Mỹ tăng gấp ba số tên lửa cho tàu ngầm hạt nhân
Triều Tiên chỉ trích gay gắt tuyên bố của bà Park Guen-hye về THAAD
Thổ Nhĩ Kỳ phát lệnh bắt giữ giáo sĩ nghi chủ mưu đảo chính
Kim Jong-un bất ngờ kêu gọi quân đội chuẩn bị chiến đấu
Tin thế giới đọc nhanh chiều 03-08-2016
- Cập nhật : 03/08/2016
Nhật cảnh báo hậu quả ngoài ý muốn từ hành động của Trung Quốc
Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản quan ngại sâu sắc về các hành động coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc khi giải quyết tranh chấp với nước khác.
Trong sách trắng quốc phòng công bố hôm nay, Nhật Bản cảnh báo về "những hậu qủa ngoài ý muốn" từ những hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, theo Reuters.
"Trung Quốc đang ở thế sẵn sàng thực hiện các yêu sách đơn phương của họ mà không cần thỏa hiệp", sách trắng viết.
Ngoài ra, trong sách trắng dài 484 trang, Nhật Bản còn vạch ra những quan ngại an ninh khác trong khu vực như mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, việc Nga khôi phục sức mạnh quân sự ở vùng Viễn Đông.
Sách trắng dành 50 trang đề cập đến quan hệ liên minh ngày càng sâu sắc với Mỹ, cũng như việc Tokyo diễn giải lại hiến pháp, dỡ bỏ các hạn chế, cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham chiến ở nước ngoài để bảo vệ đồng minh.
Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản được công bố vào thời điểm căng thẳng trong khu vực đang ở mức cao sau khi Tòa Trọng tài kết luận yêu sách "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông là không có căn cứ pháp lý.
Trung Quốc từ chối công nhận phán quyết. Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết mang tính ràng buộc của Tòa Trọng tài. Bắc Kinh đáp trả bằng cách cảnh báo Tokyo không nên can thiệp.
Nhật Bản không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng lo ngại những căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây phi pháp tại đây sẽ giúp Bắc Kinh tăng cường ảnh hưởng đối với vùng biển có nhiều tuyến hàng hải chiến lược của Nhật Bản này.(vnexpress)
Săn tin tình báo từ tập trận Trung-Nga
Cuộc tập trận hải quân chung của Trung Quốc và Nga vào tháng 9 tới là hành động thách thức phương Tây.
Tuy nhiên, các nguồn tin quốc phòng và các chuyên gia của Úc ghi nhận đây cũng là mỏ vàng thông tin tình báo về cách thức quân đội hai nước lớn phối hợp với nhau trong thực tiễn.
Ngày 1-8, Tập đoàn truyền thông Fairfax Media (Úc) dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Úc cho biết Úc có thể triển khai các phương tiện quân sự ở biển Đông để thu thập thông tin tình báo từ cuộc tập trận này.
Theo báo The Sydney Morning Herald (Úc), Bộ Quốc phòng Úc có thể triển khai tàu ngầm lớp Collins.
Cách đơn giản nhất để quan sát tập trận là dùng máy bay tuần tra P-3 Orion. Loại máy bay này vẫn thường bay trên biển Đông trong khuôn khổ chiến dịch Gateway của Úc.
Máy bay P-3 Orion của không quân hoàng gia Úc. Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG ÚC
Sử dụng tàu nổi cũng là một giải pháp nhưng ít khả thi. Dù vậy, hải quân Mỹ có thể áp dụng cách quan sát công khai này.
Giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách nước ngoài Úc Peter Jennings đánh giá Úc cần quan sát tập trận bằng máy bay thám sát P-3 vì có lợi cho Úc lẫn Mỹ.
Chuyên gia James Goldrick, Đô đốc hải quân hoàng gia Úc về hưu, nhận xét Nga và Trung Quốc không phải là đồng minh tự nhiên lâu dài mà lợi ích của hai nước này trùng hợp ở chỗ chống lại trật tự thế giới mà họ cho rằng do Mỹ đặt định.
Trong khi đó, theo Reuters ngày 1-8 đưa tin bốn nguồn tin thân cận với quân đội và giới lãnh đạo Trung Quốc cho biết một số phần tử trong quân đội Trung Quốc đang gây sức ép để giới lãnh đạo Trung Quốc phản ứng cứng rắn hơn với phán quyết trọng tài, kể cả sử dụng vũ khí đáp trả Mỹ và các đồng minh khu vực.
Một nguồn tin từ quân đội Trung Quốc mô tả không khí trong quân đội sặc mùi hiếu chiến. Nguồn tin này nói “Mỹ sẽ làm điều Mỹ làm. Chúng tôi sẽ làm điều chúng tôi phải làm” để giữ thể diện.
Reuters đánh giá song song với cải cách quân đội nhằm cải thiện năng lực chiến đấu, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói Trung Quốc cần môi trường bên ngoài ổn định để giải quyết các vấn đề phát triển trong nước như tình hình kinh tế phát triển chậm lại.
Reuters nhận định từ nay đến khi Trung Quốc tổ chức xong hội nghị G20 vào tháng 9 sẽ không có chuyển biến nào quan trọng.
Dù vậy, với thái độ của một số phần tử hiếu chiến trong quân đội Trung Quốc, nguy cơ xảy ra khiêu khích hay hiểu nhầm trên biển Đông có thể sẽ gia tăng.
Ngày 31-7, tại buổi tiếp nhân 89 năm ngày thành lập quân đội Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn tuyên bố tin tưởng vào khả năng của quân đội trong đối phó với các mối đe dọa an ninh và khiêu khích.
Song ông này cũng khẳng định: “Chúng ta mong muốn hòa bình chứ không phải chiến tranh, hợp tác chứ không phải đối đầu”. Ông cam kết tiếp tục thực hiện chính sách quốc phòng phòng thủ và tăng cường tham gia các vấn đề quốc tế và khu vực.
Nhật hoàng có thể tuyên bố rời ngai vàng vào 8/8
Nhật hoàng Akihito có thể lên truyền hình nói về việc nhường ngôi cho con trai, song ông sẽ tránh dùng từ "thoái vị".
Ngày 8/8, Nhật hoàng Akihito có thể lên truyền hình trực tiếp và nói về việc ông đã phải phẫu thuật tim, bị ung thư tiền liệt tuyến, theo Reuters.
Tuổi tác cao khiến ông không thể "hoàn thành đầy đủ" công việc của một vị hoàng đế. Tuy nhiên, Nhật hoàng 82 tuổi sẽ tránh dùng từ "thoái vị" khi lên sóng truyền hình. Nếu ông Akihito lên truyền hình tuyên bố từ bỏ quyền lực, đây sẽ là động thái chưa từng thấy. Thái tử Naruhito, 56 tuổi, dự kiến là người kế vị.
Truyền thông Nhật Bản cho biết Nhật hoàng Akihito dường như lấy cảm hứng từ việc Nữ hoàng Hà Lan Beatrix năm 2013 tuyên bố thoái vị trên truyền hình khi bà 75 tuổi. Bà Beatrix là nữ hoàng thứ ba thoái vị trong Hoàng gia Hà Lan sau Thế chiến II.
"Nhật hoàng muốn có một hệ thống mà trong đó hoàng đế có thể chuyển giao quyền lực cho thế hệ trẻ, người có thể gần gũi với dân chúng và phản ánh thời đại tốt hơn", một nhà báo Nhật kỳ cựu cho biết.
Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lâu nay phản đối việc Nhật hoàng rời bỏ ngai vàng. Các nguồn tin từ cung điện và chính phủ đều khẳng định việc thoái vị chỉ diễn ra nếu Luật Hoàng gia được sửa đổi. Việc chỉnh sửa bộ luật với các quy định về việc kế ngôi cần được quốc hội Nhật Bản thông qua.
Nhật hoàng Akihito kế vị cha vào năm 1989 và đã tại vị 27 năm. Ông được coi là người đã xoa dịu nỗi đau chiến tranh của dân Nhật sau Thế chiến II và đưa hoàng gia đến gần dân chúng hơn.
Nhật hoàng cũng là biểu tượng của "sự đoàn kết" ở đất nước Mặt trời mọc dù không có quyền lực chính trị. Khác với nhiều chế độ quân chủ ở châu Âu, Nhật Bản không có quy định pháp lý đối với việc vua nhường ngôi, dù trong lịch sử nước này nhiều vị vua từng thoái vị.
Dù bị Trung Quốc đe dọa Úc vẫn tuần tra Biển Đông
Truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi Úc là "mục tiêu lý tưởng để tấn công" nếu nước này tham gia tuần tra trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói chuyện với Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Vientiane, Lào trong hội nghị hẹp các bộ trưởng vừa qua - Ảnh: AFP
Theo Japantimes, trong bài báo trên Thời báo Hoàn cầu số mới đây, truyền thông nhà nước Trung Quốc mạt sát Canberra vì đã ủng hộ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế tại The Hague bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
Thời báo Hoàn cầu dùng những lời lẽ mạt sát và xúc phạm hết mức với Úc khi nói Úc "là quốc gia có lịch sử nhục nhã… thoạt đầu là một nhà tù ngoài khơi của Vương quốc Anh… được dựng lên bằng các phương thức dã man, trong một quá trình thấm đẫm nước mắt của những người thổ dân".
Bài báo cũng chỉ trích Úc vì tuyên bố chung của nước này với Mỹ và Nhật trước đó kêu gọi Trung Quốc không xây dựng các tiền đồn quân sự và không cải tạo thêm các khu vực tại những vùng biển tranh chấp.
Báo Trung Quốc sử dụng lời lẽ rất hung hăng: "Trung Quốc phải trả thù và phải cho họ biết điều đó là sai. Sức mạnh của Úc chẳng là gì so với lực lượng phòng thủ của Trung Quốc. Nếu Úc bước vào Biển Đông, họ sẽ là mục tiêu lý tưởng để Trung Quốc cảnh báo và tấn công".
Thời gian qua Mỹ đã kêu gọi Úc và các nước khác đưa tàu chiến đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các khu vực đảo, đá mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép tại Biển Đông.
Tuy nhiên Canberra vẫn tỏ ra ngần ngại trong vấn đề này vì lo ảnh hưởng tới quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất của họ, nhất là khi hai bên chỉ vừa ký kết thỏa thuận tự do thương mại được hơn một năm.
Dù vậy Úc vẫn tuyên bố sẽ duy trì hoạt động tuần tra ở trong và xung quanh Biển Đông như một phần của Chiến dịch tuần tra Biển Đông có tên Operation Gateway. Chiến dịch này liên quan tới hoạt động tuần tra do thám trên biển của quân đội Úc tại bắc Ấn Độ Dương và Biển Đông (TT)