Bộ trưởng Quốc phòng Iraq: 'Nhiều thủ lĩnh IS ôm tài sản chạy sang Syria'
Mỹ triển khai máy bay do thám tới Singapore
Hàng nghìn người biểu tình đòi thủ tướng Đức từ chức
Giai đoạn khủng hoảng trong mối quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ
Báo Trung Quốc kêu gọi 'tấn công tàu Australia vào Biển Đông'
Tin thế giới đọc nhanh trưa 01-06-2016
- Cập nhật : 01/06/2016
Triều Tiên lại thất bại khi phóng tên lửa đạn đạo
Tên lửa được phóng vào khoảng 3g20 sáng nay 31-5 (giờ Việt Nam), được cho là tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan có tầm bắn 3.000km.
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết tên lửa được phóng đi từ bãi phóng nằm gần thành phố cảng Wonsan của Triều Tiên.
"Vụ phóng thử tên lửa được cho là đã thất bại", một người phát ngôn bộ này nói. "Chúng tôi đang phân tích, theo dõi chặt chẽ tình hình và duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao", ông thêm.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc không cho biết loại tên lửa mà Triều Tiên đã phóng, nhưng hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin quân sự nói rằng đây là một tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố họ phát hiện các dấu hiệu Triều Tiên đang chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo, và Seoul đang trong tình trạng "sẵn sàng chiến đấu".
Tại Nhật Bản, đài truyền hình NHK cho biết chính phủ Nhật đã đặt quân đội trong tình trạng báo động với mệnh lệnh đánh chặn bất kỳ tên lửa nào đe dọa lãnh thổ nước này.
Về mặt lý thuyết, tên lửa Musudan có tầm bắn xa hơn 3.000km, có thể vươn tới bất kỳ mục tiêu nào ở Nhật và căn cứ của Mỹ trên đảo Guam, tuy nhiên nó chưa bao giờ được thử nghiệm thành công.
Ngày 28-4, Triều Tiên được nói là đã phóng hai tên lửa Musudan nhưng đều thất bại. Hôm 15-4, nhân kỷ niệm sinh nhật người sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng cũng đã bắn một tên lửa Musudan nhưng "thất bại thảm hại", theo mô tả của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Trung Quốc nổi đóa với bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Biển Đông
"Phát biểu của ông Carter thể hiện tư duy điển hình và sự bá chủ kiểu Mỹ", hãng tin PTI dẫn lời bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua nói trong cuộc họp báo thường kỳ. "Dù chúng ta đã bước vào thế kỷ 21, một số người ở Mỹ vẫn giữ tâm lý Chiến tranh Lạnh".
"Trung Quốc không muốn gây Chiến tranh Lạnh và không muốn đóng một vai trong bộ phim bom tấn Hollywood do những người trong quân đội Mỹ đạo diễn", bà Hoa nói và tuyên bố nước này sẽ "kiên quyết phản đối", không để bất cứ hành động nào làm hủy hoại cái gọi là "chủ quyền lãnh thổ và an ninh Trung Quốc".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuần trước tuyên bố việc Trung Quốc bành trướng quân sự ở Biển Đông có nguy cơ đe dọa thịnh vượng khu vực và hành động này có thể dựng lên "Vạn Lý Trường Thành của sự tự cô lập".
Trong khi hai nước đang căng thẳng về vấn đề Biển Đông, các quan chức hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc sẽ tham dự Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung lần 8 ở Bắc Kinh và Tham vấn cấp cao Mỹ - Trung về giao lưu nhân dân lần 7 tại Bắc Kinh vào ngày 6 và 7/6.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên tuyên bố của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Mỹ triển khai tàu và máy bay áp sát vùng biển và không gian xung quanh đảo nhân tạo Bắc Kinh xây trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong các chiến dịch tự do hàng hải.
Phó chủ tịch đảng Triều Tiên bất ngờ thăm Trung Quốc
Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Ri Su-yong đã dẫn đầu phái đoàn CHDCND Triều Tiên đến Bắc Kinh hôm 31-5 (ảnh).
Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) nhận định chuyến thăm Trung Quốc hết sức bất ngờ này cho thấy Bình Nhưỡng đang có ý định cải thiện quan hệ đang xuống dốc với đồng minh Trung Quốc. Ông Ri Su-yong trước đây giữ chức bộ trưởng Ngoại giao, sau đó tại đại hội đảng vừa qua đã được bầu vào Bộ Chính trị.
Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh không bình luận gì về chuyến đi của ông Ri Su-yong. Bà cho biết cơ quan chức năng Trung Quốc sẽ công bố thông báo về chuyến đi này. Bà nhắc lại lập trường của Trung Quốc đối với CHDCND Triều Tiên rằng “CHDCND Triều Tiên là nước láng giềng rất thân cận, Trung Quốc mong muốn phát triển quan hệ bình thường và hợp tác với Triều Tiên”.
Tân Hoa xã đưa tin Phó Chủ tịch Ri Su-yong sẽ lưu lại Trung Quốc ba ngày. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một nhà lãnh đạo cấp cao Triều Tiên từ khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ tư hồi tháng 1.
Tổng thống Pháp cương quyết cải cách lao động
Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 30-5 tuyên bố chính phủ sẽ không nới lỏng hay thay đổi các nguyên tắc trong dự luật gây tranh cãi vì trao thêm quyền cho công ty trong việc thương thảo các điều kiện lao động với người làm thuê.
Reuters cho biết nền kinh tế lớn thứ hai trong khi vực đồng euro đã bị rúng động bởi các cuộc biểu tình đường phố bạo lực cũng như các cuộc đình công trong ngành công nghiệp năng lượng và vận tải khi đưa ra dự luật cải cách lao động tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty thuê và sa thải nhân viên.
Chỉ còn 10 ngày nữa cho đến khi Pháp đăng cai tổ chức giải bóng đá Euro 2016, chính phủ nước này hiện đang chịu áp lực mạnh mẽ trong việc tìm cách thoát khỏi bế tắc với các công đoàn lao động.
Điểm gây tranh cãi chính là Điều 2 của dự luật, vốn cấp thêm quyền cho các công ty năng lượng trong việc đàm phán lương và điều kiện làm việc, làm suy yếu ảnh hưởng của tổ chức công đoàn tại nơi làm việc.
"Dự luật sẽ không bị thu hồi. Các nguyên tắc trong Điều 2 sẽ được giữ lại" - ông Hollande tuyên bố vào cuối ngày 30-5.
Hiện tại dự luật đang chờ cuộc tranh luận tại thượng viện sau khi chính phủ buộc hạ viện thông qua dự luật mà không cần bỏ phiếu. Điều này cũng đã khiến một số nhà lập pháp bất bình và dự luật sẽ được trình trở lại tại hạ viện để tiến hành bỏ phiếu thông qua.
Một số công đoàn của các công nhân đường sắt đã bắt đầu một cuộc đình công toàn quốc và nhân viên tàu điện ngầm Paris cũng tổ chức đình công. Sáu trong 8 nhà máy lọc dầu của Pháp vẫn còn đóng cửa vì các cuộc đình công của công nhân dầu mỏ.
Khoảng 90.000 cảnh sát, binh sĩ và nhân viên an ninh sẽ được triển khai trên toàn quốc khi Euro diễn ra khi Pháp cũng đang đối mặt với các "cuộc tấn công khủng bố" tiềm năng.
Tàu hải quân Ấn Độ đến biển Đông, cập cảng Philippines
Đây là một phần trong chiến lược triển khai Hạm đội miền Đông đến biển Đông và tây Thái Bình Dương của New Delhi. Hãng tin The Hans India ngày 31-5 cho biết trong suốt chuyến thăm, các tàu trên sẽ có các hoạt động tương tác chuyên nghiệp với hải quân Philippines theo hướng tăng cường hợp tác giữa lực lượng hải quân hai nước.
Ngoài ra, việc tổ chức giao lưu thể thao, văn hóa và chia sẻ kinh nghiệm nhằm tăng cường quan hệ và hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên cũng được lên kế hoạch. Các tàu Ấn Độ có khả năng sẽ tiến hành các cuộc tập trận với hải quân Philippines cũng như các thủ tục tìm kiếm và cứu hộ.
Chuyến thăm của tàu hải quân Ấn Độ hướng đến thắt chặt hợp tác giữa hải quân Ấn Độ và hải quân Philippines. (Ảnh: THEHANSINDIA)
Quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Philippines đã được thúc đẩy đáng kể từ khi bắt đầu hợp tác cấp thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ và thiết lập Thượng đỉnh Đông Á, trong đó Ấn Độ là một thành viên sáng lập. Các hội nghị thượng đỉnh hằng năm đã tạo nền tảng cho các cuộc gặp thường xuyên giữa lãnh đạo hai nước.
Thương mại song phương giữa hai quốc gia đạt mức 1,6 tỉ USD và Ấn Độ đã đầu tư đáng kể vào Philippines trong các lĩnh vực như dệt may, công nghệ thông tin, thép, sân bay và dược phẩm. Hải quân hai nước đã tương tác với nhau thường xuyên qua các chuyến thăm hải cảng. Chuyến thăm gần đây nhất là vào tháng 10-2015 khi tàu hải quân Ấn Độ INS Sahyadri cập cảng tại Philippines.
Ủy ban hợp tác quốc phòng chung Philippines-Ấn Độ đã được thiết lập để tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước và đã mở rộng phạm vi hợp tác quốc phòng, bao gồm các mối đe dọa phi truyền thống, theo The Hans India.