Sau khi Hoa Kì lên tiếng cảnh báo sự có mặt của tàu chiến Trung Quốc gần bờ biển Alaska, mức độ “đe dọa” dường như đã không còn, nhưng Lầu Năm Góc vẫn còn nhiều hoài nghi về mục đích thực của vụ việc.
Tin thế giới đọc nhanh 08-01-2016
- Cập nhật : 08/01/2016
Mỹ-Hàn thảo luận đưa vũ khí chiến lược tới bán đảo Triều Tiên
Các vũ khí chiến lược đang được xem xét gồm có một tàu ngầm hạt nhân, máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và "pháo đài bay" B-52. "Chi tiết cụ thể bao gồm thời gian các loại vũ khí chiến lược sẽ được triển khai vẫn chưa được kết luận" - vị quan chức nói. Người này cho biết thêm "nhiều ý kiến khác nhau đang được xem xét".
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo (giữa) nói về cam kết "bọc thép" của Mỹ vào ngày 7-1. Ảnh: Yonhap
Hôm 6-1, Triều Tiên đã tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch. Vài giờ sau tuyên bố trên, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với người đồng cấp Mỹ Ashton Carter và thảo luận làm thế nào để thắt chặt hợp tác an ninh sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân thứ tư.
Google xin lỗi Nga vì vụ 'dịch lộn chết người'
Trong khi đó, họ của Sergey Lavrov - Ngoại trưởng Nga được dịch là "grustnaya loshadka", tức "sad little horse" (chú ngựa nhỏ buồn bã).
Mại dâm nam yêu cầu được công nhận
Người làm công việc phục vụ tình dục ở Zimbabwe thường là phụ nữ. Tuy nhiên, tại Hội nghị Quốc tế về AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (ICASA) lần thứ 18 được tổ chức ở Zimbabwe, các đại biểu đã rất sửng sốt khi nghe đại diện Liên minh Công nghiệp Tình dục châu Phi Onkokame Mosweu phát biểu yêu cầu các nước công nhận mại dâm nam là một nghề.
Báo Daily News (Zimbabwe) dẫn lời ông Onkokame Mosweu rằng phải chấm dứt tình trạng các mại dâm nam cũng như các mại dâm nữ bị phân biệt đối xử và lạm dụng.
Công nhận mại dâm nam là việc các nước châu Phi nên làm nếu thật sự muốn chấm dứt HIV/AIDS vào năm 2030 như mục tiêu đề ra. Một khi không còn bị phân biệt đối xử, người hành nghề mại dâm có thể tiếp cận các biện pháp ngăn chặn cũng như hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS.
Trong chỉ dẫn điều trị HIV công bố cuối năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị các nước nên cho các nhóm người có nhiều nguy cơ nhiễm và lây lan HIV như những người hành nghề mại dâm chưa nhiễm HIV được tiếp cận chương trình phòng bệnh: mỗi ngày uống một viên thuốc để ngăn nhiễm HIV trong ngày đó.
Trong khi ông Onkokame Mosweu phát biểu: Các mại dâm nam đến từ các nước khắp châu Phi tập trung và tự do đi lại bên ngoài khu vực diễn ra hội nghị. Dù đòi hỏi mại dâm nam được công nhận là một nghề nhưng bản thân họ lại chủ ý tránh né truyền thông.
Năm vũ khí Iran giúp 'lật ngược ván bài' với Saudi Arabia
Mặc dù không phải là một loại vũ khí, lực lượng đặc nhiệm Quds, thuộc cơ cấu của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), là công cụ hiệu quả nhất mà Tehran có thể dùng để chống lại Saudi Arabia. Với con số khoảng 15.000 binh sĩ, lực lượng chuyên hoạt động bí mật này đã khiến quân đội Mỹ phải "khổ sở" trong chiến dịch chiếm đóng Iraq.
Lực lượng Quds đã huấn luyện cho quân nổi dậy Shi'ite địa phương và cung cấp vũ khí cho nhóm này chống lại các lực lượng quân đội Mỹ - bao gồm đạn xuyên giáp với đầu nổ tự tạo thành (EFP) để xuyên phá giáp của các xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams. Vào thời gian đỉnh điểm của cuộc chiến tranh Iraq, các EFP là nguyên nhân gây nên 1/5 thương vong cho quân đội Mỹ.
Trong khi lực lượng không quân Iran sử dụng các loại máy bay lỗi thời, Tehran vẫn có khả năng tấn công "phủ đầu" thông qua hệ thống tên lửa đạn đạo. Iran có thể dùng tên lửa bất cứ lúc nào vì có rất nhiều trong kho, gồm tên lửa loại nhiên liệu lỏng Emad, có phạm vi bắn gần 1.610 km. Ngoài ra, nước này cũng có các tên lửa đạn đạo Shahab. Biến thể mới nhất là Shahab-4, có phạm vi bắn 3.860 km.
Loại tên lửa đạn đạo "tối tân" nhất của Iran là tên lửa Sejjil, vốn rất khó để săn lùng. Chúng cũng có thời gian phản ứng rất nhanh. "Sejil 3 có tầm bắn tối đa 4.000 km và trọng lượng 38.000 kg" - theo dự án Missile Threat của Viện nghiên cứu Claremont & George C. Marshall.
Do Saudi Arabia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ để phát triển nền kinh tế của mình, Iran có thể tắt eo biển Hormuz hoặc làm gián đoạn giao thông hàng hải tại Vịnh Ba Tư. Thật vậy, Iran đã từng nỗ lực để làm việc đó trong thời điểm được biết như là cuộc chiến tranh Tanker những năm 1980.
Được thiết kế để hoạt động trong vùng nước nông của Vịnh Ba Tư, Iran có thể sử dụng các tàu ngầm nhỏ lớp Ghadir để tấn công tàu thuyền và các cảng biển của Saudi Arabia. Các tàu ngầm nhỏ cũng có thể được sử dụng để triển khai lực lượng Quds vào lãnh thổ Saudi nhằm thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Bên cạnh đó, các tàu cũng có thể được sử dụng để bí mật đặt mìn.
5. Tên lửa hành trình Soumar
Iran ngày 8-3-2015 đã công bố tên lửa hành trình tầm xa Soumar do chính nước này phát triển. Ảnh: Presstv
Trung Quốc ngang nhiên đặt đường ống trong vùng biển Nhật
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết một tàu nghiên cứu hàng hải Trung Quốc hôm 7-1 bị phát hiện đang hạ đường ống xuống lãnh hải thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản, cách đảo Okinawa khoảng 340 km về phía Nam.
Đây là ngày thứ 3 liên tiếp tàu Trung Quốc, dường như đang tiến hành cuộc khảo sát tài nguyên biển, bị phát hiện trong vùng biển gần đảo Okinawa. Một tàu tuần tra của JCG kêu gọi tàu Trung Quốc chấm dứt hoạt động trên và cho đó là hành động trái phép.
Tàu vũ trang của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc được phát hiện gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/ Senkaku. Ảnh: AP
Ngày 3-1, 4 tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc, trong đó có một chiếc mang tháp pháo, xuất hiện gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Sensaku ở biển Hoa Đông. Khi đó, JCG có trụ sở tại Naha, tỉnh Okinawa, cảnh báo các tàu Trung Quốc không được tiến vào vùng lãnh hải nước này, đồng thời yêu cầu họ rời đi.
Ngày 26-12, một chiếc tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc trang bị vũ khí cũng được nhìn thấy đi vào vùng biển gần đảo tranh chấp.
Diễn biến mới đây khiến giới chức Nhật Bản không khỏi lo ngại rằng Trung Quốc có thể gia tăng các hoạt động trong khu vực tranh chấp ở biển Hoa Đông. Đầu năm nay, Nhật Bản cũng từng chỉ trích Trung Quốc thăm dò dầu khí ở biển Hoa Đông, công khai những hình ảnh trực tuyến về các giàn khoan và thiết bị khác của Trung Quốc.