tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 06-01-2016

  • Cập nhật : 06/01/2016

Trung Quốc bị tố tung tàu chiến tuần tra biển

Trung Quốc đang nâng cấp thêm 5 tàu chiến để phiên chế cho Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc (CCG) với nhiệm vụ tuần tra tại các vùng biển tranh chấp, trong đó có khu vực xung quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát (phía Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông.

Thông tin này do Trung tâm Thông tin về Nhân quyền và Dân chủ (ICHR), tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở Hồng Kông, công bố hôm 4-1. ICHR dẫn các nguồn tin cho biết công tác nâng cấp 3 tàu khu trục hạng nhẹ lớp Giang vệ được trang bị tên lửa dẫn đường đã hoàn tất. Trong khi đó, công tác nâng cấp 2 tàu khu trục lớp Lữ đại được trang bị tên lửa dẫn đường sẽ được hoàn tất trong năm 2016 này.

tau hai canh trung quoc 31239 anh: asahi

Tàu Hải cảnh Trung Quốc 31239 Ảnh: ASAHI

​Theo ICHR, các tàu của CCG được trang bị pháo tự động có khả năng phóng đạn cối và đạn xuyên giáp, có tốc độ nhanh hơn so với phiên bản gốc sau khi được giảm trọng lượng. Trung tâm này dẫn ví dụ tàu Hải cảnh 31241 và Hải cảnh 31239 là 2 tàu khu trục được trang bị súng 76A 37 mm và súng cối.

Tàu Hải cảnh 31241 cùng với 3 tàu Hải cảnh 2401, 2166 và 2101 đã đi vào khu vực tiếp giáp hôm 3-1. Còn Hải cảnh 31239 lần đầu tiên xuất hiện gầnquần đảo Senkaku/Điếu Ngư cuối tháng 12-2015. ICHR nói thêm rằng tàu Hải cảnh Trung Quốc sẽ được triển khai không chỉ gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà còn ở các vùng nước gần Việt Nam và Triều Tiên.


Tổng thống Obama "cướp cò" quốc hội Mỹ

Tổng thống Barack Obama đả sử dụng thẩm quyền của mình để thông qua các biện pháp kể trên mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội.

Cục Rượu, Thuốc lá, Súng và Chất nổ (ATF) của Mỹ hiện tại có thể yêu cầu người bán súng tại các cửa hàng, buổi triển lãm hoặc qua mạng Internet phải xuất trình giấy phép hoặc trải qua giai đoạn kiểm tra. Trong khi đó, người mua phải chịu kiểm tra nhân thân khi muốn mua các vũ khí nguy hiểm.

Tổng thống Obama nói với các phóng viên rằng các biện pháp này phù hợp với Tu chính án thứ 2 của Hiến pháp Mỹ nhằm bảo vệ quyền lợi liên quan đến luật sở hữu súng đạn.

tong thong obama trong mot cuoc hop voi cac quan chuc thuc thi phap luat hang dau nham thao luan bien phap ngan chan bao luc sung dan hom 4-1. anh: reuters

Tổng thống Obama trong một cuộc họp với các quan chức thực thi pháp luật hàng đầu nhằm thảo luận biện pháp ngăn chặn bạo lực súng đạn hôm 4-1. Ảnh: Reuters

Hành động "qua mặt" quốc hội của ông Obama đã kích hoạt một cơn bão chính trị và có thể kéo theo các thách thức pháp lý.

Đảng Cộng hòa nhanh chóng lên án Tổng thống Obama vì ông đưa ra các biện pháp kể trên bất chấp việc Quốc hội cho phép hay không. Họ nói nhà lãnh đạo Mỹ đang lạm dụng quyền hạn của mình. Đảng này cũng kêu gọi ông Obama nên tập trung hơn vào việc chăm sóc sức khỏe tâm thần chứ không phải các biện pháp hạn chế sở hữu súng.

Trong khi đó, Nhà Trắng thông báo sẽ đề nghị Quốc hội rót 500 triệu USD ngân sách 2017 để thúc đẩy chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Trước đó, Nhà Trắng đã soạn thảo đề xuất về giấy phép sử dụng súng nhưng lo ngại tòa án không thông qua và khó thực thi. Những tháng gần đây, Tổng thống Obama hỏi cố vấn của ông về việc đơn phương sử dụng quyền hành pháp để thắt chặt luật sở hữu súng đạn, sau hàng loạt vụ thảm sát bằng súng gây phẫn nộ trên toàn quốc.

Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết các biện pháp nói trên không ngăn ngừa được tình trạng thảm sát hay tội phạm bạo lực nhưng có thể cứu sống nhiều sinh mạng. Quốc hội Mỹ đã không thông qua luật kiểm soát súng quy mô lớn từ những năm 1990.

Từ trước đến nay, một số tiểu bang Mỹ có cách tiếp cận khác nhau đối với luật sở hữu súng. Bang Texas hợp pháp hóa việc công khai mang súng ngắn, trong khi hai bang New York và Connecticut cấm mang súng có ổ đạn chứa được nhiều viên.


Hà Lan xem xét nghi án "20 quân nhân Nga liên quan vụ MH17"

Các công tố viên tại Hà Lan đang xem xét tuyên bố của một nhóm “nhà báo điều tra” xác định 20 binh sĩ Nga liên quan đến việc bắn hạ chiếc máy bay MH17 ở miền Đông Ukraine hồi năm ngoái.

Theo báo cáo, Bellingcat, một nhóm nghiên cứu quốc tế có trụ sở tại Anh, cho biết bệ phóng di động BUK bị phát hiện trong khu vực do quân ly khai thân Nga kiểm soát vào ngày 17-7 năm 2014 thuộc về đoàn xe quân sự của lữ đoàn chống máy bay 53 (Nga), đơn vị có căn cứ tại TP Kursk - Nga được điều động đến gần biên giới Ukraine.

may bay mh17 bi ten lua dat doi khong buk ban roi o mien dong ukraine. anh: epa

Máy bay MH17 bị tên lửa đất đối không BUK bắn rơi ở miền Đông Ukraine. Ảnh: EPA

Ít nhất một trong những tên lửa trên bệ phóng sau đó đã biến mất. Ông Wim de Bruin, phát ngôn viên của văn phòng công tố Hà Lan, cho biết: “Chúng tôi nhận được báo cáo sau lễ Giáng sinh. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng và xác định xem liệu chúng có thể được sử dụng trong cuộc điều tra hình sự hay không”.

Người sáng lập Bellingcat Eliot Higgins hôm 3-1 nói với kênh truyền hình NOS (Hà Lan) rằng 20 binh sĩ nói trên biết ai là người bắn hạ máy bay hoặc người bắn hạ là thành viên nhóm này. Theo NOS, báo cáo cũng bao gồm những hình ảnh và dữ liệu quân sự về việc triển khai binh sĩ được đăng tải trên mạng.

Hồi tháng 10 năm ngoái, các nhà điều tra cho biết chuyến bay MH17 bị tên lửa đất đối không BUK bắn rơi ở miền Đông Ukraine, khiến tất cả 298 người trên máy bay thiệt mạng.

Khi đó, phương Tây vá Ukraine cho rằng tên lửa được bắn từ lãnh thổ mà phe ly khai thân Nga kiểm soát nhưng Moscow đã bác bỏ cáo buộc trên và đổ lỗi cho quân đội Kiev.

Hà Lan sau đó đã tiến hành cuộc điều tra hình sự tìm kiếm những người chịu trách nhiệm về vụ bắn hạ nhưng nhiều chuyên gia nghi ngờ khả năng thành công.


Ấn Độ báo động cao vì khủng bố

An ninh đang được thắt chặt ở New Delhi - Ấn Độ sau khi nhà chức trách nhận được thông tin 2 tay súng thuộc tổ chức khủng bố Jaish-e-Mohammed đã lẻn vào thủ đô để âm mưu tấn công và bắt giữ con tin.

Theo báo The Asian Age, cảnh sát địa phương được đặt trong tình trạng sẵn sàng tác chiến giữa lúc lực lượng phản ứng nhanh được triển khai khắp thành phố. Ngoài ra, người dân được khuyến cáo cảnh giác cao độ trước những đối tượng khả nghi.

an ninh duoc tang cuong tai thu do new delhi anh: ap

An ninh được tăng cường tại thủ đô New Delhi Ảnh: AP

Trong khi đó, cuộc đọ súng tại căn cứ không quân ở TP Pathankot, gần biên giới Pakistan, bước sang ngày thứ ba. Đã có 7 binh sĩ Ấn Độ và ít nhất 5 kẻ tấn công thiệt mạng kể từ hôm 2-1. Hiện chưa rõ còn bao nhiêu kẻ tấn công. Ngày 4-1, Hội đồng Liên hiệp thánh chiến - một liên minh gồm hơn 10 nhóm vũ trang ủng hộ Pakistan - đã nhận trách nhiệm. Nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho Reuters hay nước này sẽ điều tra kỹ trước khi quyết định có tiếp tục tiến hành cuộc đàm phán với Pakistan vào ngày 15-1 hay không.

Tại Afghanistan, Lãnh sự quán Ấn Độ ở TP Mazar-i-Sharif là mục tiêu của một vụ tấn công bất thành đêm 3-1. Theo Reuters, sau khi không thể đột nhập phái bộ ngoại giao này, những kẻ tấn công đã cố thủ tại một ngôi nhà gần đó. Lực lượng đặc nhiệm Afghanistan vẫn bao vây ngôi nhà và giao tranh với các tay súng ngày 4-1.


Phát hiện chất độc hóa học sarin trên chiến trường Syria

 Ngày 5-1, Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo điều tra khẳng định nhiều người ở Syria đã bị tiếp xúc với chất độc hóa học nguy hiểm sarin hoặc một loại khí có tác dụng chết chóc tương tự.

quang canh khu zamalka o ngoai o damascus, noi quan doi syria bi cao buoc dung vu khi hoa hoc tan cong thuong dan - anh: reuters

Quang cảnh khu Zamalka ở ngoại ô Damascus, nơi quân đội Syria bị cáo buộc dùng vũ khí hóa hoc tấn công thường dân - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, trong báo cáo trình lên Hội đồng Bảo an LHQ, Tổ chức Chống vũ khí hóa học (OPCW) cho biết đã điều tra 11 vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria, tình nghi do chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad thực hiện.

“Trong một trường hợp, xét nghiệm máu cho thấy một số cá nhân đã tiếp xúc với sarin hoặc một chất độc tương tự như sarin. Cần điều tra thêm để xác định sự tiếp xúc này đã xảy ra như thế nào” - OPCW khẳng định.

Giám đốc OPCW Ahmet Uzumcu cho biết chưa xác định được nguồn gốc của chất độc hóa học xuất hiện trên chiến trường Syria. Hôm nay, HĐBA sẽ nhóm họp để thảo luận về vấn đề vũ khí hóa học ở chiến trường Syria.

Trong thời gian qua, chính quyền Assad và phe nổi dậy nhiều lần cáo buộc nhau tấn công bằng vũ khí hóa học.

Năm 2013, một vụ tấn công bằng khí sarin xảy ra ở ngoại ô Damascus khiến hàng trăm người thiệt mạng. Sau đó, Mỹ đe dọa không kích Syria, buộc chính quyền Assad chấp nhận phá hủy kho vũ khí hóa học của nước này.

Chính quyền Syria khẳng định đã chuyển giao toàn bộ 1.300 tấn vũ khí hóa học ra nước ngoài để tiêu hủy vào tháng 6-2014. Tuy nhiên phương Tây nghi ngờ ông Assad vẫn còn che giấu một số loại vũ khí hóa học.

Thời gian qua, OPCW cũng báo động hiện tượng các lực lượng quân sự ở Syria dùng chất độc chlorine để tấn công thường dân.

Các cuộc điều tra quốc tế đến nay đều xác định vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria, nhưng chưa buộc tội đích danh bên nào phạm tội ác.

Sarin là loại chất độc thần kinh cực kỳ nguy hiểm, có thể gây chết người từ 1-10 phút sau khi tiếp xúc. Những người tiếp xúc với chất sarin ở nồng độ thấp có thể bị tổn thương não suốt đời. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục