Trung Quốc nhờ Mỹ giúp đỡ để đối thoại với Philippines
Báo Trung Quốc phủ nhận thông tin đập phá Larung Gar
Tàu chiến đấu ven biển Mỹ trang bị tên lửa mới
Cựu tư lệnh NATO bị nghi là ‘chủ mưu’ đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ
Tin thế giới đọc nhanh 25-07-2016
- Cập nhật : 25/07/2016
Hội nghị ngoại trưởng Asean 49: Philippines quyết đưa Biển Đông ra bàn nghị sự
Những thông tin rò rỉ về nội dung Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 49 cho thấy không có bất cứ cuộc họp nào bàn về vấn đề Biển Đông. Nhưng Bộ Ngoại giao Philippines công khai khẳng định đó sẽ là một trong những vấn đề được thảo luận tại hội nghị.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp với bà Aung San Suu Kyi - cố vấn quốc gia, ngoại trưởng Myanmar - trong khuôn khổ Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 49 và các hội nghị liên quan tại thủ đô Vientiane (Lào) - Ảnh: TTXVN
8g30 sáng nay (24-7), Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần 49 (AMM-49) chính thức khai mạc tại Trung tâm hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane, Lào.
Trước thời điểm khai mạc, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về khả năng ngoại trưởng các nước ASEAN có đồng thuận về việc nêu vấn đề Biển Đông tại các cuộc họp chính thức trong khuôn khổ hội nghị hay không và đề cập như thế nào.
Một trong những nước đầu tiên khẳng định sẽ nêu vấn đề Biển Đông tại hội nghị chính là Philippines. Bản thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) phát ngày 22-7 khẳng định Ngoại trưởng nước này Perfecto Yasay sẽ nêu vấn đề Biển Đông trước những người đồng cấp tại các cuộc họp ngoại trưởng ở Lào.
“Ngoại trưởng (Yasay) sẽ chia sẻ quan điểm của Philippines về việc xây dựng cộng đồng ASEAN, các diễn biến ở Biển Đông và bán đảo Triều Tiên, và những vấn đề cấp bách của khu vực bao gồm chủ nghĩa cực đoan bạo lực, buôn người, buôn bán ma túy trái phép, biến đổi khí hậu và những vấn đề khác” - thông cáo của DFA nêu rõ.
Trong khi đó, Derry Aman - một quan chức phụ trách vấn đề ASEAN của Bộ Ngoại giao Indonesia - tiết lộ với Hãng thông tấn Antara của Indonesia hôm 21-7 rằng dựa trên chương trình ông nhận được, ông chưa nghe có bất cứ cuộc họp nào bàn về vấn đề Biển Đông bên lề.
Ông Aman khẳng định Indonesia sẽ tiếp tục khuyến khích tất cả các bên không có hành động nào có thể làm tổn hại đến hòa bình trong khu vực.
Còn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, trưởng đoàn quan chức cấp cao (SOM) ASEAN của Việt Nam, nói với báo chí hôm 22-7 rằng Biển Đông luôn là mối quan tâm trong khu vực và quốc tế.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Shahriman Lockman - nhà phân tích cấp cao của Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Malaysia - cho biết nhiều khả năng Ngoại trưởng Malaysia Datuk Seri Anifah Aman cũng sẽ đề cập Biển Đông và phán quyết của Tòa trọng tài trong cuộc gặp với những người đồng cấp ASEAN.
Tuy nhiên, ông Shahriman không chắc Malaysia sẽ khởi xướng thảo luận vấn đề này tại những hội nghị có sự tham gia của những nước ngoài khu vực như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) bởi vì cũng giống như một số nước, Malaysia không muốn tạo cớ cho Trung Quốc phản ứng giận dữ.
“Theo tôi, hội nghị sẽ đề cập hời hợt vấn đề an ninh và ổn định trên biển. Tôi đoán Trung Quốc sẽ tìm mọi cách ngăn các nước đề cập về phán quyết của Tòa trọng tài tại hội nghị” - ông Shahriman nói.
Cách thức tuyển mộ điệp viên nước ngoài của tình báo Trung Quốc
Khai thác lòng tham hoặc khác biệt hệ tư tưởng của người nước ngoài, tình báo Trung Quốc thường tiếp cận để tuyển mộ họ làm điệp viên, phục vụ mục đích của mình.
Các hoạt động tình báo của Trung Quốc lâu nay luôn được xem là bí ẩn và xa lạ với công chúng. Tuy nhiên, hoạt động tuyển mộ người nước ngoài của tình báo Trung Quốc có thể được thể hiện qua các vụ Mỹ bắt giữ những điệp viên làm việc cho cơ quan này, theo National Interest.Peter Mattis, nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Jamestown, tác giả cuốn "Phân tích quân đội Trung Quốc 2015", đưa ra những nhận định về cách thức tuyển mộ gián điệp của tình báo Bắc Kinh qua các vụ bắt giữ điệp viên tiêu biểu nhất gần đây là Larry Wu-Tai Chin năm 1985, Kou Tai-Shen năm 2008 và Glenn Duffie Shiver năm 2010.
Larry Wu-Tai Chin được tình báo Trung Quốc tuyển mộ khi đang làm việc cho cơ quan ngoại giao Mỹ ở Nam Kinh trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949. Suốt hàng chục năm sau đó, Chin liên tục gửi báo cáo cho tình báo Trung Quốc và có thể đã nhận hơn một triệu USD tiền thù lao, cho đến khi bị bắt năm 1985.
Trong quá trình hoạt động, Chin vài lần bí mật đến Trung Quốc qua Hong Kong để gặp gỡ và báo cáo. Khi Chin muốn chuyển tài liệu, ông ta sẽ gửi một lá thư tới một căn hộ ở Hong Kong để quy định địa điểm gặp gỡ tại Canada, nơi ông ta chuyển các tài liệu cho một người liên lạc.
Kou Tai-Shen, một công dân Mỹ làm nghề bán nội thất ở Lousiana, được tình báo Bắc Kinh tuyển mộ trong thập niên 1990 sau những chuyến công tác ở Trung Quốc.
Lấy vợ người Đài Loan và có quen biết với các quan chức trên hòn đảo, nhưng Kou lại không thể tiếp cận trực tiếp với các thông tin của chính phủ Mỹ thông qua các mối quan hệ của mình. Tình báo quân đội Trung Quốc đại lục đã chỉ đạo Kou phát triển các mối quan hệ trong Lầu Năm Góc, và ông ta đã thành công trong việc tuyển mộ James Fondren và Gregg Bergersen làm gián điệp cho Bắc Kinh.
Fondren là một cựu sĩ quan quân đội nghỉ hưu, được tái tuyển dụng làm việc tại văn phòng Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ ở Washington. Kou đã đặt hàng Fondren viết nhiều bản đánh giá chính sách của Mỹ.
Bergersen làm việc tại cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng, đã cung cấp nhiều thông tin mật cho Kou về các thương vụ Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan vì tưởng Kou làm việc cho Đài Bắc. Kou đã thuyết phục Bergersen thành lập một doanh nghiệp xuất khẩu vũ khí khi ông này về hưu để bán các thiết bị quân sự cho đảo Đài Loan.Dù tình báo Trung Quốc chỉ gặp Kou ở Trung Quốc nhưng vẫn cung cấp người truyền tin và hướng dẫn ông ta liên lạc bí mật bằng email.
Glenn Duffie Shiver, một sinh viên Mỹ mới tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc, được cơ quan tình báo Bắc Kinh chú ý qua một cuộc thi viết bài luận về quan hệ Mỹ - Trung. Trên thực tế, cuộc thi viết luận này là một hình thức để thu hút các cá nhân có giá trị tình báo lâu dài cho cơ quan tình báo Trung Quốc.
Shiver đã gặp gỡ một nhân viên tình báo Trung Quốc khoảng 20 lần và tiếp xúc với ít nhất một hoặc hai người khác kể từ lần tiếp cận đầu tiên hồi 2004. Anh này bị bắt vào hè 2010, trong lần thứ ba tìm cách gia nhập lực lượng an ninh quốc gia Mỹ, lần này là nộp đơn xin vào CIA.
Trước đó, Shiver hai lần nộp đơn vào Bộ Ngoại giao Mỹ nhưng đều không qua được kỳ thi kiểm tra công tác đối ngoại. Với những nỗ lực gia nhập lực lượng an ninh quốc gia Mỹ này, Shiver được tình báo Trung Quốc trả 70.000 USD. Anh ta chưa bao giờ gặp các sĩ quan tình báo Bắc Kinh ngoài lãnh thổ Trung Quốc và chỉ sử dụng email thay vì các trang thiết bị liên lạc đặc biệt khác.
Theo Mattis, các trường hợp trên cho thấy tình báo Trung Quốc có 4 thủ đoạn để tuyển mộ điệp viên nước ngoài đáng chú ý.
Thứ nhất, các điệp viên được tình báo Bắc Kinh tuyển mộ thường có một khoảng thời gian nhất định ở Trung Quốc.
Hai là, tình báo Trung Quốc thường áp dụng và khai thác các động cơ truyền thống như lòng tham, khác biệt hệ tư tưởng, mong muốn thể hiện cái tôi hoặc lòng phấn khích. Đối tượng thường dễ mua chuộc bằng tiền và có nhiều tật xấu khác.
Ba là, các đối tượng không cần phải có khả năng tiếp cận trực tiếp các tài liệu nhạy cảm hoặc quý giá, mà chỉ cần thể hiện nỗ lực tìm cách có được nó. Chẳng hạn như trong các hoạt động tình báo chống Đài Loan, phần lớp điệp viên Đài Loan mà tình báo Trung Quốc đại lục tuyển mộ là những nhân viên chính quyền, lực lượng vũ trang về hưu, hoặc doanh nhân, những người sau đó quay trở lại Đài Bắc để có thể moi tin tức từ đồng nghiệp và bạn đồng niên.
Bốn là, tình báo Trung Quốc quản lý hầu hết các điệp viên chủ yếu từ trong nước, không có các sĩ quan tình báo điều phối hoạt động ở nước ngoài, chỉ có vài trường hợp tình báo Trung Quốc điều hành hoạt động tình báo bí mật bên ngoài lãnh thổ và gặp gỡ điệp viên ở các nước thứ ba.
"Hoạt động gián điệp của Trung Quốc cho thấy cách thức các cơ quan tình báo nước này hỗ trợ những nhà hoạch định chính sách chiến lược. Trên thực tế, Trung Quốc điều hành các hệ thống chuyên nghiệp khác nhau để thực thi các nhiệm vụ như gây ảnh hưởng hoặc hoạt động ngầm, thu thập thông tin khoa học nước ngoài, giám sát người Hoa hải ngoại, và các lĩnh vực tình báo khác", Mattis nhận định.(Vnexpress)
Nga: Hạm đội Phương Bắc tập trận quy mô lớn
Hạm đội Phương Bắc, Hải quân LB Nga, vừa tiến hành cuộc tập trận huấn luyện chỉ huy-tham mưu, trong đó hơn 100 tàu chiến, tàu ngầm hạt nhân và diesel, cũng như các tàu hỗ trợ tham gia.
Đại diện Hạm đội Phương Bắc Andrey Luzik cho biết trong khuôn khổ cuộc tập luyện, các đơn vị lực quân và bảo vệ bờ biển được đặt vào tình trạng báo động, các đội lính thủy đánh bộ và cơ giới tiến hành hành quân về các khu vực tập trung. Tổng cộng hơn 1.000 đơn vị xe máy quân sự đã được huy động tham gia để kiểm tra tình trạng sẵn sàng và khả năng chiến đấu.
Ông Luzik cũng cho biết, ngoài ra quân đoàn Không quân và Phòng không số 45 của Hạm đội Phương Bắc và hơn 30 loại máy bay khác nhau cũng tham gia thực hiện nhiệm vụ trên không và chuyển quân đến các sân bay dự bị, thực hiện hơn 100 lần nhảy dù ở nhiều tầm cao tại tỉnh Murmansk trên lãnh thổ các doanh trại quân đội.
Ngoài ra, các sư đoàn tên lửa phòng không cũng tập trung tại các khu vực được chỉ định để đảm bảo triển khai quân và bảo vệ Hạm đội trước sự tấn công không quân của đối phương giả định.
Sau cuộc tập trận, các đơn vị tham gia đã quay trở về vị trí đóng quân thường trực.
Ấn Độ trục xuất 3 nhà báo Trung Quốc
Ấn Độ vừa quyết định trục xuất 3 nhà báo cấp cao thuộc hãng thông tấn nhà nước của Trung Quốc do "những quan ngại" từ cơ quan tình báo.
Theo Asian Age, ông Wu Qiang, trưởng chi nhánh Tân Hoa xã ở New Delhi, cùng hai đồng nghiệp tại Mumbai là Lu Tang và She Yonggang, được yêu cầu rời khỏi Ấn Độ trước ngày 31/7 tới.
Các cơ quan tình báo nghi ngờ họ mạo danh những người khác và đến các địa điểm cấm bằng danh tính giả. Thông tin này đã khiến cơ quan chức năng Ấn Độ hủy thị thực của 3 người Trung Quốc trên.
Ông Wu đã làm việc ở Ấn Độ gần 7 năm và thường trú theo visa gia hạn 6 năm. Hai đồng nghiệp của ông vừa được bổ nhiệm làm việc tại Ấn Độ năm ngoái và cũng được gia hạn thị thực.
Hôm 14/7, cả 3 người đã được thông báo về việc rời Ấn Độ do visa của họ sẽ không được gia hạn nữa.
Đây là lần đầu tiên Ấn Độ trục xuất các nhà báo của Trung Quốc theo cách trên. Tân Hoa xã là hãng thông tấn nổi tiếng nhất Trung Quốc, là cơ quan phát ngôn của chính quyền nước này. Giám đốc của hãng được cho là ủy viên Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hiện hãng thông tấn này đã xác nhận về thông tin trên, trong khi Bộ Ngoại giao Ấn Độ và đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ chưa đưa ra bình luận gì.
Thiên thạch làm rung chuyển thành phố tại Argentina
Hãng tin AFP cho biết, người dân thành phố General Roca ngày 20-7 vừa qua đã có một phen hú vía khi nghe thấy một chuỗi nhiều tiếng nổ lớn, khiến cho nhiều tòa nhà và căn hộ của thành phố rung lắc. General Roca là một thành phố với hơn 85.000 dân, nằm ở miền nam Argentina.
Thị trưởng thành phố, ông Martin Soria, mô tả lại: "Mọi vật đều rung lắc dữ dội". Thành phố lập tức huy động đông đảo các lực lượng cảnh sát, cứu hỏa và cứu hộ khẩn cấp. Thế nhưng, không một ai phát hiện ra một vụ đánh bom hay một dấu hiệu động đất hay thiên tai nào tại thành phố.
Bí ẩn tưởng chừng sẽ không thể nào có lời giải và sẽ khiến cuộc sống của người dân thành phố thấp thỏm trong lo lắng. Tuy nhiên, các nhà khoa học ngày 23-7 cuối cùng cũng đưa ra được giải thuyết giải thích cho hiện tượng kỳ lạ vừa qua. Nhà thiên văn học Roberto Figueroa, trưởng trạm thiên văn Neuquen, cho biết: Một thiên thạch đã đi vào bầu khí quyển với vận tốc gần 2.500 km/ giờ đã bay ngang qua đầu thành phố, ở độ cao gần 10.000 mét.
Một thiên thạch đi vào bầu khí quyển với vận tốc gần 2.500 km/ giờ đã làm người dân Argentina hoảng loạn.
Ông Figueroa cho biết, thiên thạch nó có đường kính khoảng 12 mét. Sau khi đi vào bầu khí quyển một thời gian ngắn, nó đã nhanh chóng bị tách ra thành ba mảnh nhỏ.
"Có vẻ đây là một thiên thạch mang khoáng chất. Sau khi đi vào bầu khí quyển với vận tốc lớn, tiếp xúc với các loại khí trong bầu khí quyển, thiên thạch này đã nhanh chóng bị nung ngóng, tan chảy, vỡ thành nhiều mảnh và rơi xuống trái đất dưới dạng tro bụi", ông Figueroa cho biết.
"Các mảnh thiên thạch kích thước lớn có thể bay đến hạ tầng khí quyển trước khi bị đốt cháy hoàn toàn. Do những thiên thạch này tiến vào bầu khí quyển với vận tốc lớn khủng khiếp, chúng thường tạo ra các loại sóng có khả năng lan tỏa phạm vi rộng, gây ra những tiếng nổ lớn và tạo ra một số chấn động rung lắc".
"Mọi người bị hoảng sợ trước các chấn động này là do thiên thạch bay trên bầu khí quyển tại một vùng có người sinh sống. Nếu như nó bay qua vùng khí quyển hai cực Trái Đất, đại dương hoặc sa mạc, chắc sẽ chẳng bao giờ có ai biết được thiên thạch từng bay vào Trái Đất", ông Figueroa cho biết.(PLO)