Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông nhưng sẽ không cho phép bất kỳ chính phủ nước ngoài nào dùng quyến đó để đưa máy bay và tàu quân sự xâm nhập lãnh thổ của Bắc Kinh, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines ngang nhiên tuyên bố.
Tin thế giới đọc nhanh chiều 07-11-2015
- Cập nhật : 07/11/2015
Thủ lĩnh đối lập Myanmar “thách thức” hiến pháp
Bà Aung San Suu Kyi tuyên bố sẽ nắm giữ vị trí “cao hơn cả tổng thống” nếu Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà giành thắng lợi trong cuộc bầu cử vào ngày 8-11 tới tại Myanmar.
Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi chính phủ bán dân sự nắm quyền hồi năm 2011.
Trong cuộc họp báo diễn ra ở nhà riêng tại TP Rangoon hôm 5-11, thủ lĩnh đối lập này nêu rõ ý định sẽ vượt qua trở ngại hiến pháp để lên nắm quyền.
Theo AP, mặc dù NLD được đánh giá là có nhiều khả năng dẫn đầu cuộc bầu cử nhưng hiến pháp Myanmar cấm bà Suu Kyi giữ chức tổng thống do chồng và con bà có quốc tịch nước ngoài.
“Tôi sẽ ở vị trí cao hơn cả tổng thống. Đó là một thông điệp rất đơn giản” - người phụ nữ từng đoạt Giải Nobel Hòa bình khẳng định. Khi được hỏi liệu điều này có phạm luật không, nữ chính trị gia 70 tuổi trả lời: “Hiến pháp Myanmar không đề cập vị trí cao hơn tổng thống và tôi đã có kế hoạch”.
Bên cạnh đó, bà Suu Kyi nhận định chiến dịch tranh cử diễn ra “không hoàn toàn tự do và công bằng”, đồng thời cáo buộc nhà chức trách không điều tra những sai phạm luật bầu cử.
Theo Reuters, hơn 90 đảng sẽ tham gia các cuộc bầu cử quốc hội, hội đồng lập pháp tại 14 bang và vùng vào ngày 8-11 với hơn 30 triệu cử tri Myanmar dự kiến đi bỏ phiếu. Theo hiến pháp Myanmar, 166/664 ghế trong quốc hội được dành cho quân đội. Quốc hội sẽ bầu chọn tổng thống để đứng ra thành lập chính phủ.
Triều Tiên mở dịch vụ du lịch bằng trực thăng
Báo chí phương Tây ngày 6/11 đưa tin Triều Tiên sẽ mở dịch vụ du lịch ngắm cảnh ở thủ đô Bình Nhưỡng bằng trực thăng.
Theo Reuters, khách du lịch có thể ngắm cảnh đẹp tại thủ đô của Triều Tiên bằng máy bay trực thăng Mil Mi-17.
Hiện các công ty du lịch phương Tây đang giới thiệu với khách hàng về chương trình nêu trên với mức giá 180 euro. Mẫu máy bay Mi-17 từng được sử dụng trong biên chế quân đội Triều Tiên nhưng hiện đã được chuyển đổi mục đích sử dụng để phục vụ khách du lịch có nhu cầu bay từ Bình Nhưỡng tới các tỉnh và thành phố.
Ông Rowan Beard, thành viên công ty du lịch Young Pioneer, cho biết: “Du lịch bằng trực thăng do hãng Air Koryo tổ chức sẽ đưa khách tới thăm quan khách sạn Ryugyong cao 105 tầng, bay trên sông Taedong và tới sân vận động lớn nhất thế giới 1/5”.
Ngoài ra, hãng hàng không Air Koryo cũng đề xuất dịch vụ bay du lịch trên trực thăng Antonov 24 cho du khách.
Ông Simon Cockerell, thành viên công ty du lịch Koryo ở Trung Quốc, cho biết thăm quan du lịch bằng trực thăng sẽ đưa du khách đi quanh một trang trại và một tượng đài kỉ niệm của Đảng Lao động Triều Tiên.
Khi bay trên không, du khách được phép chụp ảnh trong khoảng thời gian từ 30 đến 40 phút.
Kể khi lên nắm quyền năm 2012, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm thu hút khách du lịch tới Triều Tiên. Dù quốc gia Đông Á này không công bố số liệu du khách tới Triều Tiên song các hãng du lịch nước ngoài cho biết có khoảng 6.000 khách du lịch phương Tây tới đây mỗi năm.
Italy bắt đầu xét xử vụ bê bối mafia cấu kết quan chức chính quyền
Kể từ khi vụ bê bối có tên gọi "mafia thủ đô" này vị phanh phui vào cuối năm 2014 đã có hơn 150 người bị bắt và điều tra.
Ngày 5/11, nước này đã mở phiên tòa xét xử những người bị cáo buộc tham gia một hệ thống cấu kết chặt chẽ giữa "thế giới tội phạm ngầm"mafia và một loạt quan chức chính quyền các cấp ở thủ đô Rome, thu hút sự chú ý sâu sắc của dư luận nước này.
Trong đợt đầu của phiên tòa lớn nhất ở Rome kể từ nhiều thập kỷ qua, 46 người, gồm nhiều "bố già" và hàng loạt quan chức đứng đầu một số công ty trực thuộc chính quyền và các sở ban ngành ở thành phố Rome, đã bị đưa ra xét xử.
Trong khi những tên mafia bị cáo buộc đã điều hành một hệ thống chân rết nhằm khai thác các nguồn ngân sách nhà nước liên quan đến xây dựng, những quan chức và doanh nhân còn lại bị buộc tội cấu kết với mafia, rửa tiền, nhận hối lộ, tham nhũng và thậm chí giúp chúng thao túng các hoạt động chính trị của chính quyền thành phố, can thiệp vào một số cuộc bầu cử ở cấp địa phương.
Nhiều người trong số đó bị phát hiện có tên trong "bảng lương" hàng tháng của mafia.
Kể từ khi vụ bê bối có tên gọi "mafia thủ đô" này vị phanh phui vào cuối năm 2014 đã có hơn 150 người bị bắt và điều tra.
Vụ việc đã gây sóng gió cho chính phủ trung-tả cầm quyền, với những cáo buộc từ phía đối lập rằng đảng Dân chủ (Pd) cầm quyền đã "bảo kê" cho mafia trong thời gian dài.
Đây là bê bối mới nhất liên quan đến sự cấu kết chặt chẽ giữa các hệ thống tội phạm ở Italy với chính giới của nước này.
Vụ việc đã làm chấn động Italy khiến cho một loạt quan chức từ cấp thấp đến cao của chính quyền thủ đô bị cách chức, bị bắt hoặc bị điều tra và khiến cho đảng cầm quyền bị mất uy tín./
Nga đề xuất bản kế hoạch 7 điểm giải quyết khủng hoảng Syria
Chính phủ Nga đã đề xuất một bản kế hoạch hòa bình gồm 7 điểm để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, trước khi các cuộc đàm phán quốc tế sẽ được tổ chức ở Geneva (Thụy Sỹ) bắt đầu vào ngày 13/11.
Khía cạnh đáng chú ý nhất của bản kế hoạch là kêu gọi ông Assad từ bỏ quyền lực, sau khi có sự chuyển giao cho một Chính phủ mới được thành lập hợp pháp.
Kế hoạch đề xuất một giải pháp “không có người chiến thắng, không có kẻ thất bại”, các nhà phân tích cho biết nó tương tự như hiệp ước Taif giúp kết thúc nội chiến Lebanon năm 1989.
Hiện chính phủ các quốc gia phương Tây chưa có bất kỳ phản ứng đối với bản kế hoạch. Ông Vladimir Florov, một cố vấn đối ngoại cấp cao của chính phủ Nga đăng tải 7 điểm trong bản kế hoạch trên báo điện tử Gazeta.ru
7 điểm gồm:
1 - Sẽ có 2 loại phe vũ trang đối lập: Những người sẵn sàng đàm phán với chính quyền Bashar al Assad và những người sẽ tiếp tục kháng chiến vũ trang.
2 - Một hiệp ước ngừng bắn sẽ được ký kết giữa chế độ Assad và các lực lượng đối lập sẵn sàng đối thoại với chính quyền. Các bên ngừng tiếp nhận vũ khí từ “nhà tài trợ nước ngoài”.
4 - Nga sẽ đảm bảo ông Assad sẽ không tham gia tranh cử tổng thống với tư cách cá nhân, tuy nhiên sẽ đề cử ai đó trong gia tộc hoặc thành viên nội các.
5 - Tất cả các nhóm vũ trang đối lập và lực lượng dân quân dược Iran hậu thuẫn sẽ được đồng hóa vào lưc lượng quân đội Syria khi có chính phủ mới.
6 - Nga sẽ đảm bảo một lệnh ân xá đầy đủ cho mọi đại diện đến từ các phe đối lập vũ trang miễn là họ đồng ý bỏ ý định khởi tố ông Asssad và gia đình.
7 - Quân đội Nga sẽ tiếp tục hiện diện ở Syria thông qua một nghị quyết đặc biệt của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc như một sự đảm bảo việc thực hiện thỏa thuận.
Ông Florov cho biết: “Nga cố gắng thúc đẩy một giải pháp chính trị”. Kế hoạch này đề xuất một lệnh ngừng bắn sẽ được thực hiện sau khi các bên chấm dứt tiếp nhận vũ khí nước ngoài, ông Florov nhấn mạnh.
Cố vấn đối ngoại Nga chỉ rõ, Nga sẽ đảm bảo trong khi Tổng thống Syria Assad từ bỏ quyền lực, ông vẫn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình chuyển đổi chính trị.
Trung Quốc cách chức 5 quan chức ngành tư pháp
Tân Hoa Xã dẫn lời Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cho biết trong số 5 quan chức trên, có Trần Hải Âu, nguyên chánh án Tòa án tối cao thành phố Bắc Kinh. Ông này đã nhiều lần nhờ vả các thẩm phán của tòa án theo yêu cầu của người quen. Ông Trần Hải Âu đã bị cách chức.
Ngoài ra, các quan chức chống tham nhũng đã điều tra một nguyên bí thư sau khi người này đã “nhờ” quan tòa tuyên mức án “nhẹ tay” hơn cho một người bạn mắc tội danh gây tai nạn giao thông.
Tân Hoa Xã không cung cấp chi tiết về các trường hợp còn lại.
Tháng 3-2015, Trung Quốc đã công bố các luật lệ mới quy định cơ quan tư pháp phải lưu giữ thông tin chi tiết về các vụ can thiệp án, bất kể do ai thực hiện. Những người vi phạm nghiêm trọng dẫn tới xét xử oan sai có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.