chỉ nhận món quà là một chiếc ghế mát xa từ một quan chức địa phương.

Caixin cho hay ông Xu khai trước tòa rằng trong suốt một năm bị điều tra, ông đã có thời gian dài mất ngủ và khi không bị thẩm vấn, ông bị ép phải ghi nhớ nội quy giam giữ. Ông nói tiếp, ông thường xuyên bị ép ngồi trên một chiếc ghế nhỏ xíu làm ông chảy máu. Ngoài ra, các điều tra viên còn đe dọa bắt vợ ông vào tù để con trai ông không người chăm sóc, theo Caixin.

Lời khai trong phiên tòa kín trên hiện chưa thể được xác nhận. Luật sư của ông Xu đã từ chối đưa ra lời bình luận về thông tin trên, văn phòng luật của ông này cũng từ chối yêu cầu phỏng vấn từ các cơ quan truyền thông.

Ông Xu là một trong những quan chức cấp cao ngành năng lượng Trung Quốc bị điều tra tham nhũng kể từ năm 2013, một phần trong chiến dịch đẩy mạnh chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng. Trước đó, hồi năm 2014, ông Liu Tienan, giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc gia, đã bị tuyên án tù chung thân vì nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực.


Trung Quốc tự cô lập

ASEAN cần tăng cường đoàn kết nội khối, gắn kết đa phương và theo đuổi chủ nghĩa khu vực mở để kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc

Lào bắt đầu nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2016 bằng Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hẹp (AMM Retreat) tại thủ đô Vientiane trong 2 ngày 26 và 27-2.

Tại hội nghị đầu tiên được tổ chức sau khi Cộng đồng ASEAN hình thành vào cuối năm 2015, các ngoại trưởng tập trung bàn về việc thực thi Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, trao đổi quan điểm về những mối quan hệ giữa ASEAN với bên ngoài, các vấn đề khu vực và quốc tế.

Tờ The Straits Times dẫn lời một số quan chức cho biết tranh chấp biển Đông cũng sẽ được đề cập. Trước thềm hội nghị, hãng tin Philippines (PNA) khẳng định phái đoàn nước này, do Thứ trưởng Ngoại giao Laura del Rosario dẫn đầu, sẽ nêu vấn đề an ninh hàng hải, trong đó có việc Trung Quốc triển khai tên lửa và máy bay chiến đấu ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam gần đây.

Hôm 25-2, khi được hỏi liệu phía Việt Nam có nêu các diễn biến mới ở biển Đông tại hội nghị AMM Retreat hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cũng nhấn mạnh: “Bất cứ vấn đề nào đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không ở khu vực sẽ được nêu ra”.

Theo giới phân tích, nước chủ nhà Lào sau một thời gian bị cuốn vào tầm ảnh hưởng của Trung Quốc thì dường như đang tách ra để đạt được thế cân bằng với các cường quốc khác. Một số nước vốn không công khai dè chừng Bắc Kinh thì nay cũng chủ trương tăng chi tiêu quốc phòng, nhất là đẩy mạnh hải quân, để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc - như Úc.

hoi nghi cac quan chuc cap cao (som) asean de chuan bi cho amm retreat dien ra o lao hom 26-2 anh: tan hoa xa

Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM) ASEAN để chuẩn bị cho AMM Retreat diễn ra ở Lào hôm 26-2 Ảnh: Tân Hoa Xã

Ngay sau khi Úc công bố Sách trắng Quốc phòng hôm 25-2, Trung Quốc vô cùng giận dữ, bày tỏ “sự không hài lòng”. Không những chỉ trích Úc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 25-2 còn cáo buộc Philippines “gây hấn chính trị”, “vô trách nhiệm đối với người dân và tương lai của Philippines” khi kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Kiêm chỉ trích việc Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris Jr., cáo buộc Bắc Kinh quân sự hóa biển Đông và ôm mộng “bá quyền” ở Đông Á.

Ông Harris trong tuần này nhấn mạnh Trung Quốc đã bồi lấn hơn 1.210 ha đất nhân tạo trên biển Đông trong hơn 2 năm qua, gấp nhiều lần so với khoảng 40 ha khai hoang của các bên tranh chấp khác trong 45 năm. Vị đô đốc Mỹ cho biết ông lo ngại nhất là việc Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên toàn bộ biển Đông, đe dọa quyền tự do hàng không và hàng hải.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, hiện diện quân sự của Trung Quốc ở biển Đông làm gia tăng nguy cơ “tính toán sai hoặc xung đột”. “Hành vi của Trung Quốc đang cô lập chính họ” - ông Carter phát biểu hôm 25-2, đồng thời khẳng định Washington đang đẩy mạnh hỏa lực ở biển Đông và hợp tác nhiều hơn với các đồng minh, đối tác. Ấn Độ được xem là đối tác an ninh mới của Mỹ. Cùng ngày 25-2, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain nhận định việc nước này và Ấn Độ cân nhắc tuần tra chung trên biển Đông là động thái phù hợp trong tình hình hiện nay.

ASEAN hoan nghênh chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ nhưng không có nghĩa là trông cậy hoàn toàn vào Washington. Theo bình luận của The Straits Times, Mỹ và Trung Quốc sẽ tìm cách chung sống với nhau mà không phải dụng binh đao. Do đó, ASEAN cần tăng cường đoàn kết nội khối, gắn kết đa phương và theo đuổi chủ nghĩa khu vực mở. Một ASEAN đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh để giải quyết các vấn đề như biển Đông. Ngoài ra, các cơ chế đa phương như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và những diễn đàn khu vực cũng có thể giảm đi sức mạnh của Trung Quốc.


Châu Âu cảnh báo nguy cơ sụp đổ hệ thống di cư

Các quan chức cảnh báo khu vực tự do đi lại của châu Âu sẽ sụp đổ nếu không có biện pháp ngăn chặn người nhập cư đổ vào từ Hy Lạp trước 7-3, thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh EU - Thổ Nhĩ Kỳ.

dong nguoi nhap cu di bo ve phia bien gioi hy lap - macedonian ngay 25-2 - anh: reuters

Dòng người nhập cư đi bộ về phía biên giới Hy Lạp - Macedonian ngày 25-2 - Ảnh: Reuters

“Trong 10 ngày tới, chúng ta cần các kết quả rõ ràng. Nếu không, nguy cơ toàn bộ hệ thống sẽ đổ vỡ” - Reuters dẫn lời cao ủy về vấn đề di cư của EU Dimitris Avramopoulos. Các lãnh đạo châu Âu đang chạy đua tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhập cư trong bối cảnh số người đổ về châu Âu sẽ tăng mạnh trong mùa xuân.

Hội nghị EU-Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 7-3 và hội nghị thượng đỉnh EU về vấn đề di cư vào ngày 18 và 19-3 được coi là hai cơ hội cuối cùng.

“Trước ngày 7-3, chúng tôi muốn giảm mạnh số người tị nạn tại khu vực biên giới giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ - Bộ trưởng nội vụ Đức Thomas de Maiziere nói - Bằng không chúng ta cần các biện pháp chung khác”.

Đến nay đã có 7 quốc gia châu Âu khôi phục việc kiểm soát biên giới trong khu vực Schengen. Nhiều nước khác cũng tuyên bố sẽ đơn phương siết chặt kiểm soát biên giới nếu thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ không đạt được hiệu quả trước hai cuộc họp trong tháng 3-2016.

Theo Reuters, thỏa thuận hứa hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ 3 tỉ euro giúp đỡ người tị nạn từ cuộc chiến Syria để đổi lại việc nước này ngăn họ đi vào châu Âu.

Trong khi đó, tại cuộc họp Bộ trưởng Nội vụ và nhập cư EU hôm 25-2 ở Brussels, các lãnh đạo đã nhất trí tăng cường kiểm soát chặt chẽ biên giới bên ngoài đối với tất cả những người nhập cảnh vào EU.

Công dân châu Âu cũng sẽ được kiểm tra đồng bộ và điều này sẽ khiến thời gian chờ đợi tại sân bay dài hơn. Đây là biện pháp mà Pháp và Bỉ đặc biệt yêu cầu nhằm ngăn chặn các chiến binh trở về từ Syria.

Cảnh báo đưa ra trong bối cảnh sự chia rẽ liên quan đến việc giải quyết vấn đề người di cư khiến căng thẳng ngoại giao giữa  các nước châu Âu gia tăng.

Theo Reuters, Hy Lạp hôm 25-2 triệu đại sứ tại Áo về nước sau khi bị loại khỏi cuộc họp chung tại Vienna.

Áo, một điểm dừng chân trong lộ trình của người nhập cư vào châu Âu mới đây đã đơn phương áp đặt hạn ngạch tiếp nhận người nhập cư khiến nhiều nước tức giận.

Trong khi đó, thủ tướng Hy Lạp chỉ trích việc nhiều nước đóng cửa biên giới khiến nước này trở thành “nhà kho” nhập cư và kêu gọi các nước chia sẻ gánh nặng.


Trung Quốc cáo buộc Úc mang tư tưởng chiến tranh lạnh

Trung Quốc tuyên bố thất vọng và lo ngại về sách trắng quốc phòng năm 2016 của Úc.

Ngày 25-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố Trung Quốc thất vọng và lo ngại với những câu chữ tiêu cực về Trung Quốc trong sách trắng quốc phòng 2016 của Úc công bố cùng ngày. Trung Quốc không muốn chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực và hy vọng các nước liên quan từ bỏ các tập trận chung và giảm hiện diện quân sự ở khu vực.

hinh anh ve tinh cho thay trung quoc cai tao trai phep da chau vien thuoc quan dao truong sa cua viet nam. anh: amti

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo trái phép đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: AMTI

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh cáo sách trắng quốc phòng 2016 của Úc mang hơi hướng chiến tranh lạnh. Liên minh quân sự giữa Úc và Mỹ sẽ có nguy cơ đưa khu vực vào chiến tranh lạnh, không phục vụ lợi ích của bất cứ bên thứ ba nào.

Trung Quốc kêu gọi Úc coi trọng các thành tựu trong phát triển quan hệ song phương, không can dự hay có bất kỳ hành động nào làm ảnh hưởng đến ổn định khu vực. Theo báo Sky News (Úc) thì cảnh cáo này có lẽ nhắm vào khả năng Úc có thể đồng ý tham gia tuần tra biển Đông với Mỹ.

Phản ứng những tuyên bố này từ Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne cho biết Úc sẽ vẫn giữ quan điểm của mình.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục