tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 20-04-2016

  • Cập nhật : 20/04/2016

Indonesia, Philippines và Malaysia tiến hành tuần tra chung

Binh sĩ tới từ các nước như Indonesia, Philippines và Malaysia sẽ tham gia tuần tra chung tại các đường ranh giới biển của các nước trong bối cảnh mối đe dọa về nạn cướp biển đang gia tăng sau vụ 14 ngư dân Indonesia bị bắt cóc.

tau chien cua hai quan indonesia. (anh: shipspotting)

Tàu chiến của Hải quân Indonesia. (Ảnh: ShipSpotting)

Người phát ngôn của Bộ An ninh Indonesia, ông Agus R. Barnas ngày 18/4 cho biết hoạt động tuần tra chung giữa 3 nước nêu trên sẽ tăng cường an ninh tại các vùng biển, nơi có những tuyến giao thương bằng đường biển nhộn nhịp nhất trên thế giới.

Theo ông Barnas, hải quân mỗi nước sẽ tuần tra ở các khu vực trong vùng lãnh hải của từng nước, cũng như sẽ tiến hành một cuộc tuần tra chung.

Ông Barnas nói: "Chúng tôi sẽ hợp tác trong một cuộc tuần tra chung. Đây là hoạt động phối hợp và nhằm bảo vệ các đường ranh giới trên biển và tuyến đường biển".

Người phát ngôn của Bộ An ninh Indonesia cho biết thêm một chức năng của tuyến đường biển đi qua lãnh thổ Indonesia là hỗ trợ vận chuyển than từ nước này tới các nước khác, trong đó có Philippines.

Hoạt động tuần tra chung diễn ra trong bối cảnh 10 công nhân Indonesia trên một tàu vận chuyển than mới đây đã bị bắt cóc ở khu vực biên giới bởi nhóm khủng bố Abu Sayyap.

Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết 4 công dân nước này đã bị các tay súng bắt giữ hồi tuần trước. Bộ An ninh Indonesia thông báo đang tiến hành điều tra nơi nhóm khủng bố Abu Sayap giam giữ các con tin.

Các nỗ lực để trả tự do cho toàn bộ các công dân Indonesia bị bắt giữ đang được cả chính phủ Indonesia và Philippines triển khai.


Anh bất ngờ "cứng" với Trung Quốc về biển Đông

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Hugo Swire hôm 18-4 tuyên bố phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague – Hà Lan phải thể hiện được "tính ràng buộc".

Cuối tháng 5, đầu tháng 6, PCA dự kiến đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới yêu sách chủ quyền phi lý của nước này ở biển Đông.

Ông Swire cho biết đây là cơ hội để Manila và Bắc Kinh tái khởi động các cuộc đối thoại về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt xoay quanh bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh nói rằng dù quan hệ giữa London với Bắc Kinh đang ấm dần lên, cũng như đầu tư của Trung Quốc vào Anh tăng mạnh nhưng không vì vậy mà họ "nhắm mắt" trước những hành vi vi phạm nhân quyền và sự quyết liệt của Bắc Kinh ở biển Đông.

quoc vu khanh bo ngoai giao anh hugo swire. anh: the telegraph  

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Hugo Swire. Ảnh: The Telegraph  

"Chúng tôi muốn nói rõ với Trung Quốc rằng chúng tôi chỉ có thể giao dịch cởi mở và minh bạch dựa trên hệ thống luật pháp quốc tế" – ông Swire nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), trụ sở ở Washington.

"Dựa trên hệ thống luật pháp quốc tế, chúng tôi mong chờ phán quyết từ The Hague phải được tôn trọng bởi tất cả các bên liên quan" - ông Swire cho biết thêm.

Hồi tháng 2, Mỹ và Liên minh châu Âu - trong đó có Anh - cảnh báo Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết từ The Hague. Do PCA không có quyền hạn thực thi nên nhiều phán quyết của tòa án đã bị bỏ qua trước đây.

Washington lo ngại nếu bị ra phán quyết bất lợi, Bắc Kinh có thể dùng điều này làm cái cớ để thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông, giống cách đã từng làm trên biển Hoa Đông.

Tháng 10 năm ngoái, Anh chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân chuyến thăm cấp nhà nước, bên cạnh việc ưu tiên phát triển quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Các nhà phê bình chỉ trích London đặt lợi ích tài chính ngắn hạn lên trên lợi ích an ninh và quyền con người.

Anh cũng khiến Mỹ đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác khi trở thành quốc gia đầu tiên ngoài châu Á và thành viên đầu tiên của nhóm G7 gia nhập một ngân hàng do Trung Quốc hậu thuẫn. Ngân hàng này được Washington xem là đối thủ của các ngân hàng phương Tây, chẳng hạn Ngân hàng Thế giới (WB).


Tổng thống Nga, Ukraine thảo luận trao đổi tù nhân

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 18/4 đã có cuộc điện đàm trao đổi về số phận của phi công người Ukraine bị Nga giam giữ và 2 quân nhân người Nga bị bắt giữ và xét xử tại Ukraine.

2 binh si nga yerofeyev va aleksandrov (anh: sergei reznik/tass)

2 binh sĩ Nga Yerofeyev và Aleksandrov (Ảnh: Sergei Reznik/TASS)

“Vấn đề của phi công Ukraine Nadezhda Savchenko cũng như số phận của 2 binh sĩ Nga Aleksander Aleksandrov và Yevgeny Yerofeyev đã được lãnh đạo 2 nước xem xét trong cuộc điện đàm”, điện Kremlin cho biết.

Theo thông báo từ phía Kiev, Tổng thống Poroshenko nói rằng Ukraine đã hối thúc Moscow “ngay lập tức” trả tự do cho nữ phi công Savchenko, người đã bị tòa án Nga kết án 22 năm tù do cáo buộc liên quan tới vụ sát hại 2 nhà báo Nga tại khu vực xảy ra giao tranh ở Ukraine. Nhắc tới tình hình sức khỏe có chiều hướng xấu đi của Savchenko, Tổng thống Poroshenko cũng đề nghị Moscow cho phép các bác sĩ của Ukraine và Đức tới thăm khám cho nữ phi công này. Được biết nữ phi công người Ukraine đã tuyệt thực trong tù để phản đối bản án của tòa án Nga hôm 6/4.

Cũng theo thông tin từ điện Kremlin, lãnh đạo Nga và Ukraine đã nhất trí rằng Moscow sẽ cho phép tổng lãnh sự Ukraine đến thăm tù nhân Savchenko “trong tương lai gần”.

Tổng thống Putin nói rằng Moscow đã liên lạc với Kiev về vấn đề trao đổi tù nhân Savchenco. Tuy nhiên, việc trao đổi này gặp nhiều khó khăn do Savchenco khăng khăng phủ nhận mọi tội trang. Trong khi đó, luật pháp Nga chỉ cho phép trả người phạm tội nước ngoài về nước nếu họ nhận tội.

phi cong ukraine savchenko (anh: afp)

Phi công Ukraine Savchenko (Ảnh: AFP)

Về phía Ukraine, Tổng thống Poroshenko trước đây đã đề xuất trao đổi 2 binh sĩ Nga để đổi lấy phi công Savchenko. 2 binh sĩ Nga bị tòa án Ukraine kết án 14 năm tù hôm 18/4 với tội danh tham gia vào cuộc xung đột của phe ly khai ở miền đông Ukraine.

Tổng thống Ukraine xác nhận rằng số phận của Yerofeyev và Aleksandrov cũng đã được đưa ra bàn thảo trong cuộc điện đàm giữa 2 lãnh đạo nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.

Phía Kiev khẳng định rằng Yerofeyev và Aleksandrov đang hoạt động với tư cách là thành viên của đơn vị tình báo quân sự tinh nhuệ của Nga khi 2 người này bị bắt giữ tại Lugansk, một khu vực ly khai thân Nga, hồi tháng 5/2015. Tuy nhiên, phía Nga phản bác thông tin này và nói rằng Yerofeyev và Aleksandrov đã rời quân ngũ trước khi tự ý vượt biên sang khu vực xung đột.

Hôm 19/4, tòa Ukraine tuyên án Yerofeyev và Aleksandrov phạm tội tham gia vào “cuộc chiến tranh kích động” chống lại Ukraine và liên quan tới “một vụ tấn công khủng bố”.

Hai phiên tòa xét xử các tù nhân tại Nga và Ukraine càng làm gia tăng thêm căng thẳng giữa Moscow và Kiev trong bối cảnh 2 nước vốn có nhiều bất đồng xung quanh việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, cũng như những cáo buộc liên quan tới trách nhiệm của Nga xung quanh cuộc xung đột tại miền đông Ukraine, vốn khiến gần 9.200 người thiệt mạng.


Người Việt giành giải Pulitzer năm 2016

Tác giả Nguyễn Thanh Việt nhận giải Pulitzer năm nay ở hạng mục Tiểu thuyết, sánh vai cùng các tác phẩm văn học và báo chí của hãng thông tấn lớn như AP, Reuters, New York Times.

Uỷ ban Pulitzer ngày 18/4 công bố các hạng mục đoại giải Pulitzer năm 2016, giải thưởng danh giá nhất của làng báo chí Mỹ, trên tờ Los Angeles Times.

Với tác phẩm The Sympathizer (Cảm tình viên), tác giả Nguyễn Thanh Việt được trao giải ở hạng mục Tiểu thuyết. Tác phẩm là câu chuyện về chiến tranh và xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính là một người đàn ông mang hai dòng máu Việt - Mỹ. Nguyễn Thành Việt sinh ra tại Buôn Mê Thuột. Ông hiện là phó giáo sư tại Đại học Nam California.

tac gia nguyen thanh viet. anh: national post

Tác giả Nguyễn Thành Việt. Ảnh: National Post

Phóng sự Lao động thuỷ sản của AP giành giải Dịch vụ công, với loạt điều tra về tình trạng ngược đãi người lao động ở khu vực Đông Nam Á, nơi cung cấp thuỷ sản cho các siêu thị và nhà hàng Mỹ. Cuộc điều tra đã giúp 2.000 nô lệ được giải phóng, đồng thời tác động đến nhiều cải cách.

Ông Kathleen Carroll, Tổng biên tập AP, cho biết các phóng viên đã phát hiện nhiều nô lệ bị giam cầm, trái với tuyên bố rằng vấn đề này đã được giải quyết.

Loạt ảnh về người di cư Trung Đông vượt biển để tìm đến miền đất hứa châu Âu của hãng Reuters cũng giành giải năm nay.

Nhóm tác giả đã ghi lại hình ảnh dòng người di cư đông đúc chen lấn nhau trên những con tàu và khoảnh khắc đầu tiên khi họ đặt chân đến châu Âu.

"Chúng tôi đã cho thế giới thấy những gì đang xảy ra và những điều mà cả thế giới quan tâm. Chúng tôi đã làm điều này để tiếng nói của những người kém may mắn hơn được lắng nghe. Với giải thưởng Pulitzer, chúng tôi cảm nhận được rằng công việc của mình đã được công nhận một cách chuyên nghiệp", Yannis Behrakis, một thành viên của nhóm, cho hay.

mot nguoi nhap cu syria dang om dua con khi co boi vao bo o dao lesbos, hy lap, sau khi vuot bien. anh: reuters

Một người nhập cư Syria đang ôm đứa con khi cố bơi vào bờ ở đảo Lesbos, Hy Lạp, sau khi vượt biển. Ảnh: Reuters

Một phóng viên ảnh của Reuters cũng cùng nhận giải ở hạng mục Ảnh tin tức cùng nhóm Sergey Ponomarev, Tyler Hicks và Daniel Etter của New York Times, với loạt ảnh về khủng hoảng di cư.

Thông báo ngày 18/4 đánh dấu kỷ niệm lần thứ 100 năm ngày giải thưởng Pulitzer ra đời. Năm nay, Uỷ ban Pulitzer trao giải thưởng ở 21 hạng mục và lựa chọn từ 3.000 tác phẩm.

Giải thưởng được hiệu trưởng Đại học Columbia trao tặng vào tháng 4 hàng năm kể từ năm 1917, theo đề nghị của Joseph Pulitzer, chủ bút báo New York World.


Lính đánh thuê Ba Lan xuất hiện ở Donbass, Ukraina?

Các đơn vị trinh sát của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) phát hiện lính bắn tỉa đánh thuê Ba Lan cách giới tuyến bên miền Đông Nam gần thành phố Donetsk khoảng 3km, người phát ngôn quân đội DPR Eduard Basurin cho biết vào ngày 18-4.
 

“Sự xuất hiện của nhóm lính bắn tỉa đánh thuê Ba Lan gồm 8 người đã được ghi nhận trong khu vực thuộc Krasnogorovka (cách giới tuyến 3km)”, thông tấn Donetsk dẫn tuyên bố của ông Basurin.

Vào đầu tháng 4, cơ quan tình báo DPR đã báo cáo có sự xuất hiện của lính bắn tỉa và biệt kích đến từ Ba Lan và Serbia bên phía Ukraina. Đặc biệt, sau đó Kiev đã điều 21 tay súng bắn tỉa Ba Lan đến khu vực Maryinka và một số biệt kích Serbia gần Avdeyevka.

Trước đó, Bộ Quốc phòng DPR liên tục có báo cáo về sự xuất hiện của lính nước ngoài đánh thuê, gồm nhiều đối tượng đến từ châu Âu, NATO và Trung Đông.

DPR tố cáo Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan và Gruzia, thậm chí tổ chức khủng bố IS và các quốc gia khu vực Baltic cũng như một số quốc gia khác đang chiến đấu bên cạnh Ukraina trong vùng chiến sự Donbass.

 
 
 
 

Ông Eduard Basurin cũng cho biết các đơn vị quân đội Ukraina đã tiến hành tập trận quân sự ở khu phi quân sự Volnovakha thuộc Donbass, đây là nơi cấm diễn ra hoạt động quân sự theo Hiệp định Minsk.

“Lữ đoàn 72 Bộ binh Ukraina liên tục tiến hành tập trận chiến thuật, sử dụng vũ khí hạng nặng, bao gồm hệ thống pháo binh, xe tăng và súng cối v.v giáp khu vực làng Starognatovka gần Volnovakha”, ông Eduard Basurin khẳng định.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục