tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 19-04-2016

  • Cập nhật : 19/04/2016

“Bóng ma” 11-9 quay lại

Tổng thống Barack Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter của Mỹ sẽ tới thăm Ả Rập Saudi ngày 20-4 để bàn về chiến dịch chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, vấn đề Iran và các đe dọa khác đối với an ninh khu vực.

Báo The New York Times nhận định chính quyền Ả Rập Saudi không còn để tâm nhiều tới Tổng thống Obama, người sắp hết nhiệm kỳ mà đang hướng tới chủ nhân mới của Nhà Trắng sẽ được định đoạt trong cuộc bầu cử tháng 11 tới. “Đối với Ả Rập Saudi, con tàu Obama đã đi qua. Nhưng cũng như tất cả chúng ta, họ không có chút manh mối nào về những gì sẽ xảy ra” - bà Danielle Pletka, chuyên gia tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, nhận định.

Chuyến thăm trên diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ đồng minh lâu đời giữa 2 nước tiếp tục bị thử thách bởi tranh cãi về dự luật cho phép các nạn nhân vụ khủng bố ngày 11-9-2001 kiện Ả Rập Saudi. Ngoài ra, chính trường Mỹ còn đang chia rẽ sâu sắc về số phận của “28 trang tài liệu mật” đề cập mối liên hệ của Riyadh với vụ khủng bố nói trên. Số tài liệu được Washington giữ kín từ thời cựu Tổng thống George W. Bush.

Theo tờ The New York Post, các cấp lãnh đạo cao nhất của Washington đã cố tình bao che Riyadh dù có đến 15/19 thủ phạm của vụ ngày 11-9 là công dân của Ả Rập Saudi. Sự bao che này không chỉ thể hiện qua hành động bảo mật tập tài liệu “28 trang” mà còn ở việc các nhân viên điều tra bị cản trở, còn những kẻ thông đồng vẫn nhởn nhơ.

quan he my - a rap saudi dang bi thu thach boi du luat ve vu 11-9. anh: the new york times

Quan hệ Mỹ - Ả Rập Saudi đang bị thử thách bởi dự luật về vụ 11-9. Ảnh: The New York Times

Cả 2 ứng viên tổng thống thuộc Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton và ông Bernie Sanders, hôm 17-4 đồng loạt lên tiếng ủng hộ dự luật nói trên. Bên phía Đảng Cộng hòa, ứng viên Ted Cruz đã thể hiện quá rõ ràng quan điểm khi ông chính là một trong những thượng nghị sĩ ủng hộ dự luật. Trong khi đó, tỉ phú Donald Trump tuyên bố sẽ mở niêm phong “28 trang tài liệu mật” một khi đắc cử tổng thống Mỹ.

Báo The New York Daily News gọi những động thái trên là sự “nổi loạn quyết liệt” chống lại chính quyền của Tổng thống Barack Obama vốn đang ra sức vận động quốc hội không thông qua dự luật. Trong khi đó, Ả Rập Saudi cảnh báo nếu dự luật được thông qua, họ sẽ bán ra 750 tỉ USD chứng khoán kho bạc và các tài sản khác của mình ở Mỹ. Cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Graham cho rằng lời đe dọa này “nói lên điều gì đó về sự dính líu của Ả Rập Saudi trong vụ ngày 11-9”.


Tàu chiến Indonesia áp sát Philippines giải cứu công dân bị bắt cóc

Tư lệnh quân đội Indonesia Gatot Nurmantyo ngày 16.4 cho biết ông đã điều hai tàu chiến của nước này đến gần Philippines nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho việc giải cứu các công dân Indonesia bị nhóm Abu Sayyaf bắt cóc.
“Tôi đã chuẩn bị lực lượng trên bộ, trên biển và trên không để thực hiện chiến dịch dọc khu vực ranh giới với Philippines”, Hãng tin ANTARA dẫn lời tướng Gatot.
Ông Gatot cho biết Indonesia đang liên hệ với phía Philippines và Malaysia để bàn kế hoạch tuần tra chung ở vùng biển nằm giữa ba nước.
Phản ứng của ông Gatot được đưa ra sau khi xuất hiện tin tức về vụ bắt cóc 4 công dân Indonesia ở vùng biển giữa Malaysia và Philippines vào ngày 15.4.
Tàu chiến Indonesia áp sát Philippines giải cứu công dân bị bắt cóc - ảnh 1

Các tay súng của nhóm Abu Sayyaf - Ảnh: AFP

Đây là vụ bắt cóc công dân Indonesia thứ hai bị nghi ngờ do Abu Sayyaf thực hiện trong vòng chưa đầy một tháng. Vào cuối tháng trước, 10 thuyền viên Indonesia trên hai chiếc tàu chở hàng đã bị bắt cóc trong vùng biển phía nam Philippines. Cách đây vài ngày, giới chức Indonesia cũng đã đánh tiếng muốn hỗ trợ lực lượng Philippines giải cứu các con tin.

Vì sao lính Hàn Quốc thích mê xe tăng Nga

Là một đồng minh thân cận với Mỹ, nhưng Hàn Quốc từng có trong tay những chiếc xe tăng của Liên Xô còn hiện đại hơn cả xe tăng Triều Tiên.
binh si han quoc tren mot chiec xe tang t-80 do nga che tao. anh: russiainsider

Binh sĩ Hàn Quốc trên một chiếc xe tăng T-80 do Nga chế tạo. Ảnh: RussiaInsider

Triều Tiên được biết đến là một trong số quốc gia có quân số thường trực lớn nhất thế giới với khoảng 4.000-6.000 xe tăng chủ lực, chủ yếu là các xe tăng cũ của Nga và các phiên bản tăng sao chép của chúng ở trong nước và từ Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đáng nói là đối thủ Hàn Quốc của họ cũng có các xe tăng do Liên Xô chế tạo hiện đại và uy lực hơn các xe tăng của Triều Tiên, theo RussiaInsider.

Trong thập niên 1980, Hàn Quốc liên tục xích lại gần Trung Quốc và Liên Xô với hy vọng thiết lập các mối quan hệ hiệu quả, đồng thời tìm cách chia rẽ hai nước này với Triều Tiên.

Ban đầu, Liên Xô không muốn điều này, nhưng đến cuối thập niên 1980, khi Gorbachev lên nắm quyền, họ đã thay đổi chính sách khi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng diễn ra khiến Moscow phải vay Seoul 1,5 tỷ USD.

Năm 1991, khi Liên Xô tan rã, Nga là nước kế thừa hợp pháp chiếc ghế Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, kho vũ khí nguyên tử và các khoản nợ nước ngoài. Tuy nhiên, kinh tế Nga dưới thời Yeltsin khi đó gặp khó khăn về tiền mặt hơn cả trước kia và không có tiền trả nợ.

Moscow đã đề nghị Seoul và các chủ nợ khác thanh toán bằng một thứ họ dư thừa là các vũ khí hiện đại. Ban đầu, Seoul từ chối, nhưng đến năm 1994, họ đồng ý một nửa khoản nợ sẽ được giải quyết bằng vũ khí của Nga.

Hàn Quốc, dù có quan hệ quân sự thân thiết với Mỹ, trên thực tế là một trong số nước sớm chấp nhận lời đề nghị của Nga bởi họ nhận thấy đây thực sự là một cơ hội tốt để tiếp cận công nghệ Nga.

Thời điểm đó, Hàn Quốc đang tìm cách lắp ráp các khí tài quân sự hiện đại nhưng chưa gặt hái nhiều thành công. Ngoài ra, họ cũng muốn tự mình phát triển vũ khí trong nước nhưng đồng minh Mỹ lại tỏ ra kém nhiệt tình hỗ trợ.

Bởi vậy, khi Nga đưa ra lời đề nghị cung cấp vũ khí hiện đại nhất của mình với điều kiện Hàn Quốc phải mua với số lượng lớn mà không được yêu cầu các hợp đồng chuyển giao công nghệ bắt buộc, Hàn Quốc đã lên danh sách một loạt khí tài họ muốn nhất gồm : 33 xe tăng T-80U, 33 xe chiến đấu bộ binh BMP-3, hơn 1.000 bệ phóng tên lửa chống tăng "Metis" và hàng chục tên lửa phòng không "Igla". Tất cả đều được bàn giao trong giai đoạn 1995-1996.

Những xe tăng Nga mà Hàn Quốc tiếp nhận được trang bị pháo 125 mm uy lực hơn nhiều o với pháo 105 mm hay 115 mm trên xe tăng M-48 và K-1 của họ, đồng thời có độ cơ động cao hơn nhờ các động cơ tuốc bin khí.Sau một thời gian làm quen, lính Hàn Quốc rất thích tăng T-80 nên trong chương trình đổi nợ lấy vũ khí lần hai năm 2002, họ đã yêu cầu thêm 10 chiếc tăng nữa được bàn giao vào năm 2005.

nhieu binh si han quoc to ra rat thich tang t-80 cua nga. anh: chosul

Nhiều binh sĩ Hàn Quốc tỏ ra rất thích tăng T-80 của Nga. Ảnh: Chosul

T-80 đã trở thành loại tăng uy lực nhất của Hàn Quốc trong gần 20 năm, cho tới năm 2014, khi tăng K-2 với pháo 120 mm sản xuất trong nước có uy lực tương đương ra đời và bắt đầu được biên chế vào quân đội.

Tương tự xe tăng T-80, xe chiến đấu bộ binh BMP-3 cũng tăng cường đáng kể tiềm lực quân sự của Hàn Quốc. Đây là xe chiến đấu bộ binh đầu tiên của họ và hoàn toàn vượt trội so với xe chở quân bọc thép M113 do Mỹ chế tạo và K200 do Hàn Quốc tự thiết kế vốn chậm chạp và có hỏa lực yếu hơn.

Năm 1999, Hàn Quốc tự phát triển xe chiến đấu bộ binh K21 của riêng mình và đưa vào biên chế vào năm 2009. Mẫu xe K21 của Hàn Quốc không có tính năng lội nước tốt như xe BMP-3 của Nga, dù nó mới và giá thành đắt hơn.

Hàn Quốc sau đó đã tổ chức tiểu đoàn bộ binh cơ giới đầu tiên của mình với 33 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga. Ấn tượng với hệ thống quan sát trên những chiếc xe này nên năm 2002, Hàn Quốc yêu cầu bổ sung 37 xe nữa và được bàn giao năm 2005.


Iran thách thức Ả Rập Saudi

Động thái đóng băng sản lượng của các nước sản xuất dầu, nếu có, cũng tác động không đáng kể lên nguồn cung toàn cầu

Giá dầu thế giới sụt giảm mạnh hôm 18-4 trước viễn cảnh nguồn cung tiếp tục thừa mứa trong những tháng tới. Lý do là đại diện 18 nước sản xuất dầu, trong đó có một số thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga, không tìm được tiếng nói chung về vấn đề duy trì sản lượng khai thác ở mức tháng 1 cho đến tháng 10-2016 tại cuộc họp ở Doha - Qatar 1 ngày trước đó.

Kỳ vọng về một thỏa thuận như thế là yếu tố chính đẩy giá dầu lên mức trên 40 USD/thùng trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, kết quả thất vọng lại đẩy dầu thô ở Mỹ có lúc xuống còn 38,39 USD/thùng hôm 18-4. Chịu chung số phận, giá dầu thô Brent ở Anh giảm 4,52%, xuống mức 41,15 USD/thùng. “Đây là kịch bản cực kỳ xấu. Giá dầu có thể chạm mức 30 USD/thùng trong vài ngày nữa” - ông Abhishek Deshpande, nhà phân tích tại Ngân hàng Đầu tư Natixis (Pháp), dự báo.

Thêm vào đó, theo hãng tin AP, ông Robert Yawger, chuyên gia Công ty Mizuho Securities USA (Mỹ), lưu ý một loạt yếu tố khác đang ảnh hưởng tiêu cực đến giá dầu, như lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đang ở mức cao chưa từng có, Iran đẩy mạnh khai thác và Libya cũng dự định tăng sản lượng. Ngoài ra, Cơ quan Năng lượng quốc tế cho rằng ngay cả khi các nước trên đồng ý đóng băng sản lượng thì bước đi này tác động không đáng kể lên nguồn cung toàn cầu và thị trường thế giới ít khả năng tái cân bằng trước năm 2017.

bo truong dau mo a rap saudi ali al-naimi (thu 3 tu phai sang) du cuoc hop o doha - qatar hom 17-4. anh: ap

Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Saudi Ali al-Naimi (thứ 3 từ phải sang) dự cuộc họp ở Doha - Qatar hôm 17-4. Ảnh: AP

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cáo buộc Ả Rập Saudi và các đồng minh phải chịu trách nhiệm về thất bại của cuộc họp. Chuyên gia Ed Morse, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại Tập đoàn Citigroup (Mỹ), cho rằng cuộc đàm phán vừa qua cho thấy chính phủ Ả Rập Saudi không muốn để mất thị phần, như Phó Thái tử Mohammed bin Salman tuyên bố rõ trước đó. Thực tế là Ả Rập Saudi đang có lập trường cứng rắn đối với Iran, nước không tham gia cuộc họp nói trên. Phó Thái tử bin Salman quả quyết nước ông sẽ chỉ giảm sản lượng nếu Iran cũng chịu làm thế.

Đáp lại, Tehran nhấn mạnh sẽ chỉ chấp nhận biện pháp đóng băng sản lượng một khi lấy lại được thị phần đã mất. “Những gì Iran đang làm là giành lại và bảo đảm thị phần của mình. Điều Ả Rập Saudi yêu cầu Iran làm không phải là đề nghị công bằng và hợp lý... Lời đề nghị này xuất phát từ những nước phải chịu trách nhiệm về tình trạng thừa mứa dầu trên thị trường bởi họ đã sản xuất vượt quá hạn ngạch. Tôi nghĩ điều này cũng không công bằng” - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Iran (CBI) Valiollah Seif nói với kênh CNBC.

Iran đã tích cực quay trở lại thị trường dầu mỏ thế giới kể từ khi được dỡ bỏ trừng phạt hôm 16-1. OPEC gần đây cho biết sản lượng dầu thô của Iran trong tháng 3 là 3,3 triệu thùng dầu/ngày, so với mức 2,9 triệu của 2 tháng trước đó. Không hài lòng với kết quả này, Iran đang nhắm đến mục tiêu 4 triệu thùng/ngày trong năm mới theo lịch của nước này (bắt đầu từ ngày 20-3).

Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh vào tuần rồi thẳng thắn nói OPEC và các nước ngoài OPEC cần phải chấp nhận thực tế Iran đã trở lại. “Nếu Iran không tăng sản lượng thì chúng tôi đâu được hưởng lợi gì từ sự kiện lệnh trừng phạt được dỡ bỏ” - ông này tuyên bố.

Hãng tin AP nhận định tranh cãi giữa Iran và Ả Rập Saudi một lần nữa nêu bật tình trạng chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ OPEC bất chấp tổ chức này đối mặt thách thức lớn nhất kể từ thập niên 1980: Nguồn cung thừa thãi khiến giá dầu xuống mức thấp, đe dọa nền kinh tế của các nước phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ “vàng đen”.


Phe nổi dậy Syria tấn công quân chính phủ

Quân nổi dậy Syria công bố trận chiến mới chống lại lực lượng chính phủ, một dấu hiệu leo thang bạo lực phần nào phá hỏng thỏa thuận ngừng bắn và đe dọa các cuộc đàm phán hòa bình do Liên Hiệp Quốc khởi động.

Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), phe nổi dậy phát động một cuộc tấn công dữ dội ở tỉnh Latakia trong ngày 18-4 cũng như tăng cường lực lượng ở Hama.

Giao tranh không chỉ leo thang ở phía Tây Syria mà cũng gia tăng ở thành phố phía Bắc Aleppo và tỉnh Homs. Loạt tấn công mới của quân nổi dậydiễn ra trong bối cảnh hai bên đỗ lỗi cho nhau về chuyện vi phạm thỏa thuận ngừng bắn tạm thời tại Syria, chính thức có hiệu lực từ ngày 27-2.

SOHR cho hay riêng ở tỉnh Homs, giao tranh cướp đi sinh mạng của 4 người và số người chết có thể còn gia tăng và có nhiều người bị thương.

Tình hình hiện nay khiến ông Riyad Naasan Agha - người phát ngôn của Ủy ban Đàm phán Cấp cao (HNC) – cảm thấy thỏa thuận ngừng bắn ở Syria đã chấm dứt. Ông này đổ lỗi cho chính phủ Syria đang cố gắng tái chiếm Aleppo, Homs và các khu vực khác bằng cách ném bom ác liệt.

22 thường dân đã thiệt mạng ở Aleppo cuối tuần qua, với 16 người chết do pháo, đạn của quân nổi dậy và 6 người chết trong các cuộc không kích của quân đội Syria, theo SOHR. Bạo lực tràn sang cả Thổ Nhĩ Kỳ khi 4 quả rốc-két rơi trúng thị trấn Kilis, làm chết 1 người và bị thương 1 người.

mot nguoi dan syria buoc ngang nhung toa nha do nat o thi tran palmyra, tinh homs. anh: ap

Một người dân Syria bước ngang những tòa nhà đổ nát ở thị trấn Palmyra, tỉnh Homs. Ảnh: AP

Các nhóm nổi dậy, trong đó bao gồm các phe phái chiến đấu dưới ngọn cờ của lực lượng Quân đội Syria tự do (FSA) và lực lượng Hồi giáo Ahrar al-Sham, tuyên bố họ sẽ chống trả mọi lực lượng của chính phủ "bắn hại dân thường".

Một nhân vật cấp cao giấu tên thuộc phe đối lập nói không có dấu hiệu tiến bộ nào về cuộc thảo luận đang diễn ra ở Geneva - Thụy Sĩ, đồng nghĩa với viễn cảnh chuyển tiếp chính trị ở Syria tiếp tục xa vời.

Trước đó, HNC hôm 17-4 kêu gọi phiến quân chống lại lực lượng chính phủ, cáo buộc Damascus lợi dụng thỏa thuận ngừng bắntạm thời để chiếm đất. Thậm chí HNC không chắc họ có tiếp tục tham gia hòa đàm ở Geneva hay không.

Điều phối viên chính của HNC Riad Hijab ngày 18-2 cho rằng nếu chính phủ Syria và các đồng minh không chấm dứt vây hãm và ném bom các khu vực dân cư, các cuộc đàm phán hòa bình ở Geneva không thể tiến hành. Ngoài ra, viết trên mạng xã hội Twitter, ông Hijab cáo buộc Damascus và các đồng minh “vi phạm các quyền của con người và làm trái luật pháp quốc tế”.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục