Mỹ quyết không khôi phục vũ khí hạt nhân cho Hàn Quốc
Venezuela: Phe đối lập tố tòa án đảo chính
Gần 400.000 người Syria sắp chết đói
Al-Qaeda dọa 'xử lý' Arab Saudi
Nga tuyên bố giúp Syria giải phóng 150 thành phố và thị trấn
Tin thế giới đọc nhanh 13-01-2016
- Cập nhật : 13/01/2016
Trung Quốc điều trên 500 người đo phóng xạ sau vụ Triều Tiên thử bom nhiệt hạch
Người dân Hàn Quốc theo dõi tin tức truyền hình về vụ Triều Tiên thử bom nhiệt hạch hôm 6.1 gây động đất 5,1 độ Richter - Ảnh: AFP
Chính quyền Trung Quốc đã điều động trên 500 người dùng máy đo phóng xạ dọc theo biên giới nước này với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng hồi tuần rồi tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch.
Tổng thống Putin: Tôi thấy mình vẫn trẻ và chính sách của tôi không thay đổi
Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá Thủ tướng Đức Angela Merkel là một người rất chân thành - Ảnh: Reuters
Thử hạt nhân, Triều Tiên vô tình 'trao quà’ cho Hàn Quốc
Những lời chỉ trích nhằm vào Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tạm thời lắng dịu nhờ vụ thử hạt nhân của Triều Tiên - Ảnh: AFP
Chính xác hơn, sự kiện Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 4 vừa qua đã giúp uy tín của Tổng thống Park Geun-hye và đảng cầm quyền được tăng cao, AP hôm 11.1 nhận xét.
Trong vai một “người anh em” cũng đồng thời là kẻ thù bấy lâu nay, việc Triều Tiên có động thái về vấn đề hạt nhân luôn khiến nhiều ánh mắt hướng về Hàn Quốc.
Cuộc thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên ngày 6.1 và đoạn video Bình Nhưỡng tung ra chứng tỏ việc thử tên lửa thành công đang là vấn đề thời sự nóng hổi trên các mặt báo quốc tế. Và tại Hàn Quốc, nó có tác động tiêu cực đối với quan hệ Triều Tiên và Hàn Quốc, nhưng lại có tác động tích cực đối với chính quyền của bà Park Geun-hye.
Phản ứng của Hàn Quốc sau đó diễn ra rất nhanh và quyết đoán. Họ nhanh chóng mở lại loa tuyên truyền ở biên giới Hàn Quốc và Triều Tiên, sau đó nhất trí cùng Mỹ và Nhật Bản đối phó với các hiểm họa hạt nhân từ Triều Tiên. Hôm 11.1, Seoul cũng cho hay họ đang bàn thảo với Mỹ và dự kiến sẽ triển khai thêm nhiều vũ khí vào Hàn Quốc để đáp trả. Truyền thông Hàn Quốc nói rằng ngoài chiếc B-52 của Mỹ vừa qua, sắp tới có thể xuất hiện thêm máy bay B-2, tàu ngầm, cũng như tiêm kích F-22, theo AFP.
Những điều này giúp bà Park Geun-hye tạo được hiệu ứng tốt đối với người dân Hàn Quốc, nhất là trong bối cảnh chính quyền đang hứng chịu chỉ trích trong nước vài tuần qua, theo AP. Chí ít nó làm lu mờ những vấn đề Hàn Quốc chưa thể giải quyết thỏa đáng, đơn cử như việc đòi Nhật Bản bồi thường thiệt hại về con người, tinh thần, nhân phẩm của những phụ nữ Hàn Quốc bị bắt làm nô lệ tình dục trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Nói cách khác, bà Park đã làm được một việc là đương đầu với những gì Hàn Quốc xem là sự khiêu khích từ đối thủ phía bắc bán đảo Triều Tiên. Nói theo Yoon Tae-ryong, một giáo sư tại Đại học Konkun ở Seoul, cuộc thử hạt nhân của Triều Tiên “lập tức làm lắng xuống” những chỉ trích mạnh mẽ nhất nhằm vào Tổng thống Park Geun-hye.
Và mặc dù uy tín của bà Park cũng như đảng cầm quyền chỉ nhích lên một cách tạm thời, nó cũng có nhiều ý nghĩa về lâu dài, nhất là khi tháng 4 tới Hàn Quốc sẽ có nhiều cuộc bầu cử quan trọng.
Triều Tiên dọa dùng vũ khí hạt nhân đáp trả đe dọa hạt nhân
Lãnh đạo Kim Jong Un ký văn bản liên quan đến vụ thử bom khinh khí, ảnh do Yonhap chụp từ đài KRT và công bố ngày 6.1.2016 - Ảnh: Reuters
Triều Tiên đe dọa dùng vũ khí hạt nhân để đáp trả cái gọi là “đòn dằn mặt hạt nhân” của Mỹ khi nước này đưa máy bay B-52 cùng tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân đến Hàn Quốc.
Theo hãng tin RIA ngày 11.1, Triều Tiên cho biết cuộc thử nghiệm bom khinh khí ngày 6.1 là “để tự vệ trước mối đe dọa hủy diệt của Mỹ”. Đáp lại, Mỹ bắt đầu tái triển khai vũ khí chiến lược tại Hàn Quốc. Ngày 10.1, từ căn cứ Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương, một máy bay ném bom chiến lược B-52 mang tên lửa hành trình có gắn đầu đạn hạt nhân đã bay 1 vòng tới Hàn Quốc dằn mặt Triều Tiên. Tàu sân bay Ronald Reagan đang hoạt động tại vùng biển Nhật Bản cũng có thể được điều tới gần bờ biển Hàn Quốc.
“Dùng vũ khí hạt nhân để đáp trả sự đe dọa hạt nhân là câu trả lời của chúng ta” là tiêu đề bài xã luận đăng trên báo Rodong Sinmun, cơ quan trung ương của đảng Lao động Triều Tiên số ra ngày 11.1, với nội dung lên án chính sách của Mỹ và Hàn Quốc.
“Hiện Mỹ đang đưa máy bay ném bom chiến lược hạt nhân đến Hàn Quốc, đẩy tình hình đến bờ vực chiến tranh”, bài báo viết. Rodong Sinmun cũng nhấn mạnh, Mỹ cần phải có cái nhìn thực tế hơn và phải biết rút kinh nghiệm từ lịch sử những cuộc chiến với Triều Tiên. “Chúng ta đã chiến thắng vinh quang trong cuộc đối đầu Mỹ - Triều”, Rodong Sinmun nói về vụ thử hạt nhân hồi tuần trước.
Hồi tháng 10.2015, tàu sân bay Ronald Reagan với sức chứa 80 máy bay chiến đấu và có thủy thủ đoàn 5.400 người, đã tham gia tập trận hải quân ở Hàn Quốc.
Mỹ và Triều Tiên luôn ở trong tình trạng đối kháng quân sự kể từ khi cuộc chiến tranh 1950-1953 trên bán đảo Triều Tiên kết thúc bằng việc ký kết thỏa thuận đình chiến. Những nỗ lực của Bình Nhưỡng để đạt được một hiệp ước hòa bình và thiết lập quan hệ chính thức với Mỹ đã không thành công vì Washington luôn từ chối ý tưởng này về nguyên tắc.
Hiện nay, Mỹ triển khai 28.000 binh sĩ tại Hàn Quốc để giúp nước này chống lại “mối đe dọa từ phía Bắc”. Ngược lại, Triều Tiên coi đây là một mối nguy cho nước mình và tuyên bố sẽ tăng cường năng lực “răn đe hạt nhân” một khi Mỹ chưa ngừng đe dọa.
Thượng Hải cấm báo chí bàn tán chuyện sắp xếp nhân sự ở trung ương