tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 08-11-2015

  • Cập nhật : 08/11/2015

EU phản đối leo thang căng thẳng ở Biển Đông

Liên minh châu Âu đề nghị Trung Quốc và các nước Đông Nam Á giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, nơi Mỹ mới đây cử tàu tuần tra áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép. 
ba federica mogherini, dai dien cap cao ve chinh sach an ninh doi ngoai cua lien minh chau au (eu) (trai), chu tri cuoc hop asem hom qua. anh: eu-un

Bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao về chính sách an ninh đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) (trái), chủ trì cuộc họp ASEM hôm qua. Ảnh: eu-un

Theo Reuters, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Á - Âu (ASEM) lần thứ 12 ở Luxemburg, đại diện cấp cao về chính sách an ninh đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), hôm nay có lập trường cứng rắn, trong bình luận đầu tiên của khối này kể từ khi Washington cử tàu tuần tra Biển Đông trong tháng này. 

"Chúng tôi cam kết với một trật tự hàng hải dựa trên các nguyên tắc của luật quốc tế", đại diện cấp cao Federica Mogherini nói khi được hỏi về tranh chấp. "Chúng tôi phản đối bất cứ âm mưu tuyên bố chủ quyền hàng hải bằng cách cưỡng ép, hăm doạ, dùng vũ lực hay bất cứ hành động đơn phương nào có thể gây thêm rạn nứt", bà Mogherini cho biết. 

Theo khổ 22 trong tuyên bố cuối cùng dài 9 trang của hội nghị, 53 phái đoàn nhất trí về tầm quan trọng "của việc giải quyết tranh chấp hàng hải bằng các biện pháp hoà bình". "Các bộ trưởng tái nhấn mạnh cam kết của họ với việc duy trì hoà bình, thúc đẩy an ninh và ổn định, an toàn và hợp tác trên biển, tự do đi lại trên biển và trên không, và hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở", tuyên bố viết. 

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đã tham gia hội nghị ASEM lần thứ 12.

Phát biểu tại một phiên họp, trưởng đoàn Việt Nam nhấn mạnh cần thúc đẩy đối thoại, kiềm chế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), nhằm duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương và toàn thế giới,

Đồng thời, Thứ trưởng cho rằng cần thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).


Phe đối lập Syria chặn đứng quân chính phủ bằng tên lửa viện trợ

Tên lửa chống tăng TOW do Arab Saudi viện trợ đã giúp phe đối lập Syria chống lại các cuộc tấn công quy mô lớn của quân đội chính phủ.
phe noi day syria su dung ten lua chong tang tow. anh: dailymotion

Phe nổi dậy Syria sử dụng tên lửa chống tăng TOW. Ảnh: Dailymotion

Ngày 6/11, Reuters dẫn các nguồn tin thân cận với chính phủ Syria cho biết chiến dịch tấn công của quân đội nước này dưới sự yểm trợ hỏa lực của không quân Nga đã tiến triển chậm hơn dự tính vì những vũ khí hiện đại mà Arab Saudi đang tăng cường viện trợ cho phe nổi dậy.

Sau gần hai tuần chống đỡ chiến dịch tấn công của quân chính phủ, hôm thứ năm, phe nổi dậy đã chiếm lại được thị trấn Morek ở tỉnh Hama. Ngày hôm sau, quân đội chính phủ tiếp tục hứng chịu một đòn đau khi để mất làng Atshan gần đó vào tay lực lượng nổi dậy, theo tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria.

Giới phân tích cho biết mặc dù phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn với sự hậu thuẫn của Vệ binh Cách mạng Iran và lực lượng vũ trang Hezbollah ở Lebanon, quân đội chính phủ Syria chỉ giành được kết quả rất khiêm tốn và chỉ tiến thêm được một chút ở phía nam thành phố Aleppo. Phe nổi dậy Syria tuyên bố các cuộc không kích của Nga không còn phát huy hiệu quả như thời gian đầu, và họ sẽ giành lại được nhiều lãnh thổ hơn trongtương lai.

Hai nguồn tin cấp cao của Reuters cho hay chiến dịch tấn công của quân đội chính phủ Syria bị chặn lại vì phe nổi dậy nhận được ngày càng nhiều viện trợ quân sự từ Arab Saudi, đặc biệt là nguồn cung dồi dào tên lửa chống tăng TOW.

"Nguồn viện trợ quân sự từ Arab Saudi cho phe nổi dậy không ngừng lại mà còn tăng lên ở mức độ chưa từng thấy, và điều này đã khiến chiến dịch diễn ra chậm hơn dự tính, khiến quân đội chính phủ không đạt được những thành quả trên chiến trường như mong muốn", một nguồn tin nói.Nguồn tin thứ hai cho hay với tên lửa chống tăng TOW được cung cấp với số lượng lớn là nguyên nhân chính khiến chiến dịch tấn công của quân chính phủ ở Sahl al-Ghab bị chặn đứng.

mot xe tang quan doi chinh phu syria bi trung ten lua tow. anh: dailymotion

Một xe tăng quân đội chính phủ Syria bị trúng tên lửa TOW. Ảnh: Dailymotion

Với khả năng ngắm bắn chính xác, tầm bắn xa và uy lực sát thương cao, tên lửa TOW do Mỹ sản xuất được cho là đã tiêu diệt rất nhiều xe tăng của quân đội chính phủ, xóa bỏ ưu thế thiết giáp giữa hai bên trong các cuộc giao tranh.

Sahl al-Ghab là vùng đồng bằng nằm giáp dải cao nguyên ven biển phía tây Syria, nơi nhóm sắc tộc Alawite của Tổng thống Bashar al-Assad định cư. Quân nổi dậy tiến đánh và kiểm soát khu vực này từ đầu năm nay, trực tiếp đe dọa đến căn cứ địa Latakia của ông Assad, buộc Nga phải mở chiến dịch quân sự can thiệp.

Những tuần gần đây, Arab Saudi tuyên bố sẽ tăng cường ủng hộ phe nổi dậy Syria để chống lại ảnh hưởng ngày càng lớn của Iran và Nga tại quốc gia Trung Đông này. Hôm 31/10, ngoại trưởng Arab Saudi khẳng định sẽ cung cấp cho phe nổi dậy nhiều "vũ khí sát thương uy lực hơn".


Cựu trợ lý Tổng thống Putin đột tử tại Mỹ

Mikhail Lesin, một cựu trợ lý thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, vừa được tìm thấy đã chết trong một khách sạn ở Mỹ.
ong mikhail lesin (phai) khi con giu chuc bo truong truyen thong nga nam 2010. anh: afp

Ông Mikhail Lesin (phải) khi còn giữ chức Bộ trưởng Truyền thông Nga năm 2010. Ảnh: AFP

Ông Lesin, 57 tuổi, từng đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Truyền thông Nga, qua đời trong một khách sạn ở khu Dupont Circle tại thủ đô Wahsington DC, Mỹ, AFP ngày 6/11 đưa tin.

Nhà chức trách Mỹ đã thông báo cho Đại sứ quán Nga tại Washington, đồng thời khẳng định sẽ phối hợp với Nga điều tra rõ nguyên nhân cái chết của ông Lesin.

Người thân ông Lesin nói rằng ông qua đời sau một cơn đau tim, và cảnh sát không phát hiện thấy âm mưu đen tối nào trong vụ việc này, RT cho hay.

Từng giữ cương vị Bộ trưởng Truyền thông Nga từ năm 1999 đến 2004, ông Lesin là một trợ lý thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã cố vấn giúp ông chủ Điện Kremlin thành lập kênh truyền hình RT, kênh truyền hình tiếng Anh nổi tiếng của Nga.

Ông Lesin cũng từng giữ chức tổng giám đốc tập đoàn truyền thông hùng mạnh Gazprom của Nga vào năm 2013, nhưng từ chức một năm sau đó


Ai Cập có thể mất 70% du khách vì vụ máy bay Nga rơi

Ai Cập lo ngại du khách quốc tế sẽ ngoảnh mặt với nước này sau vụ máy bay Nga rơi xuống bán đảo Sinai, gây thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế.
du khach lam thu tuc chuan bi roi ai cap sau khi ket thuc ky nghi o thanh pho nghi duong sharm el-sheikh ngay 6/11. anh: reuters.

Du khách làm thủ tục chuẩn bị rời Ai Cập sau khi kết thúc kỳ nghỉ ở thành phố nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh ngày 6/11. Ảnh: Reuters.

"Nga có lượng du khách đến Ai Cập nhiều nhất với khoảng 3 triệu người một năm. Anh ở vị trí thứ hai với khoảng 1 triệu người", tờ Al Ahram dẫn lời Bộ trưởng Du lịch Ấn Độ Mohamed Yousef nói. "Họ rời đi là một đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp. Lượng khách du lịch giảm đi khoảng 70%".

Theo kịch bản này, tổng sản phẩm trong nước (GDP) Ai Cập sẽ giảm 11,3%, nguồn thu ngoại tệ giảm 14%, Bộ Du lịch Ấn Độ cho biết.

Ông Yousef đưa ra thông báo trong bối cảnh một số nước đang đình chỉ các chuyến bay đến và rời khỏi Ai Cập sau vụ một phi cơ chở khách Nga rơi xuống bán đảo Sinai làm 224 người trên khoang thiệt mạng hôm 31/10. Nga, Anh, Hà Lan, Ukraine đã hủy các chuyến bay đến và rời khỏi thành phố nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh cho đến khi nguyên nhân tai nạn được công bố.

Hoạt động du lịch Ai Cập giảm mạnh từ năm 2011 khi quốc gia này chìm trong phong trào biểu tình chống chính phủ. Lượng khách du lịch đến Ai Cập năm 2014 là 9,9 triệu người, so với 15 triệu người khi chưa xảy ra bất ổn.


Trung Quốc nói tàu Mỹ tuần tra Biển Đông gây tổn hại lòng tin

Ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng việc tàu Mỹ tuần tra gần đảo nhân tạo nước này xây trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam làm tổn hại lòng tin Trung - Mỹ. 
ngoai truong my john kerry va nguoi dong cap trung quoc vuong nghi. anh:scmp

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh:SCMP

Theo Reuters, ông Vương hôm nay điện đàm với người đồng cấp Mỹ John Kerry, cho rằng hành động của tàu Mỹ ở Biển Đông "làm tổn hại lòng tin lẫn nhau" và "kích động căng thẳng khu vực". "Trung Quốc hết sức quan ngại về điều này", đài truyền hình quốc gia Trung Quốc dẫn lời ông Vương nói. 

Trung Quốc hy vọng nền tảng quan hệ tốt đẹp với Mỹ mà chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới đây hồi tháng 9 đề ra không bị "can thiệp một cách không cần thiết", ông Vương nói. Ngoại trưởng Trung Quốc cũng kêu gọi phía Mỹ sớm giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn. 

Ông Vương đưa ra bình luận với ông Kerry một tuần sau khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ áp sát một trong các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 

Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hôm qua đi máy bay, lên tàu sân bay Mỹ đang di chuyển qua Biển Đông và cho rằng Trung Quốc gây gia tăng căng thẳng khu vực.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục