tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 02-06-2016

  • Cập nhật : 02/06/2016

Một tiểu đoàn của NATO cũng đủ để “kiềm chế sự hiếu chiến của Nga”

Ba Lan dự định bố trí trong nội địa biên giới đất nước này chỉ một tiểu đoàn của NATO, tuy nhiên, lực lượng như vậy cũng đủ để "kiềm chế sự hiếu chiến của Nga"
bo truong quoc phong antoni macherevich - ap photo.

Bộ trưởng Quốc phòng Antoni Macherevich - AP Photo.

Ba Lan dự định bố trí trong nội địa biên giới đất nước này chỉ một tiểu đoàn của NATO, tuy nhiên, lực lượng như vậy cũng đủ để "kiềm chế sự hiếu chiến của Nga", Bộ trưởng Quốc phòng Antoni Macherevich tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của Defense News, Sputnik cho biết.
Bộ trưởng Macherevich hiểu rằng trong trường hợp xâm nhập, Nga sẽ có ưu thế về cơ số vượt trội mà các đơn vị đồng minh sẽ không thể đương đầu nổi. Tuy nhiên, theo lời ông ta mục đích chính của tiểu đoàn NATO không phải là giành chiến thắng trước đối phương mà là trì hoãn làm chậm đà tấn công.
"Xét dưới góc độ quân sự, vấn đề của toàn bộ thời gian này là chúng tôi được đảm bảo 100% - trong trường hợp xảy ra cuộc xâm lược, Liên minh dễ mất địa bàn tấn công và sẽ buộc phải giành giật lại sau đó. Tuy nhiên, nhờ sự hiện diện của tiểu đoàn mà chúng tôi có thể cầm cự bảo vệ lãnh thổ một khoảng đủ lâu để quân Liên minh kịp thu thập lực lượng và tiến tới bước đi đáp trả", Bộ trưởng Ba Lan lý giải.

Trung Quốc sắp ra mắt chiến đấu cơ tàng hình J-20

Không quân Trung Quốc cho biết đang thử nghiệm và sẽ sớm cho ra mắt chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên. 
hinh anh mo phong chien dau co tang hinh j-20 cua trung quoc. anh: atimes.com

Hình ảnh mô phỏng chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc. Ảnh: Atimes.com

Tuyên bố của không quân Trung Quốc được đưa ra sau khi mạng xã hội nước này xuất hiện nhiều hình ảnh về chiến đấu cơ tàng hình J-20,Reuters hôm nay đưa tin. Trung Quốc đang thực hiện các khâu thử nghiệm cuối cùng và sẽ sớm đưa J-20 vào biên chế. Cuối tuần trước, truyền hình Trung Quốc từng công bố những hình ảnh được coi là "bay huấn luyện J-20". Tuy nhiên, không quân Trung Quốc bác bỏ điều này và cho biết chưa trang bị J-20 cho bất cứ đơn vị nào. 

"Trong tương lai gần, việc thử nghiệm J-20 và máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 sẽ liên tục được thực hiện. Đây là khâu cần thiết trước khi đưa máy bay vào phục vụ, nâng cao hiệu quả khi không quân thực thi sứ mệnh", không quân Trung Quốc tuyên bố, nhưng không đưa ra mốc thời gian cụ thể. 

Trung Quốc hy vọng J-20 sẽ giúp thu hẹp khoảng cách quân sự với Mỹ. J-20 được thử nghiệm lần đầu ngay trước chuyến thăm Bắc Kinh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates năm 2011. Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đã đạt tiến bộ lớn hơn mong đợi trong việc chế tạo J-20, đối thủ của chiếc F-22 Raptor.

Các chuyên gia cho biết Trung Quốc đang chế tạo động cơ máy bay với hy vọng đuổi kịp công nghệ của phương Tây. Trung Quốc cũng đang nghiên cứu thiết bị quân sự mới như tàu ngầm, tàu sân bay, tên lửa chống vệ tinh, gây lo ngại trong khu vực cũng như với Mỹ. 

Không quân Trung Quốc nói những động thái này là "hoàn toàn bình thường" để đáp ứng nhu cầu bảo vệ chủ quyền, an ninh đất nước. Thông cáo của Trung Quốc cho rằng nước này đã phát triển công nghệ quân sự dựa phần lớn vào "sức mạnh của chính mình"


Cựu hoa hậu Thổ Nhĩ Kỳ chịu án tù treo vì xúc phạm Tổng thống

Một cựu Hoa hậu Thổ Nhĩ Kỳ đã bị kết tội xúc phạm tổng thống của nước này và bị tuyên án 14 tháng án tù treo.
cuu hoa hau tho nhi ky merve buyuksarac tra loi phong van hang tin ap o istanbul, ngay 26 thang 2 nam 2015.

Cựu Hoa hậu Thổ Nhĩ Kỳ Merve Buyuksarac trả lời phỏng vấn hãng tin AP ở Istanbul, ngày 26 tháng 2 năm 2015.

Một cựu Hoa hậu Thổ Nhĩ Kỳ đã bị kết tội xúc phạm tổng thống của nước này và bị tuyên án 14 tháng án tù treo, VOA đưa tin.
Người mẫu Merve Buyuksarac, 27 tuổi, bị tuyên phạm tội xúc phạm Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trên mạng xã hội, một cáo buộc mà cô bác bỏ.
Cô Buyuksarac đăng quang Hoa hậu Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2006. Cô bị câu lưu vào năm ngoái vì đăng một bài thơ trào phúng trên Instagram vào năm 2014. Bài thơ được đặt trên nhạc nền là quốc ca Thổ Nhĩ Kỳ và được chia sẻ rộng rãi, theo BBC.
Những công tố viên khẳng định bài thơ mang tính xúc phạm ông Erdogan, là thủ tướng vào thời điểm đó.
Một điều kiện trong bản án là cô Buyuksarac không được xúc phạm tổng thống trong năm năm tới.
Khoảng 2.000 người đã bị buộc tội xúc phạm tổng thống kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2014.
Luật sư của Buyuksarac nói với hãng tin AP rằng những vụ xét xử tội xúc phạm không phải là ngẫu nhiên.
"Những vụ xét xử tội xúc phạm đang được khởi xướng hàng loạt và được đệ trình một cách tự động," luật sư Emre Telci nói. "Merve bị truy tố vì chia sẻ một nội dung đăng tải không thuộc về cô. Thân chủ của tôi bị kết tội về những lời nói không phải của cô."
Luật sư của ông Erdogan nói rằng bài thơ là một "sự tấn công nhắm vào quyền cá nhân của thân chủ tôi."
Những nhà hoạt động nhân quyền nói rằng một loạt những vụ xét xử là nỗ lực của chính quyền ông Erdogan nhằm làm im tiếng những người chỉ trích.
Luật sư của Buyuksarac nói thêm ông dự định đưa vụ việc lên Tòa án Công lý Châu Âu.
Vào tháng 4, ông Erdogan đã đệ đơn kiện hình sự nhắm vào một diễn viên hài người Đức và năm ngoái, một bác sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ đã bị buộc tội xúc phạm ông Erdogan sau khi đăng một bức hình so sánh ông Erdogan với một nhân vật trong bộ ba phim Lord of the Rings.

Tân lãnh đạo Đài Loan đòi chủ quyền toàn bộ Trường Sa

Đài Loan ngang nhiên tuyên bố tiếp tục kiểm soát đảo Ba Bình và yêu sách chủ quyền với toàn bộ Trường Sa của Việt Nam. 
binh si dai loan don tru trai phep tren dao ba binh, thuoc quan dao truong sa cua viet nam. anh: forbes

Binh sĩ Đài Loan đồn trú trái phép trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Forbes

Phát ngôn viên cơ quan đối ngoại Đài Loan Vương Bội Linh (Eleanor Wang) hôm 31/5 ngang nhiên tuyên bố chính quyền của tân lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn sẽ "tiếp tục kiểm soát đảo Thái Bình (đảo Ba Bình của Việt Nam) và chia sẻ tài nguyên biển như hải sản, dầu khí với các bên có tuyên bố chủ quyền", theo Forbes.

Đảo Ba Bình có chiều dài tự nhiên lên tới hơn 1.400 m, là đảo có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Đài Loan chiếm giữ trái phép. Chính quyền của bà Thái cũng yêu sách chủ quyền với toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa rộng 3,5 triệu km2. Bà Vương cũng ngang nhiên tuyên bố Trường Sa là "lãnh thổ lịch sử" của Đài Loan và đây là điều "không thể tranh cãi".

thai anh van len nam quyen tai dai loan tu ngay 20/5. anh: reuters

Thái Anh Văn lên nắm quyền tại Đài Loan từ ngày 20/5. Ảnh: Reuters

Chính quyền mới 11 ngày tuổi của bà Thái Anh Văn cho biết "tiếp tục chính sách đã được duy trì 60 năm qua" đối với vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng tuyên bố của Đài Loan đạt được mục đích lấy lòng Trung Quốc nhưng sẽ khiến các nước Đông Nam Á cảnh giác. Hồi tháng 3, Đài Loan đưa trái phép một nhóm phóng viên ra đảo Ba Bình. Người tiền nhiệm của bà Thái là ông Mã Anh Cửu trước khi từ nhiệm từng có kế hoạch đưa tên lửa phòng không tầm ngắn ra đảo này. 

Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng về chủ quyền không thể chối bỏ đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Mọi hành động của bất kỳ nước nào tại hai quần đảo này mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.


Biển Đông: Khẩu chiến Mỹ - Trung sẽ tái diễn ở Đối thoại Shangri-La

 Trong ba ngày 3-5/6/2016, Diễn đàn an ninh châu Á thường niên mang tên Đối thoại Shangri-La sẽ lại mở ra tại Singapore, tập hợp hầu hết các giới chức lãnh đạo quốc phòng các nước quan tâm đến châu Á.
do doc harry harris duyet doi quan danh du tai tong hanh dinh quan doi philippines ngay 26/08/2015 - afp

Đô đốc Harry Harris duyệt đội quân danh dự tại tổng hành dinh quân đội Philippines ngày 26/08/2015 - AFP

Trong ba ngày 3-5/6/2016, Diễn đàn an ninh châu Á thường niên mang tên Đối thoại Shangri-La sẽ lại mở ra tại Singapore, tập hợp hầu hết các giới chức lãnh đạo quốc phòng các nước quan tâm đến châu Á, RFI đưa tin.
Các động thái bành trướng quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ trở thành một chủ đề thảo luận quan trọng tại Đối Thoại Shangri-La và ý đồ của Trung Quốc sẽ lại bị mổ xẻ và phê phán. Hoa Kỳ được cho là nước sẽ đi đầu trong cuộc tấn công, trong lúc Trung Quốc sẽ tìm cách đối phó.
Như thông lệ của những năm gần đây, Mỹ sẽ cử một phái đoàn hùng hậu tham gia Đối Thoại Shangri-La. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter đã  lên đường đi Singapore ngày 31/05, nơi phái đoàn Mỹ sẽ có thêm hai lãnh đạo quân sự cao cấp là đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân, và đô đốc Harry Harris, tư lệnh Lực Lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương.
Về phần Trung Quốc, theo Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS, định chế đứng ra tổ chức Đối Thoại Shangri-La, Bắc Kinh sẽ cử một phái đoàn quân sự cấp thấp hơn, do đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc dẫn đầu.
Theo giới phân tích, diễn đàn an ninh tại Singapore lần này chắc chắn sẽ phải đề cập đến tình hình căng thẳng nẩy sinh từ những hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông bị tố cáo là nhằm bành trướng lãnh thổ, như bồi đắp trái phép đảo nhân tạo tại Trường Sa, xây dựng cơ sở quân sự, đưa vũ khí đến khu vực nhằm khống chế một vùng biển chiến lược mà Bắc Kinh đơn phương đòi chủ quyền trên hơn 80% diện tích.
Trong thời gian qua, Hoa Kỳ đã liên tiếp vạch trần các hành vi gây căng thẳng của Trung Quốc, đe dọa đến quyền tự do lưu thông trong khu vực. Để đối phó, Mỹ đã tổ chức các chuyến tuần tra để bảo vệ quyền tự do hàng hải, công khai thách thức các yêu sách quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Tất cả những vấn đề trên sẽ lại được nêu bật tại Shangri-La, với Mỹ, Nhật và rất nhiều nước khác trong vai trò công tố viên, trong lúc Trung Quốc sẽ phải chật vật đối phó, vì cho đến nay, các lập luận của Trung Quốc đều không có sức thuyết phục: Từ G7 cho đến Liên Hiệp Châu Âu, hầu như tất cả các nước lớn trên thế giới đều kêu gọi Trung Quốc tránh việc áp đặt bằng sức mạnh các yêu sách chủ quyền quá đáng của họ.
Cuộc đấu khẩu Mỹ-Trung về Biển Đông trong những ngày gần đây như đã dự báo trước cho những tranh cãi sắp tới đây tại Đối Thoại Shangri-La: Vào hôm 30/05, Trung Quốc lại cực lực tố cáo Lầu Năm Góc vẫn duy trì tâm lý Chiến Tranh Lạnh và định làm "phim bom tấn Hollywood" khi triển khai vũ khí hiện đại tới Biển Đông.
Khẩu chiến Mỹ -Trung tại Diễn Đàn Shangri-La như vậy được dự báo là sẽ rất gay gắt, nhất là khi bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ nổi tiếng là không ngại chỉ trích thẳng thừng Trung Quốc.
Nhân Đối Thoại Shangri-La vào năm ngoái, ông Carter là một trong những tiếng nói đã đả kích mạnh mẽ các hành vi bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục