tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 08-11-2015

  • Cập nhật : 08/11/2015

Thành viên TPP sẽ đứng ngoài 'chiến tranh tiền tệ'

Theo tờ Japan Times, các quốc gia đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cam kết không thực hiện hạ giá đồng tiền nhằm mục đích cạnh tranh, cũng như sẽ minh bạch hơn về các chính sách trao đổi tiền tệ của mình.

Theo bảng thông tin cung cấp bởi Bộ Ngân khố Mỹ, các quốc gia ký kết TPP đã cam kết “tránh các hoạt động tiền tệ không công bằng và tránh phá giá đồng tiền nhằm mục đích cạnh tranh”. 

Japan Times bình luận chủ trương này tương tự tuyên bố của cuộc họp giữa các bộ trưởng Tài chính và thống đốc các ngân hàng trung ương những quốc gia thuộc nhóm G20, tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 9-2015 vừa qua.


 Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia ký kết TPP chụp tại Atlanta, Georgia (Mỹ) ngày 1-10-2015 (Ảnh: Reuters)

Theo tuyên bố này, các quốc gia TPP cũng cam kết sẽ công bố một số dữ kiện kinh tế của mình nhằm minh bạch hóa chính sách trao đổi tiền tệ quốc gia, bao gồm dự trữ ngoại tệ và chính sách can thiệp vào thị trường tiền tệ. Những quan chức cấp cao các nước thành viên sẽ họp mặt ít nhất một lần một năm để tư vấn về chính sách trao đổi tiền tệ.

Trả lời trang tin Japan Times, một quan chức của Bộ Ngân khố Mỹ cho biết các quốc gia muốn gia nhập vào TPP trong tương lai cũng phải tham gia vào cam kết tiền tệ này. Tuy nhiên, phát biểu tại Tokyo vào ngày 6-11, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản ông Taro Aso đã bày tỏ nghi ngờ cam kết tiền tệ của TPP có đủ sức ràng buộc đối với các thành viên.

Triều Tiên bỏ lệnh cấm vào Kaesong với hai quan chức Hàn Quốc

Hãng tin Yonhap ngày 6-11 cho hay Triều Tiên đã dỡ bỏ lệnh cấm vào Khu công nghiệp Kaesong đối với hai quan chức Hàn Quốc.
"May mắn Triều Tiên đã bãi bỏ quyết định trước đó. Mọi vấn đề liên quan đến các hoạt động phức tạp nên được giải quyết thông qua đối thoại. Chúng tôi hy vọng sẽ không có một sự cố như vậy lặp lại" - phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc Jeong Joon-hee cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ.

Trước đó cách đây vài ngày, phía Triều Tiên đã thông báo cho Hàn Quốc về quyết định đột ngột của mình khi cấm hai quan chức Hàn Quốc đi vào Khu công nghiệp Kaesong, trong đó có Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý khu công nghiệp liên Triều Gaesung Choi Sang-chul.


 Một góc Khu công nghiệp Kaesong. (Ảnh: Koogle TV)

Phía Bình Nhưỡng không nói rõ lý do lệnh cấm trong bối cảnh nhiều suy đoán cho rằng Triều Tiên có thể đang cố gắng đạt được ảnh hưởng cho các cuộc đàm phán sắp tới về tiền sử dụng đất mà các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại khu công nghiệp phải chi trả.

Theo Yonhap, Bình Nhưỡng đã thông báo với Seoul về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhưng hiện không cung cấp chi tiết và không đưa ra lời giải thích nào về lý do của việc bãi bỏ.
Được biết tổng cộng có 124 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc đang điều hành các nhà máy tại Khu công nghiệp Kaesong. Khu công nghiệp này nằm trong lãnh thổ Triều Tiên.
Nơi đây phục vụ như một nguồn thu lớn cho Bình Nhưỡng, trong khi Hàn Quốc tận dụng và cung cấp việc làm cho gần 54.000 công nhân Triều Tiên - một nguồn lao động giá rẻ nhưng có tay nghề.

Máy bay Anh suýt trúng tên lửa ở Sharm el-Sheikh

Cách đây hơn 2 tháng, một máy bay Anh của hãng hàng không Thomson Airways khi chuẩn bị hạ cánh tại sân bay Sharm el-Sheikh – Ai Cập thì suýt bị tên lửa bắn trúng.

Theo tờ Daily Mail, chiếc máy bay kể trên chở 189 hành khách vào ngày 23-8 và chuẩn bị hạ cánh ở sân bay Sharm el-Sheikh, nơi chiếc Airbus A321 của hãng hàng không Nga Kogalymavia khởi hành hôm 31-10 sau đó gặp nạn.

Bỗng nhiên phi công máy bay nhìn thấy một quả tên lửa đang bắn tới và chỉ còn cách khoảng 300 m. Lập tức, người này cho máy bay lạng sang trái để tránh tên lửa và sau đó hạ cánh an toàn.

Tất cả hành khách trên chuyến bay và 5 thành viên phi hành đoàn không được thông báo về sự cố cho đến khi máy bay hạ cánh, có thể chỉ chậm vài giây nữa là số phận của họ đã được định đoạt. Các thành viên tổ bay ngay trong đêm 23-8 đã trở về Anh dù họ được phép nghỉ lại một đêm ở Ai Cập.

Một máy bay của Thomson Airways đậu gần sân bay Sharm el-Sheikh cũng phát hiện quả rốc-két và nói rằng nó được bắn từ một cuộc tập trận của quân đội Ai Cập. Tất cả thành viên trên máy bay lúc đó “bị hóa đá” vì bất ngờ và hoảng sợ.

Một máy bay chở khách của hãng hàng không Thomson Airways (Anh). Ảnh: ALAMY
Một máy bay chở khách của hãng hàng không Thomson Airways (Anh). Ảnh: ALAMY

Ban đầu, hãng hàng không Anh từ chối bình luận về vụ việc. Tuy nhiên, tối 6-11, Thomson Airways cho biết họ xác nhận một sự cố do phi hành đoàn chuyến bay TOM 476 báo cáo vào ngày 23-8-2015. Ngay sau khi máy bay hạ cánh ở sân bay Sharm el-Sheikh, vụ việc được thông báo cho Bộ Giao thông Vận tải Anh.

Theo một phát ngôn viên của chính phủ Anh, đây không phải là một cuộc tấn công nhắm vào chiếc máy bay của Thomson Airways mà có thể quả rốc-két liên quan đến một cuộc tập trận thường xuyên của quân đội Ai Cập trong khu vực.

Tuy nhiên, không rõ vì sao máy bay Anh lại suýt bị "đạn lạc". Theo ông Bob Mann, chuyên gia hàng không Mỹ, Mỹ có những quy định nghiêm ngặt về vấn đề này, bao gồm phát hành cảnh báo đến phi công và lập vùng Không phận đặc dụng - dùng để tách biệt máy bay dân sự với hoạt động quân sự. Ngoài ra, quân đội phải dừng tập trận nếu radar phát hiện máy bay dân sự tiến đến gần.

Từ tháng 7 qua, London khuyến cáo công dân mình không đi du lịch đến miền Bắc bán đảo Sinai vì lo ngại chủ nghĩa khủng bố và các cuộc xung đột đang diễn ra tại đây.

Trong khi đó, sau thông tin nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tuyên bố nhận trách nhiệm vụ rơi máy bay của hãng hàng không Nga Kogalymavia tại Ai Cập hôm 31-10, đài NBC News dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết họ chặn được một số cuộc gọi của các thủ lĩnh IS tại TP Raqqa – Syria. Nội dung cuộc gọi đề cập đến một nhóm chiến binh liên kết IS ở bán đảo Sinai đã triệt hạ chiếc Airbus A321 chở 224 người trên khoang và cách thức mà schúng thực hiện.

Các đoạn tin nhắn cũng được tình báo Mỹ phát hiện cho thấy phiến quân Sinai cảnh báo về “một sự kiện lớn trong khu vực” trước khi máy bay Nga bị rơi.

Cho đến nay, IS vẫn chưa xác nhận chính thức vụ triệt hạ máy bay Nga, chỉ có các nhóm ủng hộ tổ chức này lên tiếng.


Dân Đài Loan biểu tình vì cuộc gặp Trung - Đài

Khoảng 100 người biểu tình đã cố xông vào nghị viện Đài Loan trước thềm cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore vào chiều 7-11.

Bất chấp canh phòng nghiêm ngặt tại nghị viện ở Đài Bắc, vào sáng 7-11, những người biểu tình mang nhiều biểu ngữ, trong đó một số có nội dung “Đài Loan độc lập”, tìm cách lấn vào trong nghị viện nhưng đã bị cảnh sát chặn lại. Lực lượng chức năng không thực hiện vụ bắt giữ nào.

Sáng cùng ngày, những người biểu tình cũng tụ tập tại sân bay Tùng Sơn Đài Bắc. Đó là nơi ông Mã phát biểu ngắn gọn với các phóng viên trước khi lên máy bay sang Singapore. Một số người biểu tình quá khích đốt cả hình ảnh của 2 nhà lãnh đạo.

Cảnh sát cho biết một số người biểu tình đã bị bắt giữ nhưng không cho biết con số cụ thể. Bên cạnh những người phản đối, một nhóm nhỏ những người ủng hộ ông Mã cũng có mặt tại sân bay.

 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) đã bắt tay lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu  ngày 7-11. Ảnh: THE STRAITS TIMES

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) đã bắt tay lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu

ngày 7-11. Ảnh: THE STRAITS TIMES

Nói trước báo giới, ông Mã nhấn mạnh: “Mục đích của cuộc gặp gỡ dẹp quá khứ sang một bên, nhìn về tương lai. Mong rằng qua cuộc họp, có thể củng cố quan hệ hoà bình hai bờ eo biển và duy trì hiện trạng”. Theo ông Mã, cuộc gặp sẽ là một “nền tảng mới” cho bất kỳ lãnh đạo tương lai nào của Đài Loan để tiếp tục phát triển quan hệ hai bờ eo biển.

Trước khi bước vào hội đàm kín tại Singapore chiều 7-11, ông Tập đã bắt tay ông Mã và hai nhà lãnh đạo có những lời phát biểu ngắn gọn. Chủ tịch Trung Quốc nói: "Không thế lực nào có thể chia cắt chúng ta. Chúng ta là một gia đình". Đáp lời, ông Mã nói hai bên nên tôn trọng lẫn nhau sau nhiều thập niên đối đầu.

Sau 1 giờ bàn thảo, cuộc gặp giữa lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc. Ông Mã Anh Cửu mô tả cuộc hội đàm với ông Tập Cận Bình là “thân thiệt và tích cực”. Theo BBC, sẽ không có bất kỳ thỏa thuận hay tuyên bố chung nào được đưa ra sau khi hội đàm kết thúc.

Hai nhà lãnh đạo sẽ dự tiệc tối sau cuộc gặp và chi phí sẽ được chia đôi, theo hãng tin CNA (Đài Loan).

Quan hệ Trung Quốc - Đài Loan "ấm" hơn kể từ khi ông Mã lên nắm quyền vào năm 2008. Dù vậy, việc tổ chức cuộc gặp lịch sửa - lần đầu tiên giữa lãnh đạo 2 bên kể từ năm 1949 - được xem là nước cờ liều lĩnh của ông Mã trước cuộc bầu cử vào năm sau. Phe đối lập ở Đài Loan cáo buộc ông Mã “bán Đài Loan” thông qua cuộc họp này.


Mỹ điều máy bay "bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ trước Nga"

Quân đội Mỹ cho biết đã đưa 6 máy bay chiến đấu F-15C đến căn cứ không quân Incirlik ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới Syria, để giúp bảo vệ biên giới nước này khỏi những nguy cơ xâm phạm tiềm tàng.

Quyết định điều 6 máy bay không đối không F-15C được Mỹ thông báo hôm thứ sáu 6-11.

Động thái này được cho là nhằm đáp trả việc 2 máy bay chiến đấu của Ngatại Syria bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng trước, gây ra những phản ứng dữ dội từ Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh NATO.

may bay chien dau f-15c cua my. anh: daily mail

Máy bay chiến đấu F-15C của Mỹ. Ảnh: Daily Mail

Bộ chỉ huy châu Âu của Mỹ cho biết động thái trên nhắm đáp ứng yêu cầu hỗ trợ an ninh trên không từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cũng mang thông điệp của NATO rằng khối quân sự này quyết tâm bảo vệ thành viên của mình (Thổ Nhĩ Kỳ) khỏi mối đe dọa từ bên ngoài.

Ngoài ra, việc đưa 6 chiếc F-15C đến gần biên giới Syria còn “thể hiện sự hỗ trợ nhiệt tình của Mỹ đối với chủ quyền Thổ Nhĩ Kỳ và an ninh chung của khu vực”.

Trên lý thuyết, 6 chiến đấu cơ này được dùng để bảo vệ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ khỏi việc bị xâm phạm bởi các máy bay Nga và Syria, nhưng việc sử dụng đến hơn 6 chiếc máy bay (theo một số nguồn tin thì con số thực tế lên đến 12) ngay sát biên giới Syria được xem là một động thái thị uy của Mỹ nhằm vào lực lượng không quân Nga tại miền Tây Syria.

F-15C được xem là loại máy bay chiến đấu trên không hiệu quả nhất thế giới và từng được Mỹ đưa vào tập trận tại Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhiều tờ báo phỏng đoán rằng những chiếc F-15C này sẽ có nhiệm vụ tuần tra không phận bên trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ- Syria và sẽ không can thiệp vào những hoạt động của Nga tại Syria để tránh những xung đột nguy hiểm.

Không quân Nga đã hiện diện tại Syria được hơn 1 tháng với danh nghĩa chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tuy nhiên, các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ lại cho rằng Nga còn tấn công cả lực lượng nổi dậy chống Tổng thống Syria al-Assad.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục