tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 03-08-2016

  • Cập nhật : 03/08/2016

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck đối mặt với án phạt 10 năm tù

cuu thu tuong thai lan yingluck shinawatra. (nguon: afp)

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. (Nguồn: AFP)

Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, ngày 1/8, các tướng lĩnh Thái Lan đã cáo buộc rằng chương trình trợ giá gạo của Chính phủ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra, đã làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 8 tỷ USD và nữ chính trị gia này phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại đó.

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Thái Lan, ông Panada Disakul nói: "Một ủy ban điều tra đã xác định mức độ thiệt hại của chương trình trợ giá gạo là 286,6 tỷ baht (8,2 tỷ USD)."

Đây là lần đầu tiên một con số cụ thể được đưa ra trong đánh giá về mực độ thiệt hại mà chương trình mang tính dân túy này này gây ra.

Hiện bà Yingluck cũng đang là bị cáo trong một vụ án hình sự liên quan đến trách nhiệm lơ là phận sự gây ra các thiệt hại trong chương trình trên. 

Nếu bị phán quyết là có tội trong vụ án đó, nữ cựu Thủ tướng Thái Lan có thể phải chịu mức án 10 năm tù giam.(Vietnamplus)

Ông Obama lần đầu lên tiếng về phán quyết của ​PCA với Biển Đông

tong thong my barack obama. (nguon: afp)

Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Nguồn: AFP)

Ngày 1/8, trả lời phỏng vấn tờ Strait Times (Singapore) về vụ kiện Biển Đông, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết Philippines đã thực hiện một nỗ lực hợp pháp và hòa bình để giải quyết tranh chấp hàng hải với Trung Quốc thông qua Tòa Trọng tài. 

Đây là lần đầu tiên Tổng thống Obama trả lời báo chí về vấn đề Biển Đông kể từ sau phán quyết hôm 12/7 vừa qua.

Theo ông Obama, phán quyết của tòa đã đưa ra một quyết định rõ ràng và có tính ràng buộc pháp lý đối với các đòi hỏi hàng hải liên quan tới Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, phán quyết này cần được tôn trọng. 

Tổng thống Obama khẳng định Mỹ luôn cam kết bất kỳ hành động nào của mình cũng phù hợp với luật pháp quốc tế và sự tham gia của Mỹ tại châu Á không nhằm vào một quốc gia nào. 

Mỹ sẽ tiếp tục hối thúc Trung Quốc và các nước có tranh chấp thúc đẩy giải quyết hòa bình các bất đồng ở Biển Đông. 

Mỹ tin rằng mọi quốc gia đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả trên Biển Đông và đây không phải là một vấn đề có thể lựa chọn. 

Việc tôn trọng luật pháp là lợi ích của Mỹ, Trung Quốc và thế giới, là nền tảng của ổn định khu vực, đảm bảo sự thịnh vượng và phát triển cho các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc.

Về chính sách tái cân bằng, Tổng thống Obama tin tưởng chính sách này sẽ được tiếp tục trong nhiệm kỳ tổng thống kế tiếp do chính sách này thuộc về lợi ích quốc gia của Mỹ và sự tiếp cận của Washington đối với khu vực nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, vững chắc của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.(TTXVN)

Tướng Triều Tiên "mang 40 triệu USD trốn sang Trung Quốc"

Trang tin Sputnik đưa tin, một viên tướng của Triều Tiên đã chiếm đoạt 40 triệu USD của nước này và hiện đang ở Trung Quốc để chờ sang "một nước thứ ba," theo đài truyền hình nhà nước Hàn Quốc KBS đưa tin trích dẫn một nguồn tin ẩn danh. 

Họ tên của viên thiếu tướng Bộ Các lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên không được tiết lộ.

Viên tướng này đã bỏ trốn cùng hai thành viên trong gia đình. 

Trước đấy, theo KBS, viên tướng phụ trách quản lý việc chuyển về Bình Nhưỡng các khoản tiền mà nhân viên nhà hàng và công nhân xây dựng Triều Tiên làm ra ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Ông ta đã phản bội quê hương và được cho là đã chiếm đoạt số tiền này. 

Kênh KBS khẳng định, các vấn đề tích lũy tiền từ nước ngoài do bộ phận "Văn phòng 39" của Đảng Lao động Triều Tiên phụ trách. 

Không loại trừ khả năng viên tướng và gia đình sẽ đến Hàn Quốc, mặc dù nhà chức trách Hàn Quốc chưa hề xác nhận thông tin trên kênh KBS. 

Cũng không rõ, số tiền của Bắc Triều Tiên bị đánh cắp đang nằm trong tài khoản ngân hàng hay trong tay đối tượng đào tẩu, cũng như tình tiết vụ trộm.(TTXVN)

Biển Đông: Ván cờ khó đoán định giữa các đại cường

Giới lãnh đạo Trung Quốc biết rằng quan hệ với Mỹ đang bước vào một thời kỳ chuyển tiếp và Bắc Kinh không thể tiên liệu điều gì sẽ xảy ra.

Mỹ luôn đóng vai trò đặc biệt trong cách phản ứng của Trung Quốc. Thay vì reo mừng chiến thắng, họ tiến hành đàm phán bên lề với giới lãnh đạo Trung Quốc. Nhân vật chủ chốt trong trường hợp này là cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice, người đã viết trên trang web của Nhà Trắng sau một chuyến thăm Bắc Kinh rằng bà đã kêu gọi giới lãnh đạo Trung Quốc “xử lý các bất đồng lớn giữa chúng ta trên tinh thần xây dựng”.

Bà Rice viết: “Tôi đã nhắc lại rằng lợi ích quan trọng nhất đối với chúng ta là giải quyết hòa bình các cuộc xung đột và tôn trọng trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”. Cái “trật tự dựa trên luật lệ” này chính là điều mà Bắc Kinh đã thách thức trong các động thái gần đây nhằm chiếm đoạt lãnh thổ tại các vùng biển nước đang tranh chấp.

 trung quoc biet rang quan he voi my dang buoc vao mot thoi ky chuyen tiep. anh minh hoa: straitstimes

 Trung Quốc biết rằng quan hệ với Mỹ đang bước vào một thời kỳ chuyển tiếp. Ảnh minh họa: straitstimes

Dù Trung Quốc luôn mạnh miệng tuyên bố phớt lờ tòa và gọi phán quyết hôm 12/7  là “mớ giấy lộn”, nhưng mức độ phản bác mạnh mẽ, dứt khoát của phán quyết dường như cũng tác động đến Trung Quốc ít nhiều. Trung Quốc đã thể hiện sự kiềm chế, ít nhất là đến nay: vẫn chưa có ADIZ nào được thông báo.

Theo các chuyên gia phân tích, thực tế này phần nào cho thấy Trung Quốc đang đau đầu trước hai lựa chọn: Tuyên bố chủ quyền ở toàn bộ vùng biển bên trong “đường 9 đoạn” sẽ là một hành động khiêu khích, nhưng giảm bớt yêu sách này sẽ là một sự mất mặt. Giải pháp tốt nhất lúc này đối với Bắc Kinh là tiếp tục im lặng.

Trong khi đó, đối với Trung Quốc trong tháng này là đã thuyết phục được một số đồng minh ở Đông Nam Á không đưa ra một nghị quyết ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tìm kiếm một sự đồng thuận như thế tại một hội nghị của ASEAN vừa diễn ra ở Lào, nhưng đã phải ra về “tay trắng”.

Một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ nhận định: “Phán quyết của Tòa trọng tài có tầm ảnh hưởng rất lớn. Đó là thực tế, và Trung Quốc đang thực hiện một việc là làm cho mọi người không nói gì về nó. Nhưng ngoài việc này, họ chẳng thể làm gì khác”.

Một vấn đề sâu hơn ẩn trong tranh chấp tại Biển Đông là chủ nghĩa dân tộc ngày càng xác quyết của giới lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc.

Christopher Johnson, một chuyên gia phân tích hàng đầu về Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, ghi nhận rằng phản ứng của truyền thông Trung Quốc đã nhẹ nhàng, dịu dàng hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang muốn làm nhẹ tình hình.

Có thể thấy một sự tương phản giữa chính sách ngoại giao tế nhị và thực dụng, với cách tiếp cận có phần thô bạo của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump và những người chỉ trích Trung Quốc ở Mỹ. Bất chấp chuyến thăm nhằm xoa dịu tình hình của bà Rice, giới lãnh đạo Trung Quốc biết rằng quan hệ với Mỹ đang bước vào một thời kỳ chuyển tiếp và Bắc Kinh không thể tiên liệu điều gì sẽ xảy ra.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục