tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 20-04-2016

  • Cập nhật : 20/04/2016

Mỹ mạnh tay tăng cường quân đội tại Iraq

Mỹ đã cử thêm quân đội đến Iraq, tham vấn cho quân đội Iraq nhằm chống lại Nhà nước Hồi Giáo (IS) tự xưng.

Các viên chức thuộc bộ Quốc phòng Mỹ cho biết hôm nay (19-4), thêm 200 tiểu đội đã được cử đến Iraq.

Quân đội Iraq đang chuẩn bị tiến công vào Mosul, thành phố lớn nhất của Iraq vẫn đang chịu sự kiểm soát của IS.

Trong buổi phỏng vấn cùng kênh truyền hình CBS News, Tổng thống Obama chia sẻ: “Nhận thức được sự sẵn sàng chiến đấu của Iraq, chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ. Tôi hy vọng rằng vào khoảng cuối năm nay, TP Mosul sẽ được giải phóng khỏi sự kiểm soát của IS”.

Ngoài hỗ trợ lực lượng quân đội, Mỹ còn dùng máy bay chiến đấu Apache nhằm hỗ trợ Iraq. Bên cạnh đó, Mỹ yểm trợ khoảng 2.500 tiểu đội của Iraq trong quá trình hành quân đến điểm chiến đấu.

bo truong quoc phong my ash carter

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter

Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter cho biết quyết định tăng cường lực lượng quân sự Mỹ đã được thảo luận và thông qua bởi Iraq. Hiện tại, Iraq đang chìm trong khủng hoảng chính trị về vấn đề cải cách chống tham nhũng. Chính sự trì trệ này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chiến dịch quân sự.

Trong lần hỗ trợ này, Lầu Năm Góc sẽ cung cấp 415 triệu USD cho lực lượng quân đội Peshmerga của người Kurd tại khu vực phía Bắc Iraq. Lực lượng này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kìm hãm IS.

Một phần quỹ hỗ trợ sẽ được dùng để cung cấp nhu yếu phẩm như thức ăn cho quân đội bởi theo Trung tướng Sean MacFarland, lực lượng Peshmerga không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để chiến đấu.

Kể từ tháng 12-2015, lực lượng Iraq được huấn luyện bởi quân đội Mỹ và được hỗ trợ bởi liên minh không quân. Lực lương Iraq đã chiếm lại một phần lãnh thổ từ IS, qua đó hòa dịu quan hệ giữa Iraq và Syria vào năm 2014.


Đánh bom xe buýt tại Israel, 21 người bị thương

Cảnh sát Israel cho biết một vụ nổ bom hôm 18-4 đã xé toạc một chiếc xe buýt tại Jerusalem và gây cháy khiến ít nhất 21 người bị thương trong bối cảnh leo thang bạo lực tại khu vực này.

chiec xe buyt bi danh bom chay tro khung - anh: afp

Chiếc xe buýt bị đánh bom cháy trơ khung - Ảnh: AFP

AFP dẫn lời cảnh sát cho biết chi tiết của vụ việc vẫn đang được điều tra. Sự việc xảy ra khi một quả bom phát nổ trên một chiếc xe buýt trong khu vực tương đối biệt lập của Jerusalem.

Tại khu vực này, không có các tòa nhà lớn hay nhà ở của dân cư nhưng là khu vực có rất nhiều người đi bộ.

Chiếc xe bắt lửa, cháy lan sang một chiếc xe buýt khác và một ôtô bên cạnh. Cơ quan an ninh nội địa Shin Bet của Israel gọi vụ nổ là một "cuộc tấn công khủng bố". 

"Một cuộc kiểm tra chuyên môn đặc biệt của cảnh sát đã chứng minh quả bom phát nổ ở phần sau của chiếc xe buýt, kết quả là làm bị thương hành khách và cháy xe buýt. Ngoài ra một xe buýt và ôtô cũng bi hư hỏng" - cảnh sát Jerusalem tuyên bố.

Cảnh sát cho biết 21 người bị thương. Lực lượng y tế xác nhận có ít nhất 2 người bị thương nặng. Cảnh sát đang điều tra xem liệu những người bị thương có đứng sau vụ đánh bom hay không.

Theo thông tin ban đầu từ nhà chức trách, hầu hết những hành khách bị thương ở trên chiếc xe buýt thứ hai dù thông tin mâu thuẫn sau đó được lan truyền.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố: "Chúng ta sẽ tìm ra kẻ đã chuẩn bị thiết bị nổ này. Chúng ta sẽ tìm ra những kẻ chủ mưu. Chúng ta sẽ giải quyết ân oán với những kẻ khủng bố".

AFP cho biết nếu được xác nhận là một vụ đánh bom do người Palestine thực hiện thì đây sẽ là một hành động đánh dấu sự leo thang bạo lực. Trước đây, hầu hết các cuộc tấn công được thực hiện bằng dao.


Venezuela cáo buộc Hoa Kỳ làm thất bại đàm phán dầu mỏ ở Doha

Venezuela cho rằng, Mỹ đã phá vỡ cuộc đàm phán đóng băng mức khai thác dầu mỏ tại Doha, Bộ trưởng Dầu mỏ và công nghiệp khai thác mỏ Venezuela Eulogio del Pino tuyên bố.
bo truong dau mo va cong nghiep khai thac mo venezuela. anh reuters/miraflores palace

Bộ trưởng Dầu mỏ và công nghiệp khai thác mỏ Venezuela. Ảnh REUTERS/Miraflores Palace

"Lần đầu tiên, 18 quốc gia thành viên và phi thành viên OPEC đã gặp gỡ để ký kết thỏa thuận, và điều này đã được hiểu như một mối đe dọa nghiêm trọng cho các lợi ích của đế quốc. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thăm tất cả các quốc gia vùng Vịnh một tuần trước cuộc họp", ông del Pino nói với các phóng viên và được Sputniknews dẫn lại.
"Đây là một cuộc chiến chống lại đất nước chúng tôi, vì người ta cho rằng giá dầu thấp sẽ góp phần kết liễu Venezuela. Thật hiển nhiên, đây là cuộc chiến tranh với các yếu tố áp lực kinh tế", vị Bộ trưởng bổ sung.
Trước đó, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cũng từng tuyên bố rằng Mỹ đang gây áp lực với OPEC và các nhà sản xuất khác, trong đó có Nga, trước khả năng một thỏa thuận tiềm năng đóng băng mức khai thác dầu mỏ được ký kết giữa họ.
"Mọi người không thể nào biết tất cả những áp lực từ phía Washington hòng làm thất bại nỗ lực mà chúng tôi đã thực hiện hơn một năm qua để OPEC và các nhà sản xuất khác có một chiến lược chung về ổn định thị trường và giá, đó là một nỗi ám ảnh điên cuồng của Washington đối với cách mạng Bolivar, Nga và OPEC", ông Maduro nói trong một buổi phát sóng chương trình hàng tuần trên truyền hình quốc gia.
 
Theo ông, đây là một áp lực, tương tự như áp lực quân sự, lên các chính phủ và người đứng đầu nhà nước từ phía Hoa Kỳ trong vấn đề này, Reuters đưa tin.

Trung Quốc trả đũa phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực

Các tổ chức tình báo Úc và Mỹ ghi nhận Trung Quốc (TQ) đã sẵn sàng hành động dứt khoát và khiêu khích ở biển Đông trước khi Tòa Trọng tài thường trực La Haye phán quyết.

Trong bài viết trên tạp chí The Diplomat (Nhật), chuyên gia Carl Thayer ghi nhận có hai động thái gần đây đáng chú ý. Một là TQ tăng cường phòng không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và hai là TQ đã hoàn tất kế hoạch xây đảo nhân tạo và quân sự hóa ở bãi cạn Scarborough gần Philippines.

Theo ông Carl Thayer, có ba cách giải thích hành động của TQ:

• TQ phản ứng lại các hoạt động hợp tác quân sự giữa Mỹ và Philippines như Hiệp định Tăng cường hợp tác quốc phòng, Philippines công bố năm căn cứ dành cho Mỹ, Mỹ và Philippines bắt đầu tuần tra chung trên biển Đông, hai nước tổ chức cuộc tập trận chung Balikatan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thăm Philippines và tuyên bố Mỹ bắt đầu triển khai binh sĩ luân phiên đến Philippines.

• TQ phản ứng lại thông báo gần đây của Mỹ về hoạt động tuần tra tự do hàng hải sắp tới của Mỹ sẽ diễn ra trong thời gian ngắn sau hai đợt ở quần đảo Trường Sa hồi tháng 10-2015 và ở quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 1-2016.

• TQ muốn đáp trả nhóm G7 thông qua tuyên bố đặc biệt về an ninh hàng hải có đoạn: “Chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động đơn phương nào mang tính khiêu khích, ép buộc và hung hăng nhằm thay đổi nguyên trạng và làm gia tăng căng thẳng, đồng thời kêu gọi các quốc gia tránh các hành động như cải tạo đất quy mô lớn, xây dựng tiền đồn cũng như sử dụng vào mục đích quân sự và hành động phù hợp luật pháp quốc tế quy định, bao gồm các nguyên tắc tự do hàng hải và hàng không”.

Nhìn xa hơn, TQ có thể âm mưu triển khai máy bay, tên lửa và radar đến các đường băng trên biển Đông. TQ cũng gửi thông điệp đến Mỹ rằng nguy cơ sẽ gia tăng nếu Mỹ tiếp tục hoạt động do thám trên không đối với TQ.

Báo chí Úc đưa tin Tổ chức Tình báo quốc phòng Úc và Cơ quan Thẩm định quốc gia nhận thấy TQ đã sẵn sàng hành động dứt khoát và khiêu khích ở quần đảo Trường Sa như tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông như ở biển Hoa Đông hồi tháng 11-2013.

Một khi Tòa Trọng tài thường trực công bố phán quyết, TQ có thể sẽ mở chiến dịch phản bác trên quy mô quốc tế. Dấu hiệu ban đầu đã diễn ra ở Úc khi các lãnh đạo Hoa kiều tại Úc mở diễn đàn hôm 9-4 tại Sydney để gây sức ép với Úc.

Nếu triển khai thiết bị quân sự trên các đảo nhân tạo và bãi cạn Scarborough, TQ sẽ có các lợi thế như kiểm soát Hạm đội 7 Mỹ, cản trở Phillippines ở biển Đông, kéo dài thời gian tuần tra, đáp trả tàu chiến và máy bay đối phương. Quan trọng là TQ sẽ đặt Tòa Trọng tài thường trực vào thế đã rồi, đồng thời làm thất bại nỗ lực của cộng đồng quốc tế khi dùng áp lực ngoại giao để TQ tôn trọng luật pháp quốc tế.


Thứ trưởng Nga: Triều Tiên đang tạo ra nguy cơ xung đột quân sự

Các cuộc phóng tên lửa liên tục của Triều Tiên tạo ra nguy cơ xung đột quân sự toàn diện, Bình Nhưỡng phải từ bỏ thử nghiệm hạt nhân của mình, còn các nước khác phải từ bỏ những hành động có thể khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên leo thang hơn nữa, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố.
thu truong ngoai giao nga sergei. anh ryabkovafp 2016/fabrice coffrini

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei. Ảnh RyabkovAFP 2016/Fabrice Coffrini

Trong bài viết đăng trên "Kommersant" và Foreign Policy, ông Sergei Ryabkov nhấn mạnh rằng Triều Tiên "là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc cần phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, từ bỏ thử nghiệm hạt nhân, cũng như từ bỏ phóng tên lửa trong tương lai và trở lại đàm phán sáu bên."
"Điểm khởi đầu theo hướng này có thể là lệnh cấm thử nghiệm hạt nhân. Tất cả các bên cần tránh mọi hành động có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình trên bán đảo Triều Tiên", ông Ryabkov nói.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục