Dù gọi đây là “một ngày buồn cho cả châu Âu và Vương quốc Anh” nhưng một số chính trị gia vẫn nói họ đã có sự chuẩn bị.
Indonesia: Trung Quốc dùng chiêu bài tàu cá hòng chiếm Biển Đông
- Cập nhật : 24/06/2016
(The gioi)
Chuẩn Đô đốc A. Taufiq R., Tư lệnh Hạm đội Tây Indonesia, nhận định sự hiện diện của các tàu cá Trung Quốc xung quanh quần đảo Natuna, khu vực Indonesia tuyên bố chủ quyền, là một chiêu bài trong mưu đồ theo đuổi những yêu sách phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Indonesia cho nổ tung tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép tại vùng biển nước này hồi năm 2015 (Ảnh: Reuters)
“Việc họ đánh bắt trộm cá của chúng tôi chỉ là một cái cớ mà thôi, thực chất đó là một động thái để củng cố yêu sách chủ quyền. Khi bạn tuyên bố chủ quyền ở một vùng lãnh thổ, bạn phải duy trì sự hiện diện ở đó, trong trường hợp của Trung Quốc là triển khai tàu đánh cá”, Straits Times dẫn lời Chuẩn Đô đốc A. Taufiq R., Tư lệnh Hạm đội Tây Indonesia nói.
Phát biểu trên của ông Taufiq được đưa ra vài ngày sau khi tàu hải quân Indonesia bắt giữ một tàu cắm cờ Trung Quốc và toàn bộ thành viên thủy thủ đoàn hôm 17/6 do đánh bắt cá trái phép ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna. Theo Hải quân Indonesia, lực lượng này đã bắn cảnh cáo để chặn 12 tàu cá Trung Quốc nhưng cuối cùng chỉ bắt giữ một tàu là Yueyandong Yu 19038 cùng 7 thuyền viên.
Theo Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti, Yueyandong Yu 19038 là tàu cá thứ 3 của Trung Quốc bị bắt khi đang xâm phạm và đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia kể từ tháng 3 năm nay.
Bà Pudjiastuti tái khẳng định vùng đặc quyền kinh tế là một phần của chủ quyền lãnh thổ thuộc Indonesia. “Tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi không quan tâm đó là nước nào, đó là tàu gì và tàu của ai. Nếu họ đánh bắt trộm cá của chúng tôi, chúng tôi sẽ không xem nhẹ việc đó. Chúng tôi sẽ không xem xét mối quan hệ giữa các nước trong vấn đề này. Điều mà chúng tôi nhìn thấy là một sự vi phạm nghiêm trọng”, bà Pudjiastuti tuyên bố.
Indonesia không phải là một bên trong tranh chấp Biển Đông, nhưng Jakarta phản đối việc Trung Quốc đưa quần đảo Natuna vào bên trong “đường lưỡi bò” phi lý mà Bắc Kinh tự vẽ ra nhằm đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông.