Lo ngại TQ đẩy nhanh lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông
Malaysia đưa nội dung chống IS vào trường học
Mỹ trục xuất dân nhập cư bất hợp pháp
Số người Triều Tiên đào tẩu giảm mạnh dưới thời Kim Jong-un
Đến lượt kinh tế Singapore chững lại
Tin thế giới đọc nhanh chiều 05-01-2016
- Cập nhật : 05/01/2016
Mỹ lo căng thẳng Biển Đông gia tăng sau hành động của Trung Quốc
"Chúng tôi khuyến khích các bên liên quan đến tranh chấp giảm căng thẳng bằng cách kiềm chế có những hành động đơn phương làm giảm ổn định trong khu vực, có những bước đi tìm ra những giải pháp ngoại giao có ý nghĩa", Guardian dẫn lời Pooja Jhunjhunwala, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết hôm qua.
Bà Jhunjhunwala cho rằng việc các nước công khai cam kết dừng cải tạo, xây dựng thêm và quân sự hóa các thực thể ở Trường Sa là "sự cần thiết cấp bách".
Trung Quốc hôm 2/1 thực hiện việc bay thử nghiệm ra sân bay nước này xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối hành động của nước này.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình, hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. Hành động này cũng làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông, giảm sự tin cậy chính trị giữa hai nước. Việt Nam đã kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc không tái diễn các hành động tương tự.Trung Quốc từ năm ngoái đẩy mạnh việc cải tạo và xây dựng trên ít nhất 7 đá ở Trường Sa. Các tổ chức nghiên cứu về an ninh và chính quyền nhiều nước đã cảnh báo Bắc Kinh củng cố sức mạnh quân sự ở đây.
Obama siết luật, người Mỹ kéo nhau mua súng
Buổi triển lãm súng diễn ra tại Tuscon, một thành phố ở bang Arizona. Một sự kiện tương tự khác cũng diễn ra ở Chantilly, Virginia và những nơi khác trên nước Mỹ. Điều này cho thấy rất nhiều người Mỹ vẫn lo lắng khi lệnh kiểm soát súng chính thức có hiệu lực.
Tại một sự kiện khác ở Grand Forks, North Dakota, nhà cung cấp súng Alice Strand cho rằng việc kiểm soát súng của chính phủ sẽ thúc đẩy việc kinh doanh cho các nhà cung cấp. Cô nói với tờ Grand Forks Herald rằng: "Chúng tôi càng nghe về kiểm soát súng, chúng tôi càng bán được chúng”.
Tàu vũ trangTrung Quốc áp sát Senkaku
Bốn con tàu thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc, trong đó có một chiếc trang bị vũ khí, hôm 3-1 xuất hiện gần quần đảo Điếu Ngư/Sensaku ở biển Hoa Đông
Theo lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) có trụ sở tại Naha, tỉnh Okinawa, chiếc tàu Haijing 31241 có trang bị tháp pháo đã tiếp cận vùng tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản cùng với 3 con tàu khác là Haijing 2401, 2166 và 2101.
Ngay sau đó, một tàu tuần tra Nhật Bản cảnh báo các tàu Trung Quốckhông được tiến vào vùng biển nước này, đồng thời yêu cầu họ rời khỏi đây.
Đây không phải lần đầu tiên tàu Trung Quốc bị phát hiện trong khu vực này. Trước đó, một chiếc tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc trang bị vũ khí được nhìn thấy đi vào vùng biển gần đảo tranh chấp hôm 26-12.
Tàu Trung Quốc thường xuyên bị phát hiện trong khu vực nói trên sau khi Nhật Bản mua lại một phần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ một công dân nước này và kiểm soát chúng từ năm 2012.
Diễn biến mới đây khiến giới chức Nhật Bản không khỏi lo ngại rằng Trung Quốc có thể gia tăng các hoạt động trong khu vực tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Cuối năm 2016, tờ The Daily Beast (Mỹ) thậm chí còn cho rằng ý đồ của Trung Quốc không dừng lại ở Senkaku mà còn vươn đến quần đảo Ryukyu của Nhật. Trung tâm Ryukyu chính là đảo Okinawa, nơi đồn trú của hơn phân nửa trong số 54.000 lính Mỹ tại Nhật.
Ukraine tuyên chiến thương mại với Nga
Chính phủ Ukraine hôm 2-1 tuyên bố hủy bỏ chế độ thương mại tự do với Nga trong thời hạn 1 năm, tính từ ngày 30-12-2015.
Theo đó, quyết định trên sẽ hết hiệu lực vào ngày 31-12-2016 hoặc sau khi Nga chấm dứt việc vi phạm hiệp ước thương mại tự do với Ukraine.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yasenyuk cũng ký quyết định cấm nhập khẩu một số mặt hàng Nga từ ngày 10-1 đến ngày 5-8, gồm: rượu vodka, kẹo, thịt, sô-cô-la, sản phẩm dinh dưỡng trẻ em, cá, phô mai chế biến, bia, thuốc lá đầu lọc và một loạt mặt hàng thực phẩm khác. Ngoài ra, lệnh cấm còn áp dụng cho một số trang thiết bị của ngành đường sắt.
Chính phủ Ukraine khẳng định các biện pháp trên nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế và an ninh của đất nước. Theo hãng tin Newsru. Kiev muốn trả đũa việc Moscow quyết định ngưng hiệp định thương mại tự do với Ukraine trong khuôn khổ các nước thuộc Cộng đồng Các quốc gia độc lập (SNG) và ban hành lệnh cấm nhập khẩu đối với hàng hóa nước này.
Ukraine ước tính có thể thiệt hại 600 triệu USD trong năm nay do cuộc chiến thương mại với Nga. Ngoài ra, Bộ Tài chính Nga còn đang tiến hành thủ tục kiện Ukraine tại Anh sau khi Kiev tuyên bố không thể trả được khoản nợ 3,075 tỉ USD tiền trái phiếu Eurobond cho Moscow.
Trước đó, Moscow đã đồng ý giảm giá khí đốt bán cho Kiev từ ngày 1-1-2016 trong nỗ lực cạnh tranh tốt hơn tại thị trường châu Âu. Cụ thể, mức giá này được giảm từ 230 USD xuống còn 212,2 USD/1.000 m3. Hiện khí đốt được giao dịch ở mức 170 USD/1.000 m3 tại các thị trường châu Âu.
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine Volodymyr Demchyshyn từng tuyên bố nước này sẵn sàng mua khí đốt của Nga trong quý I/2016 nếu giá giảm xuống dưới 200USD/ 1.000 m3.
Trong một diễn biến khác, kênh Fox Newsngày 3-1 đưa tin Nga lần đầu tiên nêu đích danh Mỹ là 1 trong những mối đe dọa đối với an ninh nước này trong văn kiện được Tổng thống Putin ký vào ngày cuối cùng năm 2015.
Văn kiện này cũng cáo buộc Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ cuộc đảo chính vi hiến ở Ukraine năm 2014 khiến sự rạn nứt giữa Nga và phương Tây thêm nghiêm trọng
Triều Tiên chi tiêu 1/4 GDP vào quân sự
Theo báo cáo Chi tiêu quân sự và chuyển giao vũ khí thế giới của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2015, Triều Tiên chi khoảng 4 tỉ USD/năm, tức 23,8% trong 17 tỉ USD bình quân GDP mỗi năm của nước này trong 10 năm từ 2002 tới 2012. Triều Tiên bỏ xa nước giữ vị trí thứ hai là Oman với 10,9% GDP bình quân chi tiêu cho quân sự, tiếp theo là Eritrea (thuộc châu Phi) với 8,6% và Ả Rập Xê Út (8,2%), hãng tin Hàn Quốc Yonhap ngày 4.1 cho biết.
Trên thực tế đó chỉ là xếp hạng tính trên bình quân GDP, không phản ánh số tiền bỏ ra. Nếu tính danh sách chi tiêu trên tài chính đơn thuần, Triều Tiên chỉ xếp thứ 36 trên thế giới, trong khi Hàn Quốc xếp thứ 11 (dù chi tiêu quân sự chỉ chiếm 2,5% GDP nước này).
Mỹ là nước dẫn đầu về chi tiêu đổ vào quân sự với 656 tỉ USD hàng năm, bỏ khá xa nước xếp thứ hai là Trung Quốc (88,5 tỉ USD/năm). Chỉ tính riêng trong năm 2012, Mỹ đã chi 724 tỉ USD vào quốc phòng, trong khi Trung Quốc chi hơn 85 tỉ USD, và Triều Tiên là 3,85 tỉ USD.
Cũng theo báo cáo này, Triều Tiên là nước có tỉ lệ quân lính so với dân cao nhất thế giới với 1,17 triệu lính (trên gần 25 triệu dân, theo số liệu tính đến năm 2013 của Ngân hàng Thế giới). Con số ở Trung Quốc tương ứng là 2,21 triệu và Mỹ là 1,41 triệu.
Ở lĩnh vực xuất khẩu vũ khí, Triều Tiên xếp thứ 27 thế giới với 100 triệu USD doanh thu bán vũ khí trung bình hàng năm. Số tiền này chiếm 10,2% trong toàn bộ giá trị xuất khẩu của Triều Tiên và đặt họ vào vị trí số 1 trong số những nước có tỉ lệ kim ngạch buôn bán vũ khí trên tổng doanh thu xuất khẩu.
Danh sách cũng chỉ ra Mỹ xuất khẩu vũ khí bình quân mỗi năm đạt 102,4 tỉ USD trong giai đoạn năm 2002 đến năm 2012, tương tự ở Nga là 6,8 tỉ USD/năm, xếp thứ hai nhưng bị Mỹ bỏ khá xa.
Song song với chặng đường 10 năm chi bình quân 23,8% GDP cho quân sự nêu trên, Triều Tiên cũng ít nhất 5 lần thử tên lửa từ năm 2002 đến nay, bao gồm đợt thử bị cho là thất bại vào tháng 11.2015.
Kể từ lúc nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền (năm 2011), Triều Tiên đã thử tên lửa vào các năm 2013, 2014 và 2015.
Sức mạnh quân sự của Triều Tiên đi ngược lại với khó khăn kinh tế họ trải qua, bao gồm khó khăn do thiên nhiên như hạn hán, điển hình là đợt hạn hán nghiêm trọng nhất 100 năm qua vào tháng 6.2015. Liên Hiệp Quốc và cả Hàn Quốc cũng thường xuyên gửi hàng cứu trợ đến người dân Triều Tiên trong nhiều năm qua thông qua Chương trình Lương thực Thế giới (WFP).