tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 23-02-2016

  • Cập nhật : 23/02/2016

Cảnh báo mưu đồ dài hạn của Trung Quốc

Sau đảo Phú Lâm, Bắc Kinh sẽ bố trí tên lửa trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Trong bài viết trên tạp chí The Australian Financial Review (Úc) ngày 21-2, Giám đốc Viện Chính sách chiến lược Úc Peter Jennings nhận định hành động triển khai tên lửa trên đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) của Trung Quốc (TQ) có ba yếu tố lưu ý:

bieu tinh truoc su quan tq o manila (philippines) hom 18-2 de phan doi tq trien khai ten lua o bien dong. anh: epa.

Biểu tình trước sứ quán TQ ở Manila (Philippines) hôm 18-2 để phản đối TQ triển khai tên lửa ở biển Đông. Ảnh: EPA.

• TQ muốn tăng cường kiểm soát bất chấp bị phản ứng. Mỹ đã sai lầm khi hy vọng vấn đề tranh chấp biển Đông không làm phương hại quan hệ lớn hơn giữa Mỹ với TQ vì TQ đã lợi dụng thái độ thận trọng của Mỹ để kiểm soát khu vực.

• Chiến lược gây hấn của TQ sẽ thúc đẩy các nước láng giềng hợp tác chặt chẽ hơn. 10 nước ASEAN cần làm nhiều hơn nữa để hợp tác thực sự về an ninh. Lợi ích của TQ sẽ bị thiệt hại, dù vậy TQ vẫn bất chấp vì các xung lực sâu xa như chủ quyền lịch sử vô lý, chủ nghĩa dân tộc dân túy và vai trò của tiềm năng quân sự.

•Về quân sự, tên lửa HQ-9 triển khai trên đảo Phú Lâm là tên lửa đạt tầm bắn đến 
200 km. hành động này đã làm cho các nước đề cao quyền bay qua trên biển Đông sẽ phải thay đổi tính toán.

Reuters ngày 20-2 cũng đã đăng bài tổng hợp ý kiến của các chuyên gia nhận định hành động bố trí tên lửa trên đảo Phú Lâm là dấu hiệu về kế hoạch dài hạn củng cố sự hiện diện quân sự trên biển Đông của TQ.

Các nhà ngoại giao và các chuyên gia an ninh phương Tây tiếp xúc với các nhà hoạch định chiến lược TQ cho biết sau đảo Phú Lâm, Bắc Kinh sẽ tiếp tục bố trí tên lửa trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.

Chuyên gia Ian Storey ở Viện Nghiên cứu Yusof Ishak (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore) dự báo việc này sẽ xảy ra trong một hay hai năm nữa.

Ý đồ của TQ là cuối cùng Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được sử dụng để máy bay chiến đấu hoạt động thường xuyên song song với bố trí số lượng lớn dân chúng để củng cố yêu sách chủ quyền trên biển Đông.

Chuyên gia Tạ Yến Mỹ thuộc Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (TQ) xác nhận TQ bố trí các cơ sở ở Trường Sa như radar, đường băng đều có hai công dụng (dân sự và quân sự). Tuy nhiên, TQ đang còn dè dặt bố trí vũ khí ở Trường Sa bởi có nhiều nước tranh chấp Trường Sa. 

Giám đốc Viện chính sách chiến lược Úc Peter Jennings đã đề nghị phải yêu cầu TQ rút tên lửa khỏi đảo Phú Lâm và xem như vừa qua chỉ là diễn tập. Các bên tranh chấp cũng cam kết không triển khai tên lửa tại các khu vực tranh chấp.

Kế tiếp, ông đề nghị cần cảnh báo TQ về ý đồ của TQ muốn thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông. Cuối cùng, ông đề nghị các nước có lợi ích chiến lược về tự do hàng hải và bay qua ở biển Đông cần bảo vệ lợi ích bằng hành động cụ thể. Đó là đưa tàu chiến và máy bay đến khu vực.


Mỹ chuyển 5.000 tấn đạn dược tới châu Âu

Lục quân Mỹ đặc trách châu Âu (USAREUR) đã chuyển 5.000 tấn đạn dược tới Đức. Đây là đợt vận chuyển vũ khí lớn nhất trong 10 năm qua của Mỹ.

Đợt vận chuyển vũ khí này diễn ra nhằm củng cố cam kết hỗ trợ lục địa này, nhất là dọc biên giới phía đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ứng phó trước những lo ngại về  các hoạt động của Nga.

mot xe cau chat hang boc do nhung container chua dan duoc trong dot van chuyen dan duoc vua qua cua my. anh: stars and stripes

Một xe cẩu chất hàng bốc dỡ những container chứa đạn dược trong đợt vận chuyển đạn dược vừa qua của Mỹ. Ảnh: Stars and Stripes

"Lần vận chuyển quan trọng này sẽ giúp chúng tôi tiếp tục củng cố khối liên minh của NATO. Thực tế, đợt vận chuyển này có quy mô lớn nhất trong 10 năm, thể hiện cam kết tiếp tục bảo vệ các đồng minh của chúng tôi" - Stars and Stripes hôm qua dẫn lại lời Đại tá Matthew Redding, Tham mưu trưởng Đơn vị hỗ trợ chiến trường số 21 (TSC), người giám sát việc vận chuyển, cho biết.

5.000 tấn đạn dược này được chuyển từ cảng Nordenham ở phía bắc nước Đức tới kho Miesau vào hôm 18-2.

Khối lượng vũ khí này cần đến 415 container để vận chuyển, được lưu giữ tại kho ở Miesau, Đức. Nó sẽ được cung cấp cho các đơn vị hoạt động trong chiến dịch Atlantic Resolve, được phát động từ khi Nga có những động thái được cho là can thiệp vào Ukraine năm 2014.

Cuộc tập trận sắp tới của USAREUR mang tên Anakonda 2016 tại Ba Lan với sự tham gia của 20.000 lính sẽ sử dụng rất nhiều đạn dược được huy động từ các kho ở châu Âu.


Mỹ từ chối đàm phán với Triều Tiêu trước vụ thử bom nhiệt hạch

Mỹ đã từ chối lời mời đối thoại hòa bình của Triều Tiên trước thử nghiệm hạt nhân gần đây nhất.

Mỹ đã từ chối đề nghị thương thảo một hiệp ước hòa bình để chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên bởi vì nó không giải quyết vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo này, theo Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố hôm Chủ nhật (21-2).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao John Kirby đưa ra bình luận trên sau khi Wall Street Journal tường thuật rằng Nhà Trắng đã bí mật đồng ý đối thoại ngay trước lần thử bom hạt nhân gần đây nhất của Bình Nhưỡng.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải)

Tờ báo dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết chính quyền Obama đưa ra điều kiện Bình Nhưỡng phải có hành động cụ thể để cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân trước khi các cuộc đối thoại hòa bình diễn ra, bởi chương trình hạt nhân Triều Tiên sẽ là một phần của nội dung đàm phán hòa bình.

Bình Nhưỡng, theo Wall Street Journal, đã từ chối điều kiện của phía Mỹ và ngay sau đó đã tiến hành kiểm tra hạt nhân vào ngày 6-1, kết thúc mọi kế hoạch trên bàn ngoại giao.

Kirby cho biết “Rõ ràng Triều Tiên mới là phía đề nghị thảo luận một hiệp ước hòa bình. Chúng tôi đã cẩn thận xem xét đề nghị của họ và nêu rõ rằng phi hạt nhân hóa phải là một phần trong bất cứ thảo luận nào, nhất quán với trọng tâm lâu dài về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.  Phía Triều Tiên đã từ chối đề nghị của chúng tôi”.

Từ lâu, Bình Nhưỡng đã tìm cách đạt được một hiệp ước hòa bình với Mỹ và các bên liên quan về chiến tranh Triều Tiên (1950-53) cũng như yêu cầu kết thúc các cuộc tập trận của Hàn Quốc và Mỹ với khoảng 28.000 binh sĩ đóng ở Hàn Quốc.

Ngày 6-1, Triều Tiên đã kiểm tra bom nhiệt hạch khiến Mỹ và các nước láng giềng chỉ trích mạnh mẽ. Vài tuần sau, Bình Nhưỡng tiếp tục phóng tên lửa tầm xa mang theo vệ tinh.


Bắc Kinh xây hệ thống 'thông gió' khổng lồ thổi tan khói độc

Bắc Kinh đang lên kế hoạch xây dựng một mạng lưới “hành lang thông gió” để giúp tạo sức gió lớn thổi tan đi lớp khói độc bao quanh thủ đô Trung Quốc. 

Hãng tin South China Morning Post, cơ quan hoạch định đô thị của Bắc Kinh đang lên kế hoạch xây dựng các hành lang nối những công viên, sông hồ, cao tốc và các tòa nhà thấp lại với nhau. Theo ông Wang Fei, phó ủy ban quản lý đô thị thành phố, cho biết biện pháp này nhằm tạo sức gió lớn hơn trong thành phố.

Ông Wang Fei cho biết bằng cách cải thiện sức gió trong thành phố, nhiệt và các khí gây ô nhiễm có thể bị thổi tan đi nhanh hơn và làm giảm tình trạng nóng cục bộ trong đô thị cũng như tình hình ô nhiễm hiện tại.

Việc xây dựng trong khu vực quy hoạch sẽ được quản lý chặt chẽ. Các chướng ngại vật nằm trên “hành lang thông gió” làm cản sức gió sẽ bị phá bỏ hoặc di dời.

 

Theo kế hoạch này, chính quyền Bắc Kinh sẽ cho hình thành năm tuyến hành lang lớn, với chiều rộng lên đến 500 m, kéo từ khu ngoại ô phía bắc đến phía nam thành phố. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng sẽ cho xây dựng nhiều tuyến hành lang “thông gió” khác với chiều rộng 80 m.

Theo tờ South China Morning Post, ý tưởng này đã xuất hiện từ năm 2014, khi tình hình ô nhiễm ở Bắc Kinh bắt đầu vượt khỏi tầm kiểm soát. Các nghiên cứu về độ khả thi của ý tưởng đã được tiến hành trong suốt hai năm qua. Tuy nhiên, bảng tiến độ cụ thể của dự án vẫn chưa được công bố.

Ma Jun, Giám đốc Viện Hành chính công và Môi trường Bắc Kinh, cho rằng giải pháp chống ô nhiễm này khó đạt được hiệu quả vì phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Theo đó, khi trời không chuyển gió thì xem như mô hình này không thể hoạt động. 


IS đánh bom liên hoàn đẫm máu, hơn 180 người chết

Hàng loạt vụ đánh bom khủng bố tại hai thành phố Homs và Damacus tại Syria đã làm hơn 180 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương, theo hãng tin DW (Đức).

Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã nhận trách nhiệm các vụ đánh bom liên hoàn tại Homs và Damacus (Syria) là hơn 130 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

vu danh bom dam mau ngoai o thanh pho damacus nham vao thoi diem hoc sinh dang tan truong (anh: dw)

Vụ đánh bom đẫm máu ngoại ô thành phố Damacus nhắm vào thời điểm học sinh đang tan trường (Ảnh: DW)

Các vụ đánh bom bắt đầu nổ ra vào ngày 21-2, tại thành phố Homs, làm hơn 50 người thiệt mạng. Số người chết đến nay vẫn tiếp tục tăng.

Vụ nổ bom mới nhất xảy ra tại vùng ngoại ô thành phố Damacus, gần khu vực trường học khi các em học sinh đang tan trường. Hãng thông tấn của Syria cho biết có hơn 200 người lớn và trẻ em bị thương. Tính đến nay đã có hơn 130 người thiệt mạng tại thành phố Damacus, theo hãng DW.

danh bom dam mau o ngoai o damacus (anh: dw)

Đánh bom đẫm máu ở ngoại ô Damacus (Ảnh: DW)

Một tổ chức quan sát nhân quyền của Anh tại Syria cho biết riêng tại thành phố Damacus đã có bốn vụ đánh bom, trong đó có một vụ đánh bom xe, hai kẻ đánh bom tự sát và một vụ nổ không rõ nguyên do. Các vụ nổ xảy ra tại quận Sayedda Zeinab, nơi có những ngôi đền Hồi giáo Shiite thiêng liêng nhất của Syria.

hien truong vu danh bom tai homs (anh: getty)

Hiện trường vụ đánh bom tại Homs (Ảnh: Getty)

Vào ngày 21-2, hai vụ đánh bom xe liên tiếp nổ ra tại thành phố Homs, trong khu vực có nhiều thành viên bộ tộc Alawite của Tổng thống đương nhiệm Bashar Assad. Vụ đánh bom làm 59 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục