tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 01-01-2016

  • Cập nhật : 01/01/2016

Nhà tiên tri mù Vanga dự báo châu Âu ‘sụp đổ’ vào năm 2016

Nhà tiên tri mù Baba Vanga từng "thấy trước" Mỹ bị tấn công khủng bố vào ngày 11-9 và sóng thần năm 2004. Bà cũng tiên đoán châu Âu sẽ "sụp đổ" vào năm tới.

Theo trang tin Express, cụ nông dân người Bulgaria - Baba Vanga từng nói rằng bà đã thấy ảo ảnh về một châu Âu hoang tàn và vắng vẻ trong năm 2016 sau khi một loạt thảm họa lớn “ập” xuống lục địa này.

nha tien tri mu baba vanga. (nguon: express) 

Nhà tiên tri mù Baba Vanga. (Nguồn: Express) 

Nhà tiên tri mù Vanga, người được cho là dự đoán đúng tới 85% các sự kiện, đã dự đoán về sự suy sụp của giới lãnh đạo chính trị khu vực đồng euro và nói rằng châu Âu sẽ “không còn tồn tại” vào cuối năm 2016.

Những dự báo “lạnh tóc gáy” của nhà tiên tri này đã gây xôn xao trong dư luận, đặc biệt là vào thời điểm liên minh 28 nước này đang đối mặt với cảnh tan đàn xẻ nghé vì chia rẽ nội bộ.

Các chuyên gia đã cảnh báo rằng giới lãnh đạo EU đang bước vào thảm họa như kẻ “mộng du”, với các hậu quả thảm khốc về kinh tế và khủng hoảng di cư đang xảy ra đã làm bùng lên làn sóng chống Brussels.

Bà Vanga đã qua đời năm 1996 ở tuổi 85. Bà từng nói trong một dự báo khủng khiếp rằng châu Âu sẽ không còn tồn tại vào năm 2016 và lục địa này sẽ trở thành “vùng đất hoang vu, không tồn tại một dạng sự sống nào” sau hàng loạt thảm họa ập đến.

Bà tiên đoán đến năm dân số lục địa này sẽ gần như bằng không và những kẻ xâm lăng Hồi giáo - được một số người cho là ám chỉ IS - sẽ tiến vào chinh phục các nước châu Âu cũ vào năm 2043.

Nhắc lại các mục tiêu của IS, bà Vanga tiên đoán các chiến binh IS sẽ chinh phục Rome vào năm 2066 trước khi Mỹ có thể đáp trả bằng một vũ khí "thay đổi khí hậu" để cố gắng giành lại thành phố này cho người Cơ đốc giáo.

Song song với tiên đoán trên của bà Vanga, các chuyên gia khác cũng dự đoán năm 2016 có thể là năm Liên minh châu Âu (EU) tan đàn xẻ nghé.

Nhà bình luận Leo McKinstry nói rằng khủng hoảng di cư đang diễn ra tồi tệ khi năm qua đã chứng kiến làn sóng người di cư với hơn 1 triệu người đi vào châu Âu. Chính điều này đã khiến cho giới lãnh đạo Brussels bất đồng chính kiến mà có thể dấy lên nội chiến.

Ông viết: “EU đang trong cơn khó khăn đến tuyệt vọng. Năm 2016 có thể là năm chia rẽ của EU”.

Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời

Malaysia, nước chủ tịch ASEAN 2015, hôm nay tuyên bố dấu mốc lịch sử của 10 nước thuộc Hiệp hội.
viec thanh lap cong dong asean mo ra trien vong phat trien to lon cho cac thanh vien. anh minh hoa: todaypost

Việc thành lập Cộng đồng ASEAN mở ra triển vọng phát triển to lớn cho các thành viên. Ảnh minh họa: TodayPost

Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman cho rằng sự hình thành Cộng đồng ASEAN mới chỉ là sự bắt đầu, theo Channel News Asia.

Ông Aman cũng bày tỏ niềm vinh dự của Malaysia đảm nhận vai trò chủ tịch của khối trong thời điểm chuyển sang một kỷ nguyên mới. Malaysia cam kết hợp tác với các nước trong Hiệp hội để gia tăng việc xây dựng Cộng đồng và hội nhập khu vực, bằng cách tăng nhận thức và sự tham gia của người dân.

ASEAN có tổng dân số 630 triệu người, GDP 2,3 nghìn tỷ USD. Khối này dự kiến là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2050.

Cộng đồng ASEAN đã được công bố hôm 22/11 trong các hội nghị liên quan tại Kuala Lumpur trước khi Malaysia chuyển giao chức chủ tịch khối cho Lào đảm nhận trong năm sau.


Iraq dọa dùng biện pháp quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari hôm 30-12 cảnh báo chính phủ nước này có thể dùng đến biện pháp quân sự để tự vệ trước sự xâm nhập của binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Iraq.
 ngoai truong iraq ibrahim al-jaafari. anh: reuters

 Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, hồi đầu tháng này Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã điều một đơn vị đến Iraq viện dẫn các đe dọa an ninh đang tăng cao gần doanh trại Bashiqua, nơi binh sĩ nước này đang huấn luyện dân quân Iraq chiến đấu chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), tọa lạc gần Mosul, tỉnh Nineveh.

 Iraq cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm chủ quyền và đã đệ đơn phản đối chính thức lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đề nghị cơ quan này yêu cầu Ankara rút quân. Ankara cũng đã thừa nhận rằng có một “sự hiểu lầm” về việc điều quân này đối với Baghdad.

Ngoại trưởng Ibrahim al-Jaafari nói Baghdad cam kết nỗ lực hết sức trên con đường ngoại giao hòa bình để tránh một cuộc khủng hoảng với quốc gia láng giềng phía bắc, đồng thời nhấn mạnh vẫn để mở ra mọi lựa chọn.

"Chúng tôi sẽ áp dụng biện pháp quân sự nếu không còn lựa chọn nào khác. Nếu bị buộc phải chiến đấu và bảo vệ chủ quyền, sự thịnh vượng, chúng tôi sẽ chiến đấu" - Reuters dẫn lời ông al-Jaafari phát biểu với báo giới tại thủ đô Baghdad.

Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đã rút một số binh sĩ tới một căn cứ quân sự khác ở khu tự trị người Kurd gần Bashiqa và thông báo sẽ tiếp tục rút quân khỏi Nineveh nhưng không nêu số lượng và địa điểm cụ thể.


Nga mở rộng trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ

Hôm 30-12, Nga đã mở rộng lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ bằng việc cấm các dự án xây dựng có sự tham gia của Ankara từ đầu năm 2016 và ngăn cản các hoạt động du lịch của nước này tại Nga.
Đây là sự mở rộng các biện pháp trừng phạt mà Nga đã đưa ra hồi tháng trước sau khi căng thẳng hai nước tăng cao vì vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ của Nga.
Theo những biện pháp trừng phạt mới được công bố, các công ty xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang tiến hành một số dự án xây dựng các tòa nhà chọc trời, sân vận động bóng đá và các dự án khác tại Nga vẫn có thể tiếp tục nhưng các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị cấm ký hợp đồng mới sau ngày 1-1-2016.
Việc miễn trừ đối với các hợp đồng hiện tại dường như phản ánh rằng người Nga lo ngại các công trình tại nước này không được xây dựng hoàn tất.

Các công ty Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang tham gia khá nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng của Nga, bao gồm cả việc xây dựng sân vận động cho World Cup 2018. Thực ra, cũng chính một công ty Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm 1990 đã tân trang tòa nhà chính phủ nơi các quan chức Nga có cuộc họp trong tuần này để áp dụng các biện pháp trừng phạt mới.

nga mo rong trung phat tho nhi ky sau khi cong bo goi trung phat hoi thang 11. anh: ebrunews

Nga mở rộng trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ sau khi công bố gói trừng phạt hồi tháng 11. Ảnh: Ebrunews

Các biện pháp trừng phạt mới cấm các doanh nghiệp được sở hữu bởi Thổ Nhĩ Kỳ hoặc có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ tham gia những "hoạt động về kiến trúc, công nghệ, kiểm tra kỹ thuật" của các tòa nhà.

Gói trừng phạt được mở rộng cũng cấm công dân hoặc các công ty Thổ Nhĩ Kỳ vận hành các hãng du lịch tại Nga. Được biết Thổ Nhĩ Kỳ là điểm đến phổ biến cho khách du lịch Nga.
Sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga hồi tháng 11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hủy bỏ các dự án năng lượng, cấm nhập khẩu rau quả và nhấn mạnh sẽ trừng phạt hơn nữa.
"Chúng tôi sẽ nhắc nhở họ nhiều lần những gì họ đã làm và họ sẽ cảm thấy hối tiếc vì hành động của mình" - ông Putin nói trong bài phát biểu thông điệp liên bang trước Quốc hội Nga hồi đầu tháng 12.
Vào ngày 9-12, công ty hạt nhân nhà nước Nga – Rosatom đã tạm ngưng dự án xây dựng một nhà máy điện hạt nhân trị giá 20 tỉ USD ở Akkuyu, Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo phân tích của Renaissance Capital, Nga là thị trường lớn nhất cho việc xuất khẩu hàng hóa của Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ sau khi Đức, với khoảng 6 tỉ USD hàng hóa trong năm 2014, chiếm 4% tổng hàng hóa xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga cũng là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2014, với 25 tỉ USD, chiếm 10% tổng sản lượng hàng hóa Thổ Nhĩ Kỳ nhập vào.

Hy Lạp đuổi 8 máy bay Thổ Nhĩ Kỳ

Máy bay Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ vừa dính vào một vụ chạm trán trên không sau khi máy bay Thổ Nhĩ Kỳ “vi phạm không phân Hy Lạp” 9 lần.

Theo báo Hy Lạp Ekathimerini, 8 chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ - 2 chiếc trong đó có trang bị vũ khí – bị máy bay Hy Lạp đuổi đi hôm 29-12.

 

Quan tài chứa thi thể phi công Nga bị sát hại được chuyển giao cho Nga tại sân bay Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ) hôm 29-11. Ảnh: REUTERS
Quan tài chứa thi thể phi công Nga bị sát hại được chuyển giao cho Nga tại sân bay Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ) hôm 29-11. Ảnh: REUTERS

Vụ đụng đầu ngắn trên biển Aegean này diễn ra sau khi 2 nước có tranh cãi ngoại giao hồi đầu tháng 12 này. Khi đó, Hy Lạp tuyên bố chủ quyền 10 dặm không phận quanh một quần đảo nằm dọc bờ biển phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ. Phía Ankara chỉ chịu cho Athens công nhận 6 dặm.

Đáng nói là cuộc chạm trán hôm 30-12 xảy ra trong phạm vi 4 dặm mà 2 bên cùng công nhận thuộc chủ quyền của Hy Lạp, theo báo Independent(Anh).

Thổ Nhĩ Kỳ vốn không lạ gì với các vụ đụng độ trên không. Nước này đang căng thẳng với Nga sau khi bắn hạ một máy bay ném bom Su-24 của Moscow ở khu vực gần biên giới Syria hồi tháng trước. Nga hết sức giận dữ và liên tiếp tung ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau sự cố hôm 24-11, Hy Lạp từng mỉa mai lý do “bắn hạ vì máy bay Nga vi phạm không phận” mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra. Theo Athens, nếu lấy lý do đó thì Hy Lạp đã phải nhiều lần bắn hạ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ.

Trường ĐH Thessaly ghi nhận hơn 2.000 vụ Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm không phận Hy Lạp trong năm 2014.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục