Mỹ được phép điều thêm trinh sát P-8 đến gần Biển Đông
Nga phóng hỏng vệ tinh quân sự
Liên minh quốc tế kiểu Nga là như thế nào?
Thách thức căn bản của bà Suu Kyi
Mỹ dỡ cấm vận 6 tháng với Myanmar
3 lý do Mỹ chưa "tận diệt" nguồn tiền của IS
- Cập nhật : 08/12/2015
(The gioi)
Báo chí quốc tế đưa tin, nguồn cung cấp tài chính lớn nhất của IS chính là từ dầu mỏ, tuy nhiên liên quân do Mỹ cầm đầu dường như đang cố tỉnh “buông lỏng” việc triệt hạ nguồn tiền chính này của IS.
Liên quân đang “né” các mỏ dầu của IS?
Hơn 1 năm kể từ khi khởi động các chiến dịch không kích tại Syria, liên quân do Mỹ đứng đầu đang tỏ ra bất lực trong việc triệt phá các cơ sở hạ tầng nằm trong vùng IS đang kiểm soát, đặc biệt là các mỏ dầu. Đây là sự thất bại của tình báo, do sơ xuất hoặc có nguyên nhân nào khác?
“Tổng cộng 16.075 mục tiêu đã bị liên quân phá hủy tại chiến trường Syria trong đó chỉ có 260 mục tiêu được cho rằng có liên quan tới dầu mỏ tại các khu vực mà IS chiếm đóng”, dữ liệu do Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp.
Theo ước tính, IS đang kiểm soát các mỏ dầu với tổng sản lượng đạt khoảng 34.000 - 40.000 thùng/ngày, giá bán dao động từ 20-45 USD/thùng, mang về cho tổ chức khủng bố này số tiền khoảng 1,5 triệu USD mỗi ngày.
Vậy thì lý do khiến Mỹ và đồng minh vẫn chưa mạnh tay trong việc tiêu diệt nguồn cung cấp tài chính lớn nhất của IS là gì?
Hàng nghìn dân thường Syria và Iraq đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của liên quân do Mỹ đứng đầu.
3 Lý do cơ bản khiến Mỹ và đồng minh còn nương tay
* Lý do về nhân đạo:
Vấn đề nhân đạo đang là trở ngại lớn cho Mỹ trong các cuộc không kích tại khu vực Trung Đông. Tháng 10/2015, không quân Mỹ đã ném bom nhầm vào một bệnh viên ở Pakistan làm 22 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương, đồng thời nhiều mạng xã hội cũng lan truyền các video cho thấy dân thường chết và bị thương rất nhiều sau các trận ném bom của liên quân.
“Dầu là một mặt hàng thiết yếu, người dân cần dầu mỏ để duy trì các hoạt động thủy lợi, nông nghiệp, bệnh viện, công sở, nếu không có dầu thì sẽ chẳng có cuộc sống ở đây và đương nhiên IS biết dầu mỏ chính là con át chủ bài cho chiến thắng”, một doanh nhân làm việc tại Aleppo khẳng định.
Bên cạnh đó, các nhóm phiến quân cũng cần dầu mỏ cho các hoạt động chiến đấu chống lại IS mặc dù vẫn phải “cắn răng” mua lại dầu từ các mỏ dầu mà tổ chức khủng bố này kiểm soát.
Đây có thể là nguyên nhân khiến liên quân do Mỹ cầm đầu vẫn chưa tập trung tiêu diệt các mỏ dầu tại khu vực IS chiếm đóng.
Bên cạnh lý do về nhân đạo thì việc gây ra các thiệt hại về môi trường sau các cuộc chiến cũng là một nguyên nhân khiến liên quân do Mỹ đứng đầu còn “lỏng tay” trong việc tận diệt nguồn tài chính chủ yếu của IS, nhất là sau chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.
* Lý do về môi trường:
“Chúng ta không coi các giếng dầu do IS kiểm soát là mục tiêu vì không muốn làm ảnh hưởng tới môi trường và phá hủy cơ sở hạ tầng”, ông Michael Morell, nguyên Phó Giám đốc CIA nói.
Đồng thời, ông Morell cũng cho biết: “chúng tôi không muốn tiêu diệt các xe chở dầu vì đó là cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ người dân khi IS không còn ở đó nữa, và việc tiêu diệt các xe chở dầu sẽ gây thiệt hại nặng về môi trường". Tuy nhiên, vụ khủng bố ở Paris hôm 13/11 đã làm Mỹ phải xem xét lại các chính sách của mình và bước đầu ném bom các xe chở dầu của IS tại Syria.
* Bảo tồn cơ sở hạ tầng:
“Một lý do nữa khiến Washington chưa kiên quyết đánh vào các giếng dầu của IS là nhằm bảo tồn cơ sở hạ tầng để xây dựng lại sau khi các cuộc xung đột kết thúc. Điều này đã có tiền lệ, giống như việc liên quân Mỹ đã cố gắng làm ở Iraq, Afghanistan và cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991”, ông Ryan Opsal, trợ giảng bộ môn Quan hệ quốc tế tại Đại học Florida phân tích.
Việc đánh bom các mỏ dầu có thể làm nguồn tài chính của IS suy yếu, nhưng sẽ là một đòn nghiêm trọng với Iraq và Syria và ảnh hưởng tới khả năng phục hồi cơ sở hạ tầng khi IS bị trục xuất.
Trung tướng Mark Hertling, một nhà phân tích quân sự của CNN cho biết, việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng nói dễ hơn làm, đặc biệt là khi cơ sở xung quanh cũng bị hư hỏng trong các vụ tấn công.
Năm 1995, trên Foreign Affairs, nhà ngoại giao Pháp Eric Rouleau viết về cuộc chiến Iraq: "Liên quân đã làm tê liệt cơ sở hạ tầng và công nghiệp của Iraq bao gồm: trạm điện (phá hủy 92% công suất), nhà máy lọc dầu (phá hủy 80% công suất sản xuất), khu phức hợp hóa dầu, trung tâm viễn thông (gián đoạn 135 mạng điện thoại), cầu (phá hủy hơn 100 cái), đường giao thông, đường cao tốc, đường sắt..."
Ba lý do trên được cho là những yếu tố ảnh hưởng tới các quyết định của Mỹ và liên quân trong cuộc chiến chống khủng bố tại khu vực Trung Đông hiện nay. Tuy nhiên, tình hình đang diễn biến phức tạp và có thể có những thay đổi khó có thể lường trước được.