Indonesia, Malaysia, Philippines đạt thỏa thuận tuần tra ở Biển Đông
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sắp có cuộc gặp quan trọng với ông Putin
Ông Trump có thể đảo ngược quá trình toàn cầu hóa
Nhật Bản có nữ bộ trưởng quốc phòng mới
Trung Quốc ra mắt trang web tuyên truyền sai trái về Biển Đông
Tin thế giới đọc nhanh chiều 02-08-2016
- Cập nhật : 02/08/2016
Chuyên gia Australia lo ngại cuộc tập trận Trung - Nga tại Biển Đông
Chuyên gia phân tích quốc phòng Australia cho rằng cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc và Nga sắp tới ở Biển Đông là một dấu hiệu leo thang đáng lo ngại.
The Weekend Australian ngày 30/7 dẫn lời chuyên gia phân tích quốc phòng Paul Dibb thuộc Đại học Quốc gia Australia cho rằng quyết định tổ chức cuộc tập trận hải quân chung với Nga của Trung Quốc tại Biển Đông là một hành động leo thang đáng ngại trong bối cảnh Tòa Trọng tài thường trực vừa ra phán quyết bác bỏ các yêu sách phi lý của Bắc Kinh trên vùng biển này.
Theo ông Dibb, nguyên nhân của sự hợp tác này là bởi cả Nga và Trung Quốc "đều thể hiện thái độ không ưa thích Mỹ cũng như hệ thống tự do phương Tây". Cuộc tập trận này dường như cũng là một nỗ lực chung nhằm thử năng lực phản ứng của hải quân của Mỹ trong khu vực.
Sự tăng cường hợp tác quân sự Nga-Trung diễn ra vào thời điểm Moscow cung cấp nhiều thiết bị quân sự hiện đại cho Bắc Kinh.
Ông Dibb nhấn mạnh rằng địa điểm của cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc và Nga rất gần Australia và đây cũng là khu vực có lợi ích chiến lược ưu tiên của Canberra.
Ngày 28/7, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân tuyên bố Bắc Kinh và Moscow sắp tổ chức tập trận hải quân chung "định kỳ" ở Biển Đông.
Nga và Trung Quốc đã tổ chức 6 cuộc tập trận hải quân chung kể từ năm 2005. Trung Quốc lần đầu tiên chủ trì tập trận chung giữa hai nước vào năm 2012.
Năm 2015, Bắc Kinh và Moscow tập trận hải quân tấn công và đổ bộ ở vùng biển Nhật Bản, đồng thời tiến hành một cuộc tập trận khác nhỏ hơn ở Địa Trung Hải. Cả hai nước cũng đã tham gia vào các cuộc tập trận ba bên và đa phương khác như các cuộc diễn tập trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).(Vnexpress)
Iraq chuẩn bị 80.000 quân tái chiếm Mosul
Hôm trước đó, Reuters đưa tin trả lời phỏng vấn trên truyền hình, Bộ trưởng Quốc phòng Iraq Khaled al-Obeidi cho biết nhiều tên chỉ huy IS đã cùng gia đình tháo chạy khỏi Mosul (miền Bắc Iraq) trước đà tiến công của quân đội Iraq đang áp sát TP này (ảnh).
Nhiều gia đình các phần tử IS ở Mosul đã bán tháo tài sản và đào thoát sang Syria. Một số tên tìm cách vào khu tự trị người Kurd. Bộ trưởng Khaled al-Obeidi nói căn cứ tin tình báo, trong nội bộ IS đang xào xáo rất căng thẳng về chuyện tài chính.
Hãng tin Sputnik (Nga) dẫn lời người phát ngôn chính quyền người Kurd cho biết chiến dịch phản công tái chiếm Mosul sắp tới sẽ gồm 50.000 binh sĩ quân đội chính phủ, 20.000 dân quân người Kurd, gần 10.000 tay súng người Turkmen cùng các bộ tộc dòng Sunni địa phương.
Quân đội chính phủ và các bộ tộc dòng Sunni sẽ đi đầu, kế đến là các lực lượng khác. Liên minh do Mỹ đứng đầu sẽ yểm trợ về không quân. Dự kiến thời gian giải phóng hoàn toàn Mosul kéo dài từ sáu tháng đến một năm. IS đã mất 50% diện tích chiếm đóng từ năm 2014 ở Iraq. Hiện số quân IS cố thủ trong Mosul khoảng nhiều ngàn tên nhưng chưa tới 10.000 quân.
Quan chức Thái Lan dính bê bối "đính hôn" nữ sinh
Ông Premsak Piayura, người đứng đầu chính quyền thị trấn Ban Phai, thuộc tỉnh Khon Kaen - Thái Lan đang bị điều tra vì cáo buộc "đính hôn" nữ sinh.
Ông Premsak, 51 tuổi - đã lập gia đình với bà Orathai, giảng viên Trường ĐH Khon Kaen - bị cáo buộc "đính hôn" với một nữ sinh khoảng 16-17 tuổi hồi giữa tháng 7.
Một tấm ảnh chụp quan chức này ngồi cạnh nữ sinh tại nhà cô gái, trước mặt là 400.000 baht tiền mặt giống như trong lễ đính hôn của người Thái.
Theo quan chức Dejdamrong Singkleebut của tỉnh Khon Kaen, ông Premsak có thể đã vi phạm đạo đức nghiêm trọng vì có quan hệ tình cảm với một nữ sinh.
Sau khi nhìn thấy hình ảnh của mình chụp cùng nữ sinh lan truyền trên mạng internet, ông Premsak tỏ ra rất tức tối.
Ông Premsak còn bị cáo buộc “nhốt” 5 phóng viên trong văn phòng của mình rồi ra lệnh cấp dưới tụt quần của một nam phóng viên tên Korsit Kongchom trước khi chụp hình người này hôm 26-7. Tất cả phóng viên bị giữ suốt 2 giờ mới được thả. Ông ra lệnh cho cấp dưới tịch thu điện thoại di động và máy ảnh của 5 phóng viên này.
Phản ứng những cáo buộc trên, ông Premsak nói chỉ đang giúp đỡ gia đình nữ sinh và tấm ảnh trên chỉ chụp lại một cuộc gặp mặt bình thường, không phải buổi đính hôn.
Ngoài ra, quan chức này cáo buộc các phóng viên “đột kích” vào văn phòng của mình, buộc ông phải trả lời những thông tin bất lợi đến công chúng. “Họ đã vi phạm quyền riêng tư của tôi. Có thể những đối thủ chính trị muốn làm tổn hại danh tiếng của tôi vì họ muốn tranh cử chức người đứng đầu chính quyền Ban Phai” – ông Premsak nghi vấn.
Chính quyền tỉnh Khon Kaen đang điều tra 2 vụ việc kể trên. Quan chức Surachai Wattana-udomchai tiết lộ kết quả điều tra có thể được công bố vào ngày 11-8. “Chúng tôi cũng sẽ triệu tập ông Premsak” – ông Surachai nói với tờ The Bangkok Post.
Tỉnh trưởng Khon Kaen, ông Kamthorn Thavornsathit nói thêm ông Premsak sẽ bị cách chức nếu những cáo buộc trên là đúng sự thật.
Một nguồn tin cho biết 5 phóng viên bị "nhốt" nói trên đã ra làm chứng chống lại ông Premsak hôm 27-7.(NLĐ)
Châu Âu tăng cường an ninh tại sân bay và tàu phà
“Thị trưởng, chỉ huy quân đội và quân cảnh đã quyết định phối hợp với cơ quan chống khủng bố tiến hành các biện pháp an ninh bổ sung ở bên trong và xung quanh sân bay Amsterdam-Schiphol”.
Trước đó, chính quyền nhận được thông tin đe dọa liên quan đến sân bay này. Dù thông tin mơ hồ nhưng các cơ quan chức năng vẫn đánh giá nghiêm túc. Sau các vụ tấn công sân bay xảy ra ở Brussels (Bỉ) và Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), an ninh đã được tăng cường tại sân bay Schiphol dưới hình thức công khai và bí mật. AP đưa tin ô tô cùng với hành khách vào sân bay đều được quân cảnh kiểm tra chặt chẽ.
Cùng ngày tại Đức, nhà ga Munich-Pasing và Trung tâm thương mại Pasing Arcaden tại Munich đã được sơ tán. Các chuyến tàu hỏa đều ngừng hoạt động.
Cảnh sát Munich thông báo trên Twitter đã nhận được cảnh báo có bom. Báo chí đưa tin một người lạ mặt đã báo tin cho cảnh sát có chất nổ tại nhà ga hoặc trung tâm thương mại nêu trên. Vài giờ sau, hoạt động trở lại bình thường. Đó chỉ là báo động giả.
Trong khi đó tại Pháp, cảnh sát đặc nhiệm đã được điều động tăng cường an ninh tại cảng Calais. Theo thông tin tình báo, các phần tử IS sẽ lên chuyến phà đi từ cảng Calais sang Anh, bắt giữ con tin trên phà và hành quyết con tin. BáoMirror (Anh) đưa tin bọn khủng bố âm mưu tấn công tàu phà vì cho rằng lực lượng chống khủng bố có phản ứng cũng chậm hơn trên đất liền. Lực lượng đặc nhiệm của Pháp và Anh đã cùng diễn tập chống khủng bố trên phà (PLO).
Italy và Ba Lan bay giám sát trên lãnh thổ Nga
Các chuyên gia Ba Lan và Italy sẽ tổ chức bay giám sát chung trên lãnh thổ Nga, Belarus trong tuần này.
"Từ ngày 1 đến 5/8, theo Hiệp ước Bầu trời Mở, phái đoàn hỗn hợp Italy - Ba Lan sẽ bay giảm sát Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus trên một phi cơ An-30B của Ukraine", Sputnik hôm nay dẫn lời Sergei Zabello, quyền giám đốc Trung tâm Giảm thiểu Nguy cơ Hạt nhân, Bộ Quốc phòng Nga, nói.
Theo ông Zabello, phi cơ An-30B sẽ bay theo lộ trình đã thống nhất trước. Các chuyên gia Nga và Belarus cũng có mặt trên khoang để đảm bảo phi cơ và thiết bị khảo sát sử dụng phù hợp với hiệp ước.
Hiệp ước Bầu trời Mở được ký tháng 3/1992 và trở thành một trong những biện pháp quan trọng giúp xây dựng lòng tin ở châu Âu sau Thế Chiến II. Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 1/1/2002 với 34 quốc gia tham gia, trong đó có Nga và hầu hết các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.