tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 23-04-2016

  • Cập nhật : 23/04/2016

Ngoại trưởng Nga, Mỹ - bộ đôi nồng ấm giữa căng thẳng

Dù quan hệ Nga - Mỹ đang lạnh lẽo, ngoại trưởng hai nước này có mối quan hệ cá nhân khá thân mật và thường xuyên đối thoại về các điểm nóng quốc tế.
ngoai truong my john kerry (trai) va nguoi dong nhiem nga sergei lavrov gap nhau hoi thang ba. anh: reuters

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và người đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov gặp nhau hồi tháng ba. Ảnh: Reuters

 

Họ là hai nhà ngoại giao lão làng: Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Họ dường như có rất nhiều điểm chung, từ bề ngoài cho đến các dự tính. Cả hai đều cao, gầy, thanh lịch và tao nhã, trông thường mệt mỏi sau những chuyến đi liên tục, nhiều giờ cân não, và những "trận đấu" chính trị cấp cao.

Nhiều người gọi họ là "bộ đôi năng nổ", còn một số người gọi họ là "bộ đôi kỳ quặc" trong giới ngoại giao. Hai ông đã gặp và nói chuyện với nhau hàng chục lần trong ba năm qua ở châu Á, châu Âu, Mỹ và Nga. Khuôn mặt dài và đôi mắt sắc sảo của hai người dường như cố gắng nhìn thấu nhau, khi họ bàn bạc về các vấn đề thế giới, như chương trình hạt nhân Iran hay những thách thức trong đàm phán hòa bình Syria.

Hai ngoại trưởng "có quan hệ rất tốt với nhau", ông Lavrov tháng trước cho biết, "nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc họp nào chúng tôi cũng tươi cười và bày tỏ niềm vui để lấy lòng người Nga, Mỹ, và các nhà báo".

Người Nga dường như thông cảm với hai quan chức mang gánh nặng thế giới trên vai này. Báo chí Nga thường giữ giọng điệu mềm mỏng về ông Kerry hơn nhiều Tổng thống Barack Obama. "Bộ máy tuyên truyền của chúng tôi chẳng cần mất nhiều thời gian để biến ông Kerry vào một kẻ ấu dâm hay tàn bạo, nhưng ông Lavrov không cho phép điều đó, ông ấy coi trọng mối quan hệ tốt của họ", nhà phân tích chính trị Nga Dmitry Oreshkin nói với Daily Beast.

Cách cư xử lịch thiệp của ông Kerry lôi cuốn người Nga. Ngoại trưởng Mỹ từng đi dạo ở trung tâm thành phố Moscow và trò chuyện với những người dân thường. Năm 2013 và 2014, ông Lavrov là bộ trưởng nổi tiếng nhất trên truyền thông Nga, nhưng năm ngoái Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã "đẩy" ông xuống vị trí thứ hai.

Ông Lavrov nói tiếng Anh lưu loát và cả hai ông đều biết tiếng Pháp. Ông Lavrov và ông Kerry thường bàn chuyện chính sách khi đi dạo trong vườn. Tháng 2/2014, hai ngoại trưởng còn được chụp ảnh đá bóng trên sân Đại sứ quán Mỹ tại London. Cả hai đều là người hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt.Những hình ảnh hồi tháng ba cho thấy ông Putin mỉm cười với ông Kerry giống như với một người bạn cũ dường như là sự báo hiệu mùa xuân sau một mùa đông lạnh giá. Sau hơn 3,5 giờ đàm phán với Tổng thống Putin, Ngoại trưởng Kerry cho biết hai bên đã đạt được tiến bộ trong nỗ lực chống nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) cùng nhau. "Chúng tôi muốn những kết quả tương tự nhau, chúng tôi cùng nhận thấy những mối nguy hiểm và hiểu các thách thức giống nhau".

tong thong nga putin (trai) va ngoai truong my john kerry hoi dam tai moscow hoi thang ba. anh: reuters

Tổng thống Nga Putin (trái) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hội đàm tại Moscow hồi tháng ba. Ảnh: Reuters

Một số nhà báo đã mỉa mai về sự "tan băng đột ngột" này: "Mọi người còn nhớ hồi ông Obama làm Nga tức giận khi gọi họ là cường quốc khu vực không? Bây giờ ông Kerry nói Mỹ và Nga là "các quốc gia hùng mạnh". "Ông Putin đương nhiên sẽ mỉm cười", Steve Rosenberg, phóng viên BBCtại Moscow, viết trên Twitter hôm 24/3.

Daily Beast cho rằng Kerry và Lavrov là những người thúc đẩy những tiến bộ đó. Họ vẫn duy trì được mối quan hệ thân mật, thậm chí nồng ầm vào thời điểm hai nước căng thẳng với nhau nhất từ sau Chiến tranh Lạnh.

Tuần trước, ông Kerry và Lavrov điện đàm về cuộc chiến ở Ukraine, Syria và Nagorno-Karabakh. Mặc dù họ bất đồng ý kiến về nhiều vấn đề lớn, bao gồm các điều kiện cho thỏa thuận hòa bình ở Ukraine, và số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, họ vẫn gặp nhau trực tiếp hoặc điện đàm hàng giờ để bàn bạc. Tháng trước, ông Kerry tới Moscow lần thứ ba trong vòng chưa đầy một năm, để thảo luận về xung đột Syria và Ukraine với Điện Kremlin.

Hai bên trao đổi một số ý tưởng trước khi ông Lavrov đưa ông Kerry đến gặp Tổng thống Vladimir Putin. Nói trước máy quay ông, ông Kerry chúc mừng sinh nhật ông Lavrov: "Tôi hy vọng tuổi mới sẽ càng khiến ông thêm khôn ngoan khi trò chuyện cùng chúng tôi", ngoại trưởng Mỹ nói.

Ông Lavrov cười và đáp lại: "Cảm ơn ông. Nhưng nếu sự khôn ngoan được đo bằng số ngày sinh nhật, thì tôi không thể bắt kịp với ông". Ông Kerry năm nay 73 tuổi.

Tuy nhiên, căng thẳng Nga - Mỹ lại một lẫn nữa gia tăng sau khi máy bay Su-24 Nga lượn sát tàu khu trục Mỹ USS Donald Cook hôm 11 và 12/4. Ông Kerry gọi hành động của máy bay Nga là "nguy hiểm" và "khiêu khích". Hãng thông tấn nhà nước Nga Sputnik thì nói rằng đây là "một sự cố nhỏ."

Ông Kerry đã cảnh báo rằng quân đội Mỹ vốn có thể bắn hạ máy bay Nga. Trong khi đó, Moscow khẳng định phi công Nga không phá vỡ bất cứ quy tắc quốc tế nào và nhấn mạnh Su-24 không mang vũ khí.

Trong cuộc điện đàm, ông Lavrov đã đưa ra câu trả lời ngắn với ông Kerry về vụ Su-24 lượn sát tàu Mỹ: Bộ Quốc phòng Nga đã cho ông lời giải thích. Nói cách khác, ông Lavrov không phải là người quyết định cho quân đội Nga.

"Thực tế là ông Lavrov và ông Kerry thường xuyên đối thoại là dấu hiệu rất tích cực. Họ có thể đồng ý và bất đồng về những vấn đề nhất định, nhưng mối quan hệ cá nhân này sẽ giúp ích cho quan hệ hai nước", CNNdẫn lời một nhà phân tích giấu tên ở Moscow, nhận xét.


Trung Quốc tham vọng "chiếm" Crimea bằng hàng triệu người già

Các nhà đầu tư Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng hệ thống nhà dưỡng lão khổng lồ tại bán đảo Crimea, dành cho người Trung Quốc và dân sở tại.

Thông tin trên do ông Yan Epshtein, Phó chủ tịch Hiệp hội hợp tác quốc tế Biển Đen (tổ chức mới được thành lập trung tuần tháng 3 vừa qua), Chủ tịch Hội Do thái vừa cho hãng tin TASS biết.

Ông Epshtein cho hay, phía Trung Quốc đã đề đạt tham vọng này từ hôm 15/4.

"Hiện nay, Trung Quốc có trên 200 triệu người trên 70 tuổi. Nhiều người trong số đó muốn chuyển chỗ ở.

Chúng ta cũng có cái lợi là Trung Quốc đầu tư, để chúng ta có thể xây dựng những ngôi nhà cho người già không nơi nương tựa," ông nói.

Tổng số tiền đầu tư chưa được tiết lộ, nhưng theo hãng tin Ridus của Nga, "cuộc di dân" hàng triệu người Trung Quốc không còn khả năng lao động sang bán đảo Crimea sẽ là một siêu dự án hàng trăm triệu USD.

Dự án này có thể so sánh với đề án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa mà Trung Quốc đang có tham vọng xây dựng.

(anh minh hoa: michael elleray/flickr.com)

(Ảnh minh họa: Michael Elleray/flickr.com)

 

Chuyên gia Nikolai Banin của Trung tâm "Nga-Kavkaz" đã bình luận với hãng tin Ridus về ý đồ tại Crimea của Trung Quốc:

"Trước tiên, phải thấy là vì sao chính quyền Trung Quốc lại muốn di dân hưu trí của họ xa đến thế, nếu như họ có đủ đất đai để làm việc đó, ví như các khu nghỉ ở đảo Hải Nam chẳng hạn".

Ngoài ra, chuyên gia này cho biết Crimea với dân số khoảng 2 triệu người và hàng trăm nghìn khách, nếu trong số đó có những người không đem lại lợi ích kinh tế gì, sẽ phải chịu gánh nặng nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng.

Bởi hiện nay, mới chỉ có mấy nghìn người họ hàng dân Crimea kéo đến nơi này từ vùng chiến sự Donbass, đã đủ khiến cho cư dân bản địa phải chịu rất nhiều phiền toái.

Còn nếu như hàng ngàn, hàng ngàn người già Trung Quốc xa lạ về văn hóa bỗng kéo đến đây sinh sống, thì đó thực sự là một thảm họa, chuyên gia Nikolai Banin cho biết.

Theo thống kê năm 2015, hiện trên bán đảo Crimea của Nga có 617.000 người về hưu, chiếm 27% dân số.


ICIJ không hợp tác điều tra với Bộ Tư pháp Mỹ

Nhóm truyền thông hợp tác trong cuộc điều tra "hồ sơ Panama" ngày 21-4 cho biết nhóm sẽ không hợp tác với cuộc điều tra hình sự của Bộ Tư pháp Mỹ.

cong ty mossack fonseca giup nhieu nhan vat noi tieng the gioi tron thue - anh: reuters

Công ty Mossack Fonseca giúp nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới trốn thuế - Ảnh: Reuters

Tờ Guardian cho biết luật sư vùng Manhattan của Mỹ là Preet Bharara đã viết thư cho Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) để tìm kiếm thêm thông tin từ nhóm này nhằm hỗ trợ cuộc điều tra trốn thuế trong nước.

ICIJ cũng thông báo với các công tố viên thuộc văn phòng luật của Bharara rằng nhóm này sẽ không phát hành những thông tin chưa được công bố từ trước đến nay cho họ.

ICIJ vẫn chưa phát hành công khai nhiều trong số 11,5 triệu tài liệu bị rò rỉ từ "hồ sơ Panama" liên quan đến Công ty Mossack Fonseca mà qua đó giới truyền thông khắp thế giới đã dùng để vén màn bí mật về các tài khoản trốn thuế của nhiều nhân vật tầm cỡ thế giới.


Chiến đấu cơ Nhật tăng gấp đôi số lần chặn máy bay Trung Quốc

Số lần cất cánh của chiến đấu cơ Nhật Bản để ngăn chặn máy bay Trung Quốc tăng gấp đôi trong vòng ba tháng đầu năm, cho thấy môi trường an ninh đang trở nên khắc nghiệt hơn. 
hai chien dau co cua luc luong tu ve nhat. anh: ukdefencejournal

Hai chiến đấu cơ của Lực lượng Tự vệ Nhật. Ảnh: ukdefencejournal

 

Trong ba tháng đầu năm nay, các chiến đấu cơ Nhật được triển khai 198 lần để ngăn chặn những vụ xâm phạm có thể có của máy bay Trung Quốc, tăng 93 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

"Riêng số lượt cất cánh không nói được hết toàn bộ câu chuyện, nhưng chúng ta cần công nhận rằng sự gia tăng cho thấy môi trường an ninh đang khắc nghiệt hơn", Reuters dẫn lời Kazuhiko Fukuda, lãnh đạo phụ trách hoạt động công tại Bộ tham mưu hỗn hợp, Lực lượng Tự vệ Nhật, hôm nay nói. 

"Trung Quốc đang hiện đại hoá không quân và rõ ràng nhằm tăng khả năng tác chiến trên không ở các vùng trời xa xôi... Hoạt động cụ thể dựa trên các mục tiêu đó được thể hiện qua những con số này". 

Quan hệ Trung - Nhật căng thẳng do tranh chấp xung quanh chuỗi đảo trên biển Hoa Đông có tên Senkaku/Điếu ngư. Các tàu tuần tra, chiến đấu cơ thường bám đuôi nhau gần chuỗi đảo tranh chấp, gây lo ngại về một vụ va chạm không mong muốn hoặc các tai nạn khác có thể phát triển thành một cuộc xung đột lớn hơn. 


Tại sao Indonesia không hề nhân nhượng với tàu cá của Trung Quốc?

Những vụ việc tàu Trung Quốc liên tục bị bắt và đánh chìm vì đánh bắt cá trái phép trên vùng lãnh hải của Indonesia thời gian gần đây khiến dư luận thế giới hết sức quan tâm.

 Không chỉ ở Biển Đông, tàu cá Trung Quốc còn vi phạm ở nhiều vùng biển khác

Việc đánh chìm các tàu cá vi phạm là một hành động khá lãng phí, gây ô nhiễm môi trường và gây kích động. Tuy nhiên, chính phủ Indonesia kiên quyết cho rằng biện pháp này lại hết sức hiệu quả. Ngày 5/4 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia, Susi Pudjiastuti đã trực tiếp xem 23 tàu cá Việt Nam và Malaysia bị đánh chìm vì đánh bắt cá trái phép trên vùng biển của nước này.

Kể từ khi ông Joko Widodo nhậm chức Tổng thống năm 2014 và cam kết sẽ thúc đẩy cộng đồng nghề cá địa phương, Indonesia đã phá hủy hơn 170 tàu đánh bắt cá nước ngoài. Chính phủ nước này cho biết số lượng tàu nước ngoài vi phạm đã giảm đáng kể trong khi các tàu cá nội địa lại đánh bắt được nhiều hơn.

Bà Susi hy vọng rằng Tòa án tối cao Indonesia sẽ cho phép bà đánh chìm thêm 10 tàu cá nữa, bị bắt vì vi phạm năm 2014 và thuộc về quốc gia có số tàu thuyền vi phạm nhiều hơn bất kỳ nước châu Á nào, đó là Trung Quốc.

cac tau danh bat ca trung quoc lien tuc vi pham lanh hai cua cac quoc gia khac. hinh minh hoa: the economist

Các tàu đánh bắt cá Trung Quốc liên tục vi phạm lãnh hải của các quốc gia khác. Hình minh họa: The Economist

Tháng trước, Indonesia đã vô cùng tức giận trước phản ứng của Trung Quốc khi tàu bảo vệ bờ biển của nước này giải cứu cho một tàu đánh cá Trung Quốc đang bị lực lượng chức năng Indonesia dẫn độ về cảng vì đã vi phạm vào vùng biển thuộc đảo Natuna. Tám thuyền viên đã bị giam giữ. Thuyền viên thứ 9 đã thoát được và đưa thuyền quay trở lại bến cảng phía Nam Beihai nhờ sự giúp đỡ của một ca nô thuộc đội tàu chiến Trung Quốc.

Người này đã nói với New York Times rằng "có thể" anh ta cùng các thuyền viên khác đã đánh cá trên vùng biển của Indonesia. Trên thực tế, việc vi phạm này gần như là chắc chắn đúng. Việc Indonesia sở hữu đảo Natuna là không thể chối cãi và theo luật pháp quốc tế những người Trung Quốc này đã tiến vào "vùng đặc quyền kinh tế" của Indonesia.

Thế nhưng Bắc Kinh bảo vệ các thuyền viên của mình bằng cách cho rằng họ ở trong khu vực "đánh bắt cá truyền thống của Trung Quốc". Vùng biển này nằm trong "đường chín đoạn" mà Trung Quốc tự ý vẽ trên bản đồ của mình, thậm chí còn cung cấp cả hộ chiếu cho người dân, và ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết khu vực Biển Đông.

Không chỉ ở Indonesia, tàu cá Trung Quốc còn bị bắt ở Nhật Bản, Philippines, Đài Loan và Việt Nam, tất cả các nước có tranh chấp hàng hải với Bắc Kinh. Nhưng đó không phải là tất cả các vùng lãnh hải mà ngư dân Trung Quốc gặp rắc rối. Các thuyền viên nước này còn bị giam giữ ở vùng biển phía Đông nước Nga, Triều Tiên và Sri Lanka trong những năm gần đây.

Năm 2011, một ngư dân Trung Quốc đã đâm một binh sỹ thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc cho tới chết. Năm sau đó, một ngư dân Trung Quốc khác bị bắn chết bởi cảnh sát ở Palau, một nước cộng hòa nhỏ ở khu vực Thái Bình Dương. Tháng 12 năm ngoái, có tới 24 nước châu Phi kêu gọi Trung Quốc ngừng đánh bắt cá trái phép ở vùng biển phía Tây Phi. Và cũng trong thời gian đó, bốn ngư dân Trung Quốc đã được trả tự do sau khi bị giam giữ một thời gian ở Argentina.

Trên cả vấn đề chủ quyền quốc gia, điều khiến các tàu đánh cá Trung Quốc mạo hiểm như vậy một phần là do nước này là nhà tiêu thụ và xuất khẩu cá lớn nhất thế giới. Một người dân Trung Quốc tiêu thụ cá gấp đôi mức trung bình của thế giới. Ngành thủy hải sản buộc phải gồng mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này.

Tuy nhiên, những vụ việc đánh bắt cá "điên cuồng và phi pháp" này của Trung Quốc đã làm thu hẹp môi trường và số lượng của các quốc gia khác (ví dụ năm 2012, Trung Quốc đạt 13,9 triệu tấn so với 5,4 triệu tấn của Indonesia, 5,1 triệu tấn của Mỹ, 3,6 triệu tấn của Nhật Bản và 3,3 triệu tấn của Ấn Độ).

Việc đánh bắt cá quá đà và ô nhiễm môi trường cũng đã tàn phá ngành đánh bắt cá trong nội địa Trung Quốc. Không chỉ vậy, nó còn khiến nguồn tài nguyên thủy hải sản cạn kiệt một cách trầm trọng: ở khu vực Biển Đông, với tổng số lượng đánh bắt cá chiếm tới 1/10 toàn thế giới, số nguồn hải sản cho việc đánh bắt cá gần bờ chỉ còn lại 5-30% so với những năm 1950. Ngư dân Trung Quốc vì vậy phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ và tiến tới những vùng nước xa hơn.

Chính phủ Trung Quốc khuyến khích hành động đó và cho rằng an ninh lương thực là một vấn đề ưu tiên và đánh bắt cá là một nguồn tạo việc làm tốt. Năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm Tanmen, một cảng đánh bắt ở phía Nam đảo Hải Nam, và chỉ thị các ngư dân ở đó phải "đóng các con tàu to hơn và đi tới những vùng biển xa hơn, đánh bắt những con cá lớn hơn". Chính phủ tuyên bố hỗ trợ cho việc đóng mới thuyền, trợ giá nhiên liệu và cung cấp những trợ giúp cần thiết cho ngành thủy hải sản.

Điều này không nhất thiết phải biến các ngư dân thành công cụ thực hiện chính sách bành trướng của chính phủ. Thực tế, chính quyền Trung Quốc cũng thỉnh thoảng cố kiểm soát các ngư dân nước mình, một số trường hợp cũng khá xấu hổ. Trong một bài báo trên tờ Marine Policy có tiêu đề "Ngư dân Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp", Zhang Hongzhou, một học giả của RSIS Singapore, đã viết về chuyến đi tới các cảng biển đánh cá ở Trung Quốc, bao gồm cảng Tanmen. Ở đó, ông đã nhận thấy rằng, thay vì chỉ đơn thuần làm theo lời hô hào của ông Tập, nhiều ngư dân không những vi phạm pháp luật mà còn tham gia vào các thương vụ sinh lời bất hợp pháp như đánh bắt và buôn bán các loài rùa và trai lớn trong danh sách bảo tồn của thế giới.

Tuy nhiên, đánh bắt cá có thể mang những mục đích chiến lược. Giống như việc Trung Quốc phô trương xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở khu vực Biển Đông, sự xuất hiện thường xuyên của một số lượng lớn tàu thuyền Trung Quốc tại những vùng biển tranh chấp lại khiến tình hình biến thành "thật giả lẫn lộn". Nó có thể tạo nên một khái niệm "truyền thống" như Bắc Kinh sử dụng để cãi tội. Và đó là cách thức mà Trung Quốc sử dụng để biến "của người thành của mình" tại các khu vực tranh chấp.

Tuy nhiên, phải nói rằng việc khuyến khích đánh bắt cá ở những vùng biển nước ngoài như trên là một hành động hết sức nguy hiểm. Có thể thấy rõ điều đó trong mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh vấn đề hòn đảo Senkaku/ Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông từ tháng 9/2010 khi một tàu cá Trung Quốc vi phạm đã đâm một tàu của lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản.

Khi các vùng biển ngày càng quân sự hóa thì nguy cơ xảy ra các cuộc đụng độ càng cao. Cho đến nay, hải quân Trung Quốc hiếm khi liên quan đến các vụ việc tàu cá vi phạm. Tuy nhiên, một số cảng đánh bắt cá Trung Quốc đã tăng cường lực lượng "quân sự hàng hải" của mình, cụ thể là tăng số lượng tàu thuyền dân sự có trang bị vũ khí, cũng như các lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc và các quốc gia khác ngày càng được vũ trang hiện đại hơn.

Quay trở lại vụ việc ở Indonesia, sau khi quân đội Trung Quốc can thiệp vào Natuna, Indonesia cho biết sẽ cử hải quân, các lực lượng đặc biệt, một tiểu đoàn quân sự, ba tàu khu trục, một hệ thống radar mới, máy bay không người lái và 5 chiến đấu cơ F-16. Tuy nhiên, hành động này có thể sẽ không ngăn cản được Trung Quốc và các ngư dân của nước này quăng lưới ngày càng xa hơn.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục