Lao động chui tại Thái Lan lao đao
Trung Quốc xây trái phép đường băng thứ ba trên Biển Đông
Triều Tiên khẳng định kế hoạch phóng hàng loạt vệ tinh
Brazil thắt lưng buộc bụng cùng khổ để cứu kinh tế
Tin tặc tấn công trang web của Tổng thống Putin
Tin thế giới đọc nhanh tối 20-04-2016
- Cập nhật : 20/04/2016
“Hạm đội xanh” của Mỹ tới căn cứ hải quân Singapore
Đội tàu sân bay tấn công John C Stennis, “linh hồn” của “Hạm đội xanh” của Mỹ đã tới căn cứ hải quân Changi ở Singapore ngày hôm qua (19/4) trong chuyến thăm theo lịch trình thường xuyên của hải quân Mỹ.
Theo thông tin trên website của Bộ tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, chuyến thăm này diễn ra sau khi đội tàu sân bay của Mỹ hoàn thành cuộc tập trận quân sự song phương thường niên giữa Mỹ và Philippines được tổ chức tại Philippines trong thời gian qua. Cùng đi với đội tàu John C Stennis lần này có tổng cộng 8.500 thủy thủ.
Tàu sân bay USS John C Stennis tới căn cứ hải quân Changi cùng tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Mobile Bay và hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường là USS Chung-Hoon và USS William P Lawrence.
Một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường khác là USS Stockdale dự kiến sẽ nhập đoàn vào ngày hôm nay (20/4) sau khi hoàn thành cuộc tập trận hải quân đa phương Komodo 2016. Komodo là cuộc tập trận với sự tham gia của 35 nước, tập trung vào các hoạt động gìn giữ hòa bình trên biển và tăng cường khả năng tác chiến giữa hải quân các nước trong khu vực.
Trong chuyến thăm tới Singapore lần này, các thủy thủ Mỹ sẽ thăm và giao lưu với Lực lượng hải quân Singapore. Họ cũng sẽ có cơ hội thăm quan Singapore và tham gia các hoạt động cộng đồng cũng như các “hoạt động giải trí, phúc lợi và nâng cao tinh thần”, thông tin trên website cho biết.
Thiếu tướng Ron Boxall, chỉ huy đội tàu John C Stennis nói rằng, chuyến thăm lần này là “cơ hội tuyệt vời để thắt chặt quan hệ hợp tác, nâng cao thiện chí và thắt chặt tình bạn” giữa Mỹ và Singapore.
“Hạm đội xanh” là sáng kiến đầy tham vọng của quân đội Mỹ với mục tiêu cung cấp năng lượng cho các tàu chiến Mỹ trên toàn thế giới bằng việc kết hợp giữa nhiên liệu hóa thạch truyền thống và nhiên liệu sinh học hiện đại.
Cũng theo thông tin do website cung cấp, đội tàu sân bay John C Stennis đã di chuyển trên 20.000 hải lý trong cuộc triển khai lực lượng tại khu vực tây Thái Bình Dương, trong đó năng lượng để duy trì hoạt động của đội tàu là hỗn hợp nhiên liệu sinh học tiên tiến và sử dụng các hình thức tiết kiệm năng lượng khác để giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, từ đó mở rộng khả năng tác chiến của hải quân Mỹ.
Brazil đứng trước nguy cơ leo thang khủng hoảng chính trị
Ngày 19/4, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cảnh báo tiến trình luận tội chống lại bà sẽ làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Brazil.
Phát biểu tại cuộc họp với giới báo chí quốc tế, Tổng thống Rousseff tố cáo việc làm của phe đối lập là hành động đảo chính, đồng thời khẳng định việc phế truất Tổng thống là không có cơ sở pháp lý. Bà Rousseff nhấn mạnh tiến trình luận tội chống lại bà sẽ không mang đến sự ổn định chính trị bởi đây là việc làm "phá hoại nền dân chủ."
Tổng thống Rousseff bị cáo buộc vi phạm Luật Trách nhiệm tài chính do đã "làm đẹp" các con số thống kê nhằm giảm bớt tỷ lệ thâm hụt ngân sách năm 2014 và đã sử dụng kinh phí bổ sung không có trong dự toán ngân sách mà không có sự đồng ý của Quốc hội.
Lý giải việc này, bà Rousseff cho rằng từ trước tới nay, các tổng thống và các chính phủ trước đều áp dụng hình thức thống kê nói trên và bản thân bà không hề tư lợi từ những khoản tiền này. Bà Rousseff, nhậm chức nhiệm kỳ hai kéo dài 4 năm ngày 1/1/2015, tuyên bố sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ nền dân chủ.
Đầu tháng 5 tới, Thượng viện Brazil sẽ phải quyết định có tiếp tục xét xử bà Rousseff hay không. Trong trường hợp Thượng viện đồng ý bỏ phiếu tín nhiệm Tổng thống, nếu 41 trên tổng số 81 nghị sĩ thông qua đề xuất phế truất, bà Rousseff sẽ phải rời nhiệm sở trong vòng 180 ngày sau đó và nhường chỗ cho Phó Tổng thống Michel Temer theo quy định của Hiến pháp, chấm dứt 13 năm cầm quyền ở Brazil của đảng Lao động (PT) với nhiều thành quả xã hội mà cộng đồng quốc tế đã nhiều lần thừa nhận.
Ông Temer, người của đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMDB) từng tham gia liên minh cầm quyền với Tổng thống Rousseff, đã quay lưng lại với chính phủ hồi cuối tháng 3 vừa qua. Nếu bà Rousseff bị phế truất, ông Temer sẽ làm tổng thống tới hết nhiệm kỳ vào ngày 31/12/2018.
Ông Putin tự hào về công nghiệp quốc phòng Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết sản lượng của tổ hợp công nghiệp quốc phòng nước này đã tăng gấp ba lần so với năm 2007, lập kỷ lục trong các ngành kinh tế quốc nội.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin (phải) trong một chuyến thăm Lữ đoàn bộ binh cơ giới Taman ở Moskva. Ảnh: AFP-TTXVN
Phát biểu trên được ông Putin đưa ra tại Đại hội Hiệp hội các nhà chế tạo máy ở Moskva ngày 19/4. Phóng viên TTXVN tại LB Nga dẫn lời Tổng thống Putin cho biết kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga năm ngoái đạt 14,5 tỷ USD, đứng thứ 2 trên thế giới, trong khi khối lượng sản xuất trong khu vực tổ hợp công nghiệp quốc phòng đã tăng gần 13%.
Theo ông, năm 2017 sẽ đánh dầu thời kỳ cao điểm về đơn đặt hàng trong lĩnh vực quốc phòng. Sau đó, số đơn hàng quốc phòng sẽ giảm dần và chiến lược của các xí nghiệp quốc phòng Nga là phát triển những sản phẩm dân sự công nghệ cao để cạnh tranh.
Cuối tháng 3, danh mục các đơn hàng xuất khẩu vũ khí của Nga đã vượt mức 56 tỷ USD và tổng số hợp đồng ký trong năm ngoái đạt giá trị hơn 26 tỷ USD, cao hơn mức kỷ lục của năm 2013.
Mỹ điều tra các cáo buộc trốn thuế trong vụ “Hồ sơ Panama”
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 20/4 đã mở cuộc điều tra liên quan tới những cáo buộc trốn thuế được tiết lộ trong vụ “Hồ sơ Panama”.
Theo thông báo, Bộ Tư pháp Mỹ đã tiến hành điều tra hình sự tới các vụ trốn thuế trên toàn thế giới liên quan tới thông tin rò rỉ từ vụ “Hồ sơ Panama”.
Ông Preet Bharara, luật sư khu vực Manhattan, cho biết “quá trình điều tra hình sự những vấn đề liên quan tới Hồ sơ Panama đã được tiến hành”.
Ngoài ra, trong đề nghị gửi tới Ủy ban các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), luật sư Preet Bharara cho biết ông đã đề nghị ủy ban này hỗ trợ cung cấp thông tin cho cuộc điều tra.
Cuộc điều tra trên diễn ra sau khi Tổng thống Barack Obaam gọi những thông tin rò rỉ từ vụ “Hồ sơ Panama” là “một vấn đề quan trọng” và hình thức trốn thuế trên thế giới đang trở thàng một “rắc rối lớn”.
Phát biểu trước các phóng viên tại Nhà Trắng hồi đầu tháng, Tổng thống Obama nói: “Không có nghi ngờ gì khi vấn đề trốn thuế đang là một rắc rối lớn”.
Hồi đầu tháng này, khoảng 11,5 triệu tài liệu của công ty luật Mossack Fonseca được một nguồn giấu tên cung cấp cho báo "Sueddeutsche Zeitung" của Đức khoảng 1 năm trước. Hơn 400 nhà báo từ 80 quốc gia trên thế giới đang tham gia đánh giá và nghiên cứu các tài liệu này.
Vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama" đã trở thành tâm điểm của sự chú ý trên thế giới khi hé lộ về một vụ tham nhũng toàn cầu, cũng như những bí mật của giới nhà giàu trên toàn thế giới.
Theo các kết quả điều tra 11,5 triệu tài liệu bị rò rỉ của Mossack Fonseca ở Panama, công ty luật này đã tạo ra một "thiên đường trốn thuế", qua đó giúp khoảng 140 chính trị gia, gồm cả 12 nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo các nước, cùng những ngôi sao thể thao, trùm ma túy... trốn nộp thuế.
Số tài liệu này ghi lại hoạt động hàng ngày của công ty luật Mossack Fonseca trong suốt 40 năm (từ năm 1975). Đây được xem là vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất từ trước tới nay.
Các cuộc khủng hoảng ở Nga sẽ kết thúc sớm hơn dự kiến
Theo kinh nghiệm của những năm trước, các cuộc khủng hoảng ở Nga sẽ diễn ra nhanh hơn so vớii dự kiến của các nhà kinh tế học va dự báo của các chính trị gia.
Các cuộc khủng hoảng ở Nga thường diễn ra nhanh hơn so với dự kiến của các nhà kinh tế và chính trị học.
Tiến sĩ Kinh tế Alexander Auzan, Trưởng khoa Kinh tế của trường Đại học tổng hợp quốc gia Moskva (MGU), Giám đốc Viện các Dự án Quốc gia, cho biết. "Cuộc khủng hoảng sẽ kết thúc sớm. Theo kinh nghiệm của những năm trước, ở Nga các cuộc khủng hoảng thường diễn ra nhanh hơn so với dự kiến của các nhà kinh tế học và dự báo của các chính trị gia. Cuộc khủng hoảng những năm 1998-1999, mà theo dự kiến của các chuyên gia có thể kéo dài nhiều năm, đã kết thúc trong sáu tháng. Cuộc khủng hoảng những năm 2008-2009 đã ngừng lại vào giữa năm 2009 ", ông Auzan nói như vậy trong chương trình "Quyền được biết!" trên kênh truyền hình TVC của Nga.
"Người dân Nga là những người thiếu kiên nhẫn. Họ cảm thấy buồn chán khi phải suy nghĩ về cuộc khủng hoảng, khi phải biết trân trọng từng đồng xu. Vào một thời điểm nào đó họ bắt đầu cư xử y như không có khủng hoảng, bắt đầu tiêu tiền, mua hàng hóa, đi nhà hàng... Kết quả là các khoản tiết kiệm biến thành nhu cầu, và nền kinh tế bắt đầu phục hồi",chuyên gia cho biết.
"Bây giờ vấn đề chính mà Nga phải giải quyết không phải là cách chèo thuyền mà là hướng đi của con thuyền, con tàu phải có mục tiêu, bởi vì nếu không có mục tiêu thì không thể nói về các khoản đầu tư", ông Auzan kết luận. Theo ông, Nga là khu vực đầu tư rủi ro ngắn hạn. Đầu tư với lợi nhuận tiềm năng rất cao nhưng độ rủi ro khá lớn.