Chiến đấu cơ B-1 Lancer là một trong những máy bay ném bom chiến lược chủ lực hàng đầu của Mỹ. Đây là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp cánh xòe của Không quân Mỹ, sử dụng 04 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/h và có khả năng mang tên lửa hành trình AGM-86B và tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 cùng nhiều loại bom khác.
Tin thế giới đọc nhanh chiều 08-01-2016
- Cập nhật : 08/01/2016
Triều Tiên nắm quá rõ điểm yếu của Trung Quốc
Triều Tiên quan trọng đến mức Trung Quốc phải bảo vệ bằng mọi giá, bất kể Bình Nhưỡng “ngổ ngáo” cỡ nào?
Không lâu sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch (bom H) hôm 6-1, ứng viên tổng thống Mỹ bên phía Đảng Cộng hòa Donald Trump lôi Trung Quốc vào cuộc. Phát biểu trên đài CNN, tỉ phú Trump nói ông phát ngán vì Mỹ cứ phải hành động như thể cảnh sát của thế giới.
“Trung Quốc phải giải quyết vấn đề Triều Tiên. Nếu họ không chịu, chúng ta sẽ gây sức ép với họ về thương mại” – ông nói.
Tuy nhiên, theo báo The Wall Street Journal (Mỹ), Triều Tiên đang “trói chân” người láng giềng khổng lồ. Cơn ác mộng của Bắc Kinh là chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ, giúp Mỹ đưa quân đến tận cửa nhà Trung Quốc.
Vợ chồng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye (trái) tại Bắc Kinh hồi tháng 9-2015. Ảnh: EPA
Thực tế đó củng cố sự cầm quyền của gia tộc họ Kim tại Triều Tiên. Và vụ thử hạt nhân hôm 6-1 là ví dụ sống động cho việc Triều Tiên lợi dụng rất tốt mối lo âu canh cánh của Trung Quốc. Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un biết rõ nước mình là vùng đệm không thể thiếu – như cách gọi của người Trung Quốc là “như môi với răng”.
Bằng vụ thử mới nhất, ông Kim không chỉ thách thức Mỹ, từ đó đòi hỏi những nhượng bộ về kinh tế và chính trị, mà còn chơi trò tâm lý quen thuộc với Bắc Kinh để đổi lấy thực phẩm, năng lượng cũng như sự tồn tại của chế độ.
Bắc Kinh không dám buông Bình Nhưỡng, bởi làm thế có thể “mất” Đông Á vào tay Washington, kéo theo đó là sự thắng thế của hệ thống đồng minh Mỹ - với “hòn đá tảng” Nhật Bản - tại khu vực. Hơn nữa, nếu không “trị” được Triều Tiên, Trung Quốc có thể bị Hàn Quốc đánh giá thấp lời mời gọi tăng cường hợp tác.
Về mặt công khai, phản ứng chính thức của Trung Quốc về vụ thử hôm 6-1 cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong-un chưa đẩy đồng minh lớn nhất của mình đi xa quá.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói nước bà phản đối hành động của Triều Tiên song bỏ qua câu hỏi về các biện pháp trừng phạt tiềm năng từ phóng viên, thay vào đó là lập luận quen thuộc “cần đàm phán để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”.
Iran cáo buộc chiến đấu cơ Arab Saudi tấn công đại sứ quán tại Yemen
"Arab Saudi chịu trách nhiệm trước thiệt hại đối với tòa đại sứ quán và việc một số nhân viên bị thương", đài truyền hình quốc gia IRIB dẫn lời Hossein Jaber Ansari, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran, hôm nay nói.
Theo Reuters, ông Ahmed Asseri, phát ngôn viên liên quân do Arab Saudi dẫn đầu chiến đấu ở Yemen cho biết họ sẽ điều tra cáo buộc của Iran.
Các máy bay của liên minh tối qua tiến hành những đợt không kích mạnh tại Sanaa nhằm vào những giàn phóng tên lửa lực lượng dân quân Houthi dùng để tấn công Arab Saudi, Ahmed Asseri nói. Ông cho biết nhóm này đã dùng các cơ sở dân sự, trong đó có đại sứ quán bị bỏ không.
Theo Asseri, liên quân đã yêu cầu tất cả các nước cung cấp tọa độ vị trí những phái đoàn ngoại giao của họ, và các cáo buộc dựa trên thông tin người Houthi cung cấp "không đáng tin cậy".
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Iran - Arab Saudi ngày càng rạn nứt, khi một số đồng minh của Arab Saudi đã cắt đứt hoặc hạ cấp quan hệ ngoại giao với Tehran trong vài ngày qua.
Khủng hoảng ngoại giao xảy ra sau khi những người biểu tình xông vào Đại sứ quán Arab Saudi ở Tehran vì phẫn nộ trước việc Arab Saudi xử tử Sheikh Nimr al-Nimr, giáo sĩ nổi tiếng người Shia.
Chính phủ Iran hôm nay cũng đã cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm được sản xuất tại Arab Saudi. Quyết định được đưa ra trong cuộc họp nội các do Tổng thống Iran Hassan Rouhani chủ trì.
Hàn Quốc đề nghị Trung Quốc hợp tác trừng phạt Triều Tiên
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và các quan chức quân sự trong bức ảnh công bố hồi tháng 9 năm ngoái. Ảnh: Reuters
Kim Jang-soo, Đại sứ Hàn Quốc tại Bắc Kinh, gửi thông điệp tới Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị,Yonhap dẫn lời một quan chức ở Seoul.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se cũng có kế hoạch điện đàm với ông Vương, và thời gian liên quan đang được thảo luận, Cho June-hyuck, phát ngôn viên của ông Yun, nói.
"Trung Quốc đã gửi thông điệp mạnh mẽ phản đối Triều Tiên thông qua tuyên bố của Bộ Ngoại giao hôm qua", ông nói. "Hy vọng Trung Quốc sẽ tích cực hợp tác trong việc tham vấn tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc".
Hội đồng gồm 15 thành viên lên án sự khiêu khích của Triều Tiên trong tuyên bố của chủ tịch. Bình Nhưỡng nói đã thử bom nhiệt hạch thành công, chỉ hai ngày trước sinh nhật của lãnh đạo Kim Jong-un. Hội đồng cho biết sẽ thực hiện "thêm những biện pháp quan trọng" nhằm vào Triều Tiên và sẽ thảo luận về nghị quyết mới.
Trung Quốc, cũng như Nga, được coi là có tiếng nói lớn hơn so với các nước khác trong quá trình này.
World Bank hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2016 chỉ còn 2,9%, giảm so với 3,3% hồi tháng 6 năm ngoái. Cơ quan này cho biết năm 2015, GDP thế giới tăng 2,4%, thấp hơn cả dự báo (2,8%) và tốc độ năm trước đó (2,6%).Bức tranh u ám tại các nền kinh tế mới nổi là lý do chính khiến GDP toàn cầu tăng trưởng dưới 3% trong 5 năm liên tiếp. WB đã hạ dự báo của Trung Quốc năm nay từ 7% xuống 6,7%. GDP Brazil được ước tính co lại 2,5%. Còn Nga có thể tăng trưởng âm 0,7%.
"Kinh tế toàn cầu sẽ phải thích nghi với thời kỳ mới, là tăng trưởng tại các nước mới nổi lớn sẽ chậm lại, đặc trưng bởi giá hàng hóa giảm, và thương mại cũng như dòng vốn chảy vào cũng đi xuống", Phó chủ tịch cấp cao WB - Kaushik Basu nhận xét.
WB tỏ ra lo ngại về khối nợ lớn của Trung Quốc và cho rằng đây là rủi ro trong ngắn hạn. Hầu hết quốc gia đang phát triển đều có tỷ lệ nợ trên GDP tăng lên.
Tăng trưởng tại Mỹ cũng bị hạ từ 2,8% xuống 2,7%, do xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng bởi đồng đôla mạnh. Trong khi đó, chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ tiếp tục được duy trì tại Nhật Bản và khu vực đồng euro để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế.
Dù vậy, WB cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ được hỗ trợ phần nào khi Trung Quốc chuyển hướng tăng trưởng dựa vào tiêu dùng và dịch vụ, còn Mỹ nâng lãi suất mà không gây ra biến động lớn. Vì thế, năm 2017, GDP toàn cầu có thể tăng 3,1%.
Đảng đối lập lên kế hoạch lật đổ tổng thống Venezuela trong vòng 6 tháng
Đảng đối lập chuẩn bị kế hoạch trong vòng sáu tháng tới sẽ lật đổ tổng thống Venezuela trước nhiệm kỳ mặc dù đã đánh bại đảng cầm quyền và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua.