Indonesia, Philippines và Malaysia tiến hành tuần tra chung
Anh bất ngờ "cứng" với Trung Quốc về biển Đông
Tổng thống Nga, Ukraine thảo luận trao đổi tù nhân
Người Việt giành giải Pulitzer năm 2016
Lính đánh thuê Ba Lan xuất hiện ở Donbass, Ukraina?
Tin thế giới đọc nhanh trưa 19-04-2016
- Cập nhật : 19/04/2016
Mỹ dùng tàu ngầm không người lái "trị" Trung Quốc ở biển Đông
Tàu ngầm không người lái đang trở thành một phần trong kế hoạch ngăn chặn Trung Quốc cố tình dùng vũ lực thống trị biển Đông.
Chứng kiến sự ráo riết tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc tại biển Đông, quân đội Mỹ đang đánh cược vào một công nghệ mới nhằm duy trì vai trò của mình ở điểm nóng này – đó là tàu ngầm không người lái.
Theo bài viết đăng tải trên Financial Times ngày 17-4, trong 6 tháng qua, Lầu Năm Góc đã bắt đầu lên tiếng công khai về một chương trình từng được giữ bí mật nhằm phát triển các phương tiện không người lái dưới đáy biển – thuật ngữ được dùng để gọi tàu ngầm không người lái vốn đang trở thành một phần trong kế hoạch ngăn chặn Trung Quốc cố tình dùng vũ lực thống trị biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đề cập tới những tàu ngầm không người lái này của Mỹ một cách đặc biệt khi phát biểu về chiến lược quân sự Mỹ ở châu Á. Ông chủ Lầu Năm Góc ám chỉ về tiềm năng sử dụng tàu ngầm không người lái ở biển Đông, một vùng biển nông rộng lớn.
Theo lời vị bộ trưởng vừa có chuyến thăm một chiếc tàu sân bay Mỹ tại biển Đông hôm 15-4, Lầu Năm Góc đầu tư vào loại tàu ngầm không người láivới nhiều kích cỡ khác nhau, đặc biệt có khả năng hoạt động trong những vùng nước nông mà các tàu ngầm thông thường không thể.
Với việc vén màn bí mật đối với những công nghệ mới như những chiếc tàu ngầm không người lái nói trên, trong đó một số phiên bản chính thức đầu tiên được kỳ vọng sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối thập kỷ này, Lầu Năm Góc đang tìm cách duy trì ưu thế quân sự trước các đối thủ tiềm tàng, trong đó có Trung Quốc.
Theo chuyên gia Shawn Brimley, một cựu quan chức Nhà Trắng và Lầu Năm Góc hiện làm việc tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, nếu sử dụng lực lượng này ở biển Đông, chắc chắn Trung Quốc sẽ khónắm bắt được khả năng của Washington. “Điều này có thể có một số tác động răn đe các hành vi khiêu khích, leo thang” – vị chuyên gia khẳng định.
Theo phân tích của Financial Times, khi cạnh tranh quân sự ở Tây Thái Bình Dương giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng, tàu ngầm trở thành một trong những loại vũ khí khí tài chủ chốt.
Việc Trung Quốc đầu tư mạnh vào tên lửa đã gây ra nguy cơ đe dọa lực lượng của Mỹ đồn trú tại một số căn cứ trong khu vực cũng như các chiến hạm mặt nước của Mỹ. Do đó, Washington phải rót thêm 8 tỉ USD trong những năm tiếp theo cho dự án phát triển tàu ngầm để đảm bảo lực lượng quân sự dưới biển cũng như năng lực tấn công chống ngầm tiên tiến nhất thế giới, theo lời Bộ trưởng Carter.
Tàu ngầm không người lái cỡ nhỏ điều khiển từ xa đã được từng Mỹ sử dụng trong tìm kiếm cứu nạn. Hải quân Mỹ cũng đã sử dụng tàu ngầm không người lái Remus để tìm các mỏ dưới đáy biển. Các chương trình phát triển mới nhằm mục đích cho các tàu hoạt động chủ động hơn và cuối cùng có thể mang và sử dụng vũ khí.
Mùa thu năm ngoái, Hải quân Mỹ đã trình làng tàu ngầm không người lái bán tự động dài hơn 3m. Phiên bản phương tiện này được lên kế hoạch thử nghiệm hành trình trên biển đầu tiên vào mùa hè năm nay.
Mỹ kỳ vọng tới năm 2020 sẽ sở hữu một hạm đội tàu ngầm không người lái có thể hoạt động liên tục trong 30 ngày, nếu hoạt động thử nghiệm trên diễn ra suôn sẻ.
Trung Quốc: Nhận hối lộ hơn 460.000 USD sẽ bị tử hình
Luật sửa đổi năm ngoái nhằm làm cho việc kết án và tuyên án đối với tội tham ô và hối lộ được linh hoạt hơn. Theo Tân Hoa xã, luật cho ngành tư pháp nhiều quyền để thiết lập các tiêu chuẩn chính xác vì dễ sửa hướng dẫn hơn luật
Hé lộ thông điệp ngầm của Tổng thống Putin cho ông Assad
Trang mạng Independent của Anh ngày 18.4 dẫn lời một nghị sĩ Nga, người gần đây đã tới thủ đô Damascus của Syria để chuyển thông điệp của Tổng thống Vladimir Putin tới ông Assad rằng: cá nhân ông Putin sẽ không để chính phủ Syria thua trong cuộc nội chiến.
Trong khuôn khổ chuyến công du tới Damascus, nghị sĩ bảo thủ David Davis đã có cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Syria Assad.
Phát biểu trên kênh truyền hình BBC sau đó, nghị sĩ Nga thuật lại rằng Tổng thống Syria đã bàn luận về những động cơ đằng sau quyết định của Tổng thống Putin trong việc rút một phần quân đội Nga ra khỏi lãnh thổ Syria sau khi Nga đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc giành lại thế chủ động cho chính quyền Syria.
Nghị sĩ Davis nói: “Sự can thiệp của Nga đã hoàn toàn trợ giúp cho quân đội Syria đứng vững. Tôi có hỏi ông ấy tại sao (ông Putin) giảm quy mô quân đội xuống? Và ông Assad có trả lời rằng bởi vì Nga đang bị chỉ trích vì khiến đàm phán hòa bình Syria bị bế tắc, khiến không còn động lực cho ông ấy trên bàn đàm phán”.
Nghị sĩ Nga nhấn mạnh rằng: “Ông Putin hé lộ rằng sẽ không để cho chính quyền Assad thua cuộc. Với tôi, đây là thông điệp quan trọng nhất cho chuyến công du của mình”.
Ông Davis, người từng trên cương vị bộ trưởng và từng là ứng cử viên lãnh đạo đảng Bảo thủ, nói rằng sự cam kết của Nga, nếu như được đưa ra, điều này có nghĩa là một thắng lợi dành cho chính quyền Assad, hay là sự dàn xếp thông qua đàm phán cho Syria.
Tổng thống Putin hạ lệnh rút phần lớn binh lính Nga ra khỏi Syria vào tháng 3.2016, dẫn tới những đồn đoán về sự rạn nứt nào đó giữa Nga và Syria.
Tuy nhiên, Nga vẫn duy trì sự hiện diện quân sự tại Syria hiện nay và chính quyền Syria vẫn tiếp tục dành thắng lợi trước các lực lượng khủng bố tại Syria, cụ thể là gần đây quân đội Syria đã đánh đuổi phiến quân khủng bố IS ra khỏi thành cổ Palmyra và khu vực xung quanh.
Singapore lấy dấu vân tay tất cả khách nhập, xuất cảnh
Các nhà lãnh đạo Singapore luôn cảnh giác trước nguy cơ nước này trở thành mục tiêu khủng bố - Ảnh: Reuters
Hé lộ vai trò của Ả Rập Saudi trong vụ khủng bố 11-9
Dù nắm rõ vai trò của Ả Rập Saudi trong vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11-9-2001 nhưng chính phủ Mỹ vẫn giảm nhẹ vấn đề này để bảo vệ mối quan hệ liên minh với quốc gia giàu dầu mỏ này.
Đó là nhận định được đưa ra trong một chương trình của Đài CBS (Mỹ) vào cuối tuần rồi.
Tuy nhiên, tờ New York Post nhận định những lời lẽ trên chưa phản ánh đúng bản chất vụ việc.
Theo tờ báo, các cấp lãnh đạo cao nhất của Washington đã cố tình bao che Riyadh trong vụ khủng bố 11-9-2001. Sự bao che này này không chỉ thể hiện qua hành động bảo mật tập tài liệu “28 trang” về mối liên hệ của Ả Rập Saudi với vụ tấn công. Các nhân viên điều tra bị cản trở, còn những kẻ thông đồng vẫn sống nhởn nhơ.
Nhiều cuộc điều tra khi đó đều dẫn tới Đại sứ quán Ả Rập Saudi tại Washington cũng như Lãnh sự quán Ả Rập Saudi tại TP Los Angeles. Tuy nhiên, các nhân viên điều tra được yêu cầu không theo đuổi những manh mối phát hiện được với lý do chung chung là “quyền miễn trừ ngoại giao”.
Báo cáo điều tra của Quốc hội Mỹ bị “thất lạc” một số trang, trong đó có một chương nói về “sự hỗ trợ từ nước ngoài dành cho những kẻ không tặc 11-9-2001”.
Số trang tài liệu trên đề cập chi tiết “bằng chứng không thể chối cãi” do Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thu thập: sự hỗ trợ chính thức của Ả Rập Saudi dành cho 2 trong số những tên không tặc sống ở TP San Diego.
Một số thông tin bị rò rỉ từ tập tài liệu được biên soạn lại, cho thấy hàng loạt cú điện thoại giữa một trong những người huấn luyện 2 tên không tặc ở San Diego và Đại sứ quán Ả Rập Saudi tại Washington.
Tài liệu cũng cho thấy gia đình Hoàng tử Bandar bin Sultan – Đại sứ Ả Rập Saudi tại Mỹ lúc đó – còn chuyển 130.000 USD cho một người huấn luyện khác của 2 tên không tặc nói trên trước ngày 11-9-2001.
Một điều tra viên từng làm việc với Lực lượng Đặc nhiệm Kết hợp Chống khủng bố (JTTF, trụ sở ở Washington) than phiền rằng thay vì điều tra Hoàng tử Bandar, Mỹ lại bảo vệ ông ta theo đúng nghĩa đen. Người này khẳng định Bộ Ngoại giao Mỹ đã cử nhân viên an ninh bảo vệ Hoàng tử Bandar không chỉ ở Đại sứ quán mà còn tại căn thiệt thự ở McLean, bang Virginia.
Điều tra viên nói thêm JTTF muốn bỏ tù một số nhân viên Đại sứ quán Ả Rập Saudi nhưng sau đó hộ chiếu ngoại giao của họ bị thu hồi như một sự thỏa hiệp.
Cựu nhân viên FBI John Guandolo, người đã tham dự cuộc điều tra 11-9-2001, cho rằng Hoàng tử Bandar cần bị xem là nghi can chính trong vụ khủng bố: “Ông ta tài trợ cho 2 tên không tặc (ở San Diego) thông qua bên thứ ba nên phải bị xem là một nghi can khủng bố”.
Nhưng sau cuộc gặp giữa Hoàng tử Bandar và Tổng thống Bush tại Nhà Trắng, người ta nhìn thấy FBI sơ tán hàng chục quan chức Ả Rập Saudi khỏi các thành phố của Mỹ, trong đó có ít nhất một người thân của trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden.
Cũng như thay vì chất vấn, FBI hộ tống các quan chức Ả Rập này dù vào thời điểm đó, Washington xác định được 15/19 tên không tặc là công dân Ả Rập Saudi.
Cựu đặc vụ FBI Mark Rossini cho biết cơ quan này bị Nhà Trắng cản trở phỏng vấn những “nghi can” Ả Rập Saudi nói trên. Còn cựu cảnh sát hạt Fairfax, trung úy Roger Kelly, thì nói rằng “FBI bịt tai của họ lại mỗi khi nghe chúng tôi nhắc đến những người Ả Rập Saudi. Đó là vấn đề nhạy cảm liên quan tới chính trị không nên bàn tới”.