tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 26-10-2015

  • Cập nhật : 26/10/2015

Áp lực hạn chế quyền phủ quyết ở Liên Hiệp Quốc

Quyền phủ quyết của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đối mặt thách thức sau khi hơn 100 nước cam kết không phản đối những nghị quyết về tội ác chống nhân loại.

dai dien cua trung quoc (giua) su dung quyen phu quyet trong mot phien hop ban ve tinh hinh syria o hdba lhq - anh: reuters

Đại diện của Trung Quốc (giữa) sử dụng quyền phủ quyết trong một phiên họp bàn về tình hình Syria ở HĐBA LHQ - Ảnh: Reuters

Theo AFP, tính đến ngày 23.10, một ngày trước khi Liên Hiệp Quốc chính thức tròn 70 tuổi (24.10.1945 - 24.10.2015), đã có 104 trong tổng số 193 quốc gia thành viên ký cam kết nói trên. Trong đó có cả Anh và Pháp, 2 thành viên thường trực Hội đồng bảo an; cùng Nhật, Ukraine và Uruguay, 3 nước sẽ giữ ghế thành viên không thường trực ở Hội đồng bảo an từ tháng 1.2016.
Cam kết mới, còn gọi là bộ quy tắc ứng xử, được soạn thảo và vận động ủng hộ bởi ACT, nhóm gồm 27 quốc gia vừa và nhỏ cùng làm việc nhằm cải thiện tính trách nhiệm, nhất quán và minh bạch của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Theo đó, các quốc gia cam kết “không bỏ phiếu chống lại một dự thảo nghị quyết đáng tin cậy” nhằm tìm cách kết thúc hoặc ngăn chặn tội diệt chủng, tội ác chiến tranh hay những tội ác chống lại nhân loại. Bộ quy tắc trao cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon quyền xác định khi nào thì một vụ bùng phát bạo động có thể dẫn đến những tội ác hủy diệt hàng loạt, theo AFP.
Cam kết trên được cho là nhằm tránh để Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc rơi vào tình trạng bế tắc như vụ xung đột kéo dài hơn 4 năm qua và khiến hơn 250.000 người thiệt mạng ở Syria, sau khi những dự thảo nghị quyết về vấn đề này liên tục bị một số thành viên thường trực phủ quyết. Nga và Trung Quốc, 2 thành viên thường trực của HĐBA Liên Hiệp Quốc, đã phủ quyết mọi nỗ lực trừng phạt chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad mà phương Tây cho là cần thiết để chấm dứt bạo lực ở Syria.
Hồi tháng rồi, Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitaly Churkin lên tiếng bác bỏ lời kêu gọi hạn chế sử dụng quyền phủ quyết và cho rằng nó phi thực tế. Ông lập luận rằng quyền xác định việc có hay không những tội ác hủy diệt hàng loạt có thể được sử dụng như một công cụ chính trị, theo AFP. Mỹ và Trung Quốc cũng không ủng hộ.
Trong khi đó, Giám đốc phụ trách công lý quốc tế thuộc Tổ chức Theo dõi nhân quyền Richard Dicker cho rằng bộ quy tắc mới “có thể thách thức việc lạm dụng quyền phủ quyết của vài thành viên thường trực, một sự lạm dụng xúc phạm nhiều nước thành viên Liên Hiệp Quốc”. “Bộ quy tắc có thể làm gia tăng tổn thất chính trị của việc bỏ phiếu chống lại một nghị quyết đáng tin cậy của Hội đồng bảo an trước những tội ác hủy diệt hàng loạt”, AFP dẫn lời ông Richard nhận định.
Hội đồng bảo an có 5 thành viên thường trực và 10 thành viên không thường trực luân phiên. Tuy nhiên, chỉ có 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết. Tính đến nay, Liên Xô rồi tới Nga đã sử dụng quyền phủ quyết tổng cộng 81 lần, trong khi Mỹ dùng 77 lần, trong đó có 30 lần cho những nghị quyết về vấn đề Israel - Palestine.
Còn số lần viện đến quyền phủ quyết của Anh, Pháp và Trung Quốc lần lượt là 32, 18 và 9, theo AFP.

Ba nước vùng Balkan đe doạ đóng cửa biên giới với người tị nạn

Bulgaria, Romania và Serbia đe doạ sẽ đóng cửa biên giới nếu các quốc gia EU ở phía bắc ngừng việc tiếp nhận người di cư trong khi các lãnh đạo EU chuẩn bị một cuộc họp khẩn cấp về khủng hoảng người tị nạnn tồi tệ nhất châu lục này kể từ Thế chiến II.

dong nguoi ti nan xep hang cho vuot qua bien gioi slovenia - croatia anh: reuters

Dòng người tị nạn xếp hàng chờ vượt qua biên giới Slovenia - Croatia Ảnh: Reuters

Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov ngày 24-10 cho biết cả ba quốc gia muốn có một giải pháp toàn châu Âu với cuộc khủng hoảng hiện nay nhưng không được chuẩn bị để trở thành một "vùng đệm" cho hàng chục người tị nạn mới đến.

AFP cho biết khoảng 670.000 người di cư đến châu Âu trong năm nay. Dòng thác người tị nạn khiến Hungary đóng cửa biên giới với Serbia và Croatia và Slovenia đã đe doạ sẽ làm điều tương tự khi lo ngại rằng cuộc khủng hoảng sẽ khiến du lịch của châu Âu bị ảnh hưởng.

Ông Borisov và các lãnh đạo Serbia và Romania cho rằng giải pháp tốt nhất là hành động đối với người tị nạn trên khắp châu Âu được thống nhất. Tuy nhiên ông Borisov cũng cảnh báo rằng nếu các quốc gia EU khác đi theo Hungary và đóng cửa biên giới thì 3 quốc gia này cũng sẽ hành động tương tự.

"Tất cả ba quốc gia chúng tôi sẵn sàng nếu Đức và Áo và các quốc gia khác đóng cửa biên giới của họ. Chúng tôi sẽ đóng cửa biên giới của chúng tôi vào cùng thời điểm" - ông Borisov tuyênn bố.

Ông Borisov cho biết ông không bao giờ để nơi sinh sống của dân tộc mình trở thành một vùng đệm của các luồng di cư bị mắc kẹt giữa Thổ Nhĩ Kỳ và hàng rào của Serbia.

Hơn một tháng qua Serbia không là thành viên của EU nhưng bị tắc nghẽn bởi dòng người di cư trên đường từ Hi Lạp đến Bắc Âu trong khi Bilgaria và Romania ít bị ảnh hưởng hơn.

Trong khi đó xung đột giữa những người di cư mới đến và những cư dân EU đang gia tăng tại Đức và Thuỵ Điển.

Cảnh sát Thuỵ Điển cho biết một ngôi nhà dành cho người tị nạn ở tây Stockholm đã bị đốt phá trong khi một người đàn ông dùng dao tấn công một trường học ở nước này vì muốn giết người nhập cư.

Tại Đức cảnh sát cũng đã phá vỡ một âm mưu đốt nơi tạm trú của người nhập cư ở phía nam Bamberg.

Tổ chức Ân xá Thế giới cũng cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại khu vực Balkan khi hàng ngàn người tị nạn phải đối mặt với mùa đông mà không có nơi trú ẩn thích hợp.


Phe nổi dậy Syria từ chối đề nghị của Nga giúp đánh IS

Lực lượng nổi dậy chống chính phủ Syria được phương Tây hậu thuẫn lên tiếng từ chối thẳng thừng lời đề nghị giúp đỡ của Nga và cả lời kêu gọi bầu cử của Moscow.
phe noi day syria tu choi de nghi giup danh is cua nga - anh minh hoa: afp

Phe nổi dậy Syria từ chối đề nghị giúp đánh IS của Nga - Ảnh minh họa: AFP

Lực lượng chống chính phủ Syria xem lời đề nghị của Moscow là khó hiểu trong khi vừa đánh họ lại vừa muốn hợp tác với họ, theo AFP hôm 24.10.
“Nga đang đánh bom Lực lượng Syria tự do và giờ họ muốn hợp tác với chúng tôi trong khi lại duy trì sự cam kết ủng hộ Assad? Chúng tôi không thể hiểu người Nga chút nào”, Trung tá Ahmad Saoud, người phát ngôn của Bộ phận 13 của Lực lượng Syria tự do, nói.
Nga tiến hành không kích ở Syria từ cuối tháng 9.2015, nói rằng nhắm vào lực lượng IS và những “nhóm khủng bố” khác. Các phe nổi dậy ở Syria cáo buộc Moscow nhắm cả vào họ để duy trì chế độ Tổng thống Bashar al-Assad hơn là tiêu diệt IS.
Samir Nashar, một thành viên của Liên minh Quốc gia Syria, cơ quan chính trị chính của phe đối lập, cũng phản đối sự liên minh giữa lực lượng nổi dậy và Nga. ”Thay vì nói đến việc ủng hộ Lực lượng Syria tự do, họ (Nga) nên dừng ném bom”, ông Nashar nói với AFP.
tong thong syria bashar al-assad va ngoai truong nga sergei lavrov (phai) - anh: reuters

Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) - Ảnh: Reuters

Phe nổi dậy đưa ra phản đối sau khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng chiến dịch không kích của Moscow sẵn sàng ủng hộ “lực lượng yêu nước Syria, bao gồm cả Lực lượng Syria tự do”.

“Vấn đề của chúng tôi lúc này là tìm kiếm và đàm phán chiến dịch đánh IS cũng như những vấn đề khác với người đại diện đầy đủ của những nhóm này”, Ngoại trưởng Lavrov phát biểu, theo RT.
Một mặt Nga muốn hợp tác với phe nổi dậy; mặt khác Moscow vẫn tiếp tục ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. “Chúng tôi là nước duy nhất ủng hộ tất cả các lực lượng chính trị ở Syria”, Ngoại trưởng Lavrov nói tiếp.
Theo RT, Nga ủng hộ sự lựa chọn của người Syria đối với những vấn đề của Syria và đảm bảo quyền lợi của các nhóm, tổ chức chính trị, sắc tộc. “Tất nhiên tất cả những điều này nên được thực hiện thông qua bầu cử cả quốc hội và tổng thống”, Ngoại trưởng Nga đề nghị.
Ông Nashar nói rằng đề nghị bầu cử mới trong lúc này là không hợp lý. Ông này cáo buộc Moscow cố làm cho người dân Syria quên việc phải ra đi của ông Assad. “Người Nga đang quên đi sự thật không thể chối cãi là hàng triệu người đang rời khỏi quê hương mình ở Syria, nơi các thành phố bị phá hủy hàng ngày”, ông Nashar chỉ trích với hàm ý nói đến trách nhiệm của Tổng thống Assad đối với những hậu quả mà người Syria đang gánh chịu.
Syria tổ chức bầu cử hồi tháng 6.2014, Tổng thống Assad tái đắc cử với 88,7% số phiếu bầu. Tuy nhiên phe chống đối phản đối cuộc bầu cử, còn Mỹ và phương Tây không thừa nhận chính phủ của ông Assad.

Nga có thể không bán tên lửa S-400 cho Ấn Độ

Ấn Độ đang hỏi mua tên lửa phòng không S-400 của Nga, nhưng Moscow dường như không đồng ý nếu New Delhi không làm rõ vai trò trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 (FGFA) mà 2 nước hợp tác.

ten lua s-400 triumph cua nga - anh: reuters

Tên lửa S-400 Triumph của Nga - Ảnh: Reuters

Thỏa thuận về việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đang bị hoãn lại vì Không quân Ấn Độ vẫn chưa xác định rõ sẽ mua bao nhiêu máy bay và vẫn còn một số vấn đề giữa 2 bên. Ấn Độ sẽ chi 10 tỉ USD cho chương trình này, nhưng chỉ khi thỏa thuận cuối cùng được đưa ra, theo trang Defense News ngày 24.10.
Mẫu máy bay thuộc chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 lấy ý tưởng từ chiếc tiêm kích tàng hình T-50 của Nga và hiện trong giai đoạn thảo luận mẫu thử nghiệm.
Một quan chức ngoại giao Nga cho hay Moscow muốn Ấn Độ giải thích rõ có muốn hợp tác phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 hay không, hay là chỉ muốn mua máy bay. Quan chức này không cho biết Nga có ràng buộc việc mua S-400 với thỏa thuận về chương trình phát triển máy bay mới này hay không.
Không quân Ấn Độ hồi đầu tháng 10 đã hỏi mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga và Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar sẽ đề cập đến vấn đề này khi thăm Moscow vào tháng sau. Ấn Độ muốn dùng tên lửa S-400 để tăng cường hệ thống phòng không còn non trẻ của nước này và để mang lại khả năng tấn công nhiều mục tiêu như tên lửa đạn đạo và máy bay tàng hình, theo một quan chức Ấn Độ. Tên lửa S-400 có thể đánh chặn và tiêu diệt các mục tiêu trên không ở khoảng cách 400 km và tấn công cùng lúc 6 mục tiêu.
Ấn Độ đang tự phát triển hệ thống phòng thủ chống tên lửa dùng trong việc đánh chặn ở tầm cao (khoảng 75 km) và hệ thống tiên tiến cho việc đánh chặn các tên lửa tầm thấp (dưới 15 km). Nếu hoàn thành, hệ thống này sẽ có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo có tầm bắn 2.000 km.
Chương trình này từng được dự kiến đi vào hoat động vào năm 2012, nhưng chẳng có quan chức nào thuộc Hiệp hội nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) xác nhận hệ thống đang được sử dụng.
Một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho hay giai đoạn 2, nước này dự định sẽ nâng cấp khả năng phòng thủ chống tên lửa lên để có thể phá hủy các tên lửa có tầm bắn xa 5.000 km.

Thủ tướng Anh bị chỉ trích vì chi 100.000 bảng đi viếng tang

 Người dân Anh đang tức giận khi biết chính phủ nước này chi 100.000 bảng Anh (hơn 3,4 tỉ đồng) cho Thủ tướng David Cameron đi viếng đám tang của cố Quốc vương Ả Rập Xê Út.
dam tang cua co quoc vuong a rap xe ut abdullah bin abdulaziz duoc cho la kha gian di - anh minh hoa: reuters

Đám tang của cố Quốc vương Ả Rập Xê Út Abdullah bin Abdulaziz được cho là khá giản dị - Ảnh minh họa: Reuters

Nội các chính phủ Anh vửa công bố số liệu chi tiêu của chính phủ khiến người dân, các tổ chức nhân quyền và môi trường tức giận, theo tờ The Guardian hôm 24.10.
Hồi tháng 1.2015, Thủ tướng Cameron và 4 quan chức chính phủ tổ chức một chuyến đi sang Ả Rập Xê Út để dự đám tang của cố Quốc vương Abdullah bin Abdulaziz. Theo bản báo cáo của nội các Anh, tổng chi phí cho chuyến đi lên đến 101,792 bảng Anh.
Người Anh không tin nổi chỉ một chuyến đi viếng đám tang lại tiêu tốn ngần ấy tiền đóng thuế của dân trong khi quan hệ giữa Anh và Ả Rập Xê Út không có gì đặc biệt, nếu như không muốn nói là có những căng thẳng mới phát sinh.
Anh vừa rút lại hợp đồng trị giá 6 triệu bảng Anh giúp Ả Rập Xê Út xây dựng nhà tù trước áp lực của tổ chức nhân quyền. Hai công dân vị thành viên của Anh bị bắt và bị tra tấn khi tham gia cuộc biểu tình hồi năm 2012. Họ đang đối mặt với mức án tử hình. Một người đàn ông Anh, 74 tuổi bị đánh 360 roi vì sở hữu rượu,
Người phát ngôn của Thủ tướng Cameron nói rằng chi phí chuyến đi đến Ả Rập Xê Út không cao hơn những chuyến đi công du nước ngoài khác của Thủ tướng. Người phát ngôn nói rằng chi phí đó cho cả 1 đoàn gồm Thủ tướng và nhiều người khác, trong đó có cả nhân viên bảo vệ.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục