tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 05-05-2016

  • Cập nhật : 05/05/2016

Trung Quốc “xỏ mũi”, Nga ngậm đắng

Với Nga, chính sách "xoay trục" sang châu Á có một ý nghĩa, đặc biệt là trong mối quan hệ hợp tác giữa Matxcơva và Bắc Kinh. Thế nhưng, chính sách này của Nga đã gặp thất bại. Matxcơva đã không thu được lợi lộc gì cả và thậm chí còn bị Trung Quốc "chơi xỏ", The Diplomat (Nhật Bản) nhận định.
nga va trung quoc chi la mot lien minh tinh the, ve ban chat hai nuoc mau thuan loi ich chien luoc voi nhau.

Nga và Trung Quốc chỉ là một liên minh tình thế, về bản chất hai nước mâu thuẫn lợi ích chiến lược với nhau.

ông Alexander Gabuev, Trung tâm Carnegie ở Matxcơva, phân tích về chính sách xoay trục không hiệu quả của Nga như sau: «Hai năm sau khi mối quan hệ giữa điện Kremlin với phương Tây bị sứt mẻ, Matxcơva cho rằng một mối quan hệ thương mại mới với châu Á sẽ giúp bù đắp những tổn thất của Nga. Nhưng niềm hy vọng đó đã không thể thực hiện được».
Ông nhắc lại, hai chuyên gia Thomas S. Eder và Mikko Huotari phân tích trên Foreign Affairs: "Kể từ khi châu Âu thi hành lệnh trừng phạt Nga về những hành động can thiệp của họ vào Ukraine, Matxcơva đã đặt nhiều hy vọng vào việc thắt chặt liên minh với Trung Quốc trong các lĩnh vực năng lượng, quốc phòng, đầu tư và trao đổi thương mại nông nghiệp để chống lại Châu Âu".
Đâu là cốt lõi của sự thất bại này là gì? Điểm đầu tiên cần phải xem đến đó là động lực của sự tăng cường hợp tác từ cả hai phía Matxcơva và Bắc Kinh. Mối quan hệ cũng như trao đổi mậu dịch giữa Nga với châu Âu trở nên xấu đi đã buộc nước này phải tìm kiếm các đối tác ở nơi khác. Chính vì lý do này, thỏa thuận dầu khí trị giá 400 tỷ USD được ký vào tháng 5/2014 đã được thông báo rầm rộ. Nhưng như mọi khi, sự thật phủ phàng thường ẩn khuất trong các chi tiết: giá mỗi mét khối khí đốt Nga bán cho Trung Quốc sẽ rẻ hơn so với mức giá bán cho Tây Âu và trong hai năm qua, thời điểm thực thi thỏa thuận cứ bị hoãn lại.
Nga cần nhưng Trung không vội
Ông Gabuev cho rằng Nga dường như không có khả năng làm việc với các tổ chức tài chính châu Á, thành công lớn duy nhất của Nga là khoản vay 2 tỷ USD của tập đoàn dầu khí Gazprom từ các ngân hàng Trung Quốc. Ngoài điều đó ra, chẳng có gì lớn lao xảy ra.
"Lý do rất rõ ràng. Điều đó cho thấy là ngay cả bốn ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc cũng tuân thủ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, mặc dù về mặt chính thức Bắc Kinh đã lên án các lệnh trừng phạt đó.
Giữa việc lựa chọn các cơ hội để tăng sự hiện diện của mình trên thị trường mang tính rủi ro cao ở Nga (trước đây đã thấp, bây giờ mức tăng trưởng thậm chí còn giảm đều đặn) và tiềm năng tăng cường vị thế của mình trong thị trường lớn và ổn định của Mỹ và EU, các ngân hàng Trung Quốc không ngần ngại chọn thị trường thứ hai. "Đối tác chiến lược" là một chuyện, tính toán về tài chính là chuyện khác", ông phân tích.
Trong lĩnh vực năng lượng, Eder và Huotari chú trọng đến thực tế rằng Nga cũng là một trong số các nhà cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, gồm có Angola, Guinea Xích Đạo, Iraq, Turkmenistan, và có lẽ, sau này còn có cả Iran, những quốc gia đang giúp Trung Quốc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng cho họ…
Và trong một số trường hợp, như của Turkmenistan chẳng hạn, tổn thất của Nga lại là nguồn lợi của Trung Quốc. Trong vài năm qua, nguồn khí đốt trao đổi với Nga để bán lại cho châu Âu đã giảm hẳn. Vào tháng 1/2016, Gazprom tuyên bố sẽ ngừng mua hoàn toàn khí đốt từ Turkmenistan sau khi trao đổi thương mại đã giảm mạnh từ mức 40 tỷ mét khối khí đốt trong năm 2008 xuống còn 4 tỷ mét khối vào năm 2015.
Trong khi đó, Turkmenistan chuyển hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Chỉ tính riêng trong ba tháng đầu năm 2016, Turkmenistan cung cấp cho Trung Quốc đến 10,6 tỷ mét khối khí đốt tăng 33 phần trăm so với cùng kỳ năm 2015. Đường ống dẫn khí đốt Trung Á-Trung Quốc đã đưa vào hoạt động ba đường và đường ống thứ tư đang được xây dựng sẽ tăng công suất lên đến 85 tỷ mét khối mỗi năm. Theo nhận xét của Eder và Huotari thì về bản chất, thay vì chống lại châu Âu khi chơi với Trung Quốc, thì Nga đang bị Trung Quốc "xỏ mũi".
Sự gia tăng hiện diện của Mỹ trong khu vực tập trung vào việc tham gia các diễn đàn đa phương mà nhiều cường quốc châu Á đặt ưu tiên như là những điểm để xây dựng sự đồng thuận và thực hiện chính sách ngoại giao. Đồng thời, các hoạt động song phương với Trung Quốc cũng đã thu hút được nhiều mối quan tâm.
Trong khi đó, chính sách xoay trục sang châu Á của Nga lại chỉ ưu tiên tập trung vào Trung Quốc, mà bỏ lơ nhiều cường quốc khác. Gabuev nhận định rằng quyết định của tổng thống Nga Vladimir Putin không tham gia thượng đỉnh Đông Á và APEC là một điều "sai lầm". Ông viết :
Ông Gabuev đánh giá: "Ông Putin nổi tiếng là không ưa các diễn đàn đa phương và chỉ tham gia khi có cơ hội cho những cuộc gặp song phương. Như vậy sự vắng mặt của Putin tại APEC, nơi các hành động mang tính biểu tượng còn là nền tảng cho các chính sách và quan hệ quốc tế, chỉ có thể được giải thích bằng một điểm: Nga chưa từng xoay trục sang châu Á, mà chỉ xoay trở thành một đối tác thứ yếu của Trung Quốc mà thôi".
Theo Diplomat, chính sách xoay trục của Nga sang châu Á vẫn sẽ tiếp tục kém hiệu quả chừng nào nền kinh tế Nga vẫn bị kiệt quệ và quan hệ với châu Âu vẫn còn căng thẳng. Tuy vậy, cả hai nước có chung một số lợi ích chiến lược và thất bại của sự xoay trục này không hẳn làm suy yếu đồng cảm chính trị mà Bắc Kinh dành cho Matxcơva.

FBI sắp có quyền truy cập vào bất kỳ máy tính nào trên thế giới

Một điều khoản luật sửa đổi vừa mới được thông qua, cho phép FBI có thể truy cập vào bất kỳ máy tính nào trên thế giới.

Trong bộ luật của Chính phủ Mỹ có quy định một điều khoản, cho phép Tòa án có thể ủy quyền FBI để xâm nhập vào máy tính cá nhân của các nghi phạm tại New York. Tuy nhiên điều khoản này đã được sửa đổi và được thông qua bởi Tòa án Tối cao Mỹ, theo đó một thẩm phán có thể ban hành lệnh khám xét cho FBI, để đơn bị này xâm nhập vào ngay cả những chiếc máy tính ngoài thẩm quyền của mình.

Điều đó có nghĩa FBI sẽ có quyền xâm nhập vào mọi máy tính cá nhân trên toàn thế giới và lấy những thông tin cần thiết. Chúng ta không rõ liệu FBI sẽ làm điều đó như thế nào, nhưng điều khoản sửa đổi mới này đã cho FBI một quyền lực tối thượng trong thế giới công nghệ hiện nay.

fbi-1

Quốc hội Mỹ sẽ xem xét lại điều khoản sửa đổi này. Tuy nhiên nếu như không có phản bác nào được đưa ra, điều khoản sửa đổi sẽ chính thức được áp dụng vào tháng 12 năm nay. Lúc đó tất cả các máy tính trên thế giới đều không thoát được khỏi bàn tay của FBI.

Thượng nghị sĩ Ron Wyden Oregon cho biết: “Điều khoản sửa đổi này sẽ tác động rất lớn tới quyền riêng tư của người dân, nó sẽ tăng phạm vị giám sát của Chính phủ đối với các thiết bị công nghệ lên một tầm cao mới. Nếu như nó chính thức được áp dụng, Chính phủ sẽ có quyền xâm nhập và lấy thông tin của hàng triệu máy tính trên thế giới”.

Đây thực sự là điều đáng lo lắng, đối với cả các công ty công nghệ lẫn người sử dụng. Bởi sẽ không có cái gì được gọi là bảo mật nữa, khi Chính phủ Mỹ có thể xâm nhập mọi chiếc máy tính mà họ muốn.

Cách đây không lâu, vụ tranh cãi giữa FBI và Apple về vấn đề bảo mật trên thiết bị di động cũng khiến cả thế giới quan tâm. Rất có thể sau khi có được quyền truy cập vào máy tính cá nhân, FBI sẽ có cả quyền truy cập vào các thiết bị di động của người dân.

Đây là điều mà các công ty công nghệ kịch liệt phản đổi, bởi vì nó vi phạm rất nhiều vấn đề về quyền tự do, pháp luật và cả chính trị. Google cho rằng Quốc hội nên xem xét thận trọng việc thay đổi này, bởi nó có thể dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, đặc biệt là khi bị lợi dụng bởi những kẻ xấu,


NATO “khen” khả năng chiến đấu của quân đội Nga

Chỉ huy NATO ở châu Âu Philip Breedlove tuyên bố rằng quân đội Nga đang phát triển, rèn luyện và thích ứng nhanh với thực tế hiện đại.
afp - 2016/ sergey venyavsky

AFP - 2016/ Sergey Venyavsky

Chỉ huy NATO ở châu Âu Philip Breedlove tuyên bố rằng quân đội Nga đang phát triển, rèn luyện và thích ứng nhanh với thực tế hiện đại.
Trả lời phỏng vấn của Wall Street Journal, vị đại diện Liên minh tuyên bố rằng nếu  năm 2008, "chỉ quân đội Gruzia rất nhỏ cũng đẩy được quân đội Nga vào tình thế khó khăn", thì đến năm 2014 "cuộc xâm lăng vào Crưm" đã cho thấy rằng lực lượng vũ trang Nga kịp trải qua những chuyển biến đáng kể..
"Tôi nghĩ rằng từ" bất ngờ "sẽ là quá mạnh, nhưng rõ ràng là Nga đang cải thiện quân đội của họ một cách tổng thể", ông Philip Breedlove nhận định.
Breedlove cũng nói thêm rằng "Nga sẽ không chấp nhận qui tắc đã viết lại (sau chiến tranh lạnh)" mà "muốn người ta giao tiếp với họ một cách bình đẳng".
Trước đó, tướng Mỹ Breedlove tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang dùng chưa đủ phương tiện để ngăn chặn mối đe dọa dường như xuất phát từ Nga. Theo ý kiến của Breedlove, Washington cần phải tập trung chú ý vào "sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Moscow".
Wall Street Journal nhận xét rằng qua những phát biểu trên có thể thấy ý tưởng tăng cơ số binh sĩ và trang thiết bị tại các nước vùng Baltic và Đông Âu chính là của tướng Breedlove.

Nga đề nghị cung cấp nước ngọt cho Trung Quốc

Sắp tới, cư dân khu vực hạn hán của Trung Quốc có thể nhận được nguồn nước ngọt của Nga.

khu bao ton thien nhien katunsky o altai.

Khu bảo tồn thiên nhiên Katunsky ở Altai.

Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Hàn Trường Phú, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga Alexander Tkachev đã đề xuất dự án cung cấp nước ngọt.

"Chúng tôi đã sẵn sàng đề xuất dự án chuyển nước ngọt từ vùng Altai của Nga thông qua Cộng hòa Kazakhstan đến khu tự trị Tân Cương khô hạn của Trung Quốc. Trong tương lai gần, chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến với các đồng nghiệp của chúng tôi từ Kazakhstan về vấn đề này", ông Tkachev nói.

Thực tế là các khu vực của Nga có nguồn nước ngọt dư thừa. Do đó, "với mục đích sử dụng hiệu quả và hợp lý tài nguyên nước của khu vực Altai, Bộ Nông nghiệp đề xuất xem xét khả năng cung cấp nước ngọt khối lượng 70 triệu mét khối cho khu vực khô hạn của Trung Quốc thông qua Kazakhstan", Bộ Nông nghiệp Nga cho biết.


Nga tăng thêm 3 sư đoàn đối phó với NATO

Nga sẽ bổ sung thêm 3 sư đoàn quân đội để chống lại sức mạnh ngày càng gia tăng của NATO.

binh si nga tham gia le duyet binh ky niem 70 ngay chien thang o thu do moskva ngay 9/5/2015. anh: thx/ttxvn

Binh sĩ Nga tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 70 Ngày Chiến thắng ở thủ đô Moskva ngày 9/5/2015. Ảnh: THX/TTXVN

Các hãng thông tấn Nga dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng nước này Sergei Shoigu ngày 4/5 cho biết thông tin trên. Theo hãng thông tấn Interfax, những sư đoàn này sẽ được thành lập trước cuối năm nay và triển khai dọc các khu vực biên giới phía Tây và phía Nam của Nga. 

Ông Shoigu nhấn mạnh: "Bộ Quốc phòng Nga đã thông qua một loạt biện pháp nhằm chống lại sức mạnh ngày càng tăng của các lực lượng NATO ở gần biên giới Nga".


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục