Sau Eric Schmidt, Mark Zuckerberg đến lượt Sundar Pichai kêu gọi chống lại ý tưởng cấm người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ.
Quy trình bổ nhiệm Nội các của Trump được ví như một show truyền hình thực tế
- Cập nhật : 01/12/2016
(The gioi)
Truyền hình thực tế và quảng cáo theo phong cách Trump đang bủa vây quá trình bổ nhiệm Nội các của ông.
Hôm 16/11, Tổng thống đắc cử đăng một dòng trạng thái trên Twitter rằng: “Công tác bổ nhiệm cán bộ vào Nội các và nhiều vị trí khác đang được diễn ra rất có tổ chức. Tôi là người duy nhất biết được ai là người chiến thắng cuối cùng”.
Đáp lại lời tuyên bố này của ông, nhiều người đã mỉa mai rằng ông đang biến quá trình chuyển giao quyền lực thành một mùa 2 của chương trình truyền hình thực tế The Apprentice nổi tiếng mà Trump là ngôi sao – người đóng vai trò ông chủ tuyển chọn thực tập sinh xuất sắc nhất để được vào làm trong tập đoàn của mình.
Trump đăng dòng trạng thái trên Twitter về quá trình bổ nhiệm Nội các. Nhiều phản ứng mỉa mai rằng ông đang biến nó thành một chương trình truyền hình thực tế.
C-SPAN camera đã truyền hình trực tiếp quang cảnh diễn ra tại hành lang của tòa tháp Trump, cho phép khán giả trên cả nước Mỹ có thể quan sát cảnh tượng quan khách ra vào tấp nập tại nơi đây. Kể từ khi Trump giành chiến thắng cuộc bầu cử, ông thường xuyên họp với đội ngũ chuyển giao quyền lực tại tòa tháp Trump.
Romney – người đã từng chỉ trích Trump gay gắt và gọi ông là “kẻ giả tạo, lừa đảo” trong suốt thời gian bầu cử sơ bộ - vừa có buổi trao đổi với Trump trong tuần trước. Kể từ khi Trump thắng cử, Romney nổi lên là ứng viên sáng giá cho vị trí Bộ trưởng Bộ ngoại giao, tuy nhiên nhóm cố vấn thân cận của Trump lại không ủng hộ quan điểm này. Sự phản đối lên đến cao trào vào khi cố vấn cấp cao của Trump – Kellyanne Conway đăng dòng tweet về Romney vào ngày Lễ Tạ ơn.
"Liệu đó có phải là một phương pháp tốt để bổ nhiệm cán bộ vào Nội các. Trump đã từng chạy một chiến dịch tranh cử phải hứng nhiều chỉ trích, nhưng Trump đã được bầu chọn làm tổng thống. Vậy chúng ta thực sự biết điều gì?", Reed Galen người từng làm việc trong chính quyền của George W.Bush cho biết.
Trong một email gửi đến Business Insider, Reed Galen cũng bày tỏ một vài nỗi lo lắng về quá trình bổ nhiệm Nội các của ông Trump.
“Nếu đó là một show truyền hình thực tế The Apprentice hoặc công ty của riêng ông ấy thì chẳng ai thèm quan tâm. Nhưng đó là Chính phủ Mỹ và chúng ta đang nói về nó”.
Xét cho cùng thì Trump cũng đã từng nhiều năm là một ngôi sao truyền hình thực tế. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông đã sử dụng phong cách giống như vậy để chọn người đồng hành – trước khi chọn Thống đốc Indiana Mike Pence.
Quá trình bổ nhiệm Nội các khiến cho giới báo chí chính trị và chuyên gia phân tích, một vài người trong giới quan sát cho rằng tính chất công khai không hoàn toàn là một điều tồi tệ.
“Ít nhất, có nhiều người Mỹ hơn sẽ biết điều gì sẽ xảy ra đối với Nội các”, Scott Jenning – cựu trợ lý đặc biệt của ông Bush cho biết.
“Trong suốt những năm ông Obama nắm quyền – ai có thể chỉ mặt điểm tên những người trong Nội các? Với Trump, rất nhiều người sẽ biết”.
Jennings nói rằng ông kỳ vọng toàn bộ chính quyền của ông Trump sẽ tiếp tục làm việc theo phong cách này.
“Điều tôi cho rằng sẽ tiếp tục được để ý đó là liệu người được Trump chỉ định sẽ có khả năng làm tốt công việc hay không?”, Jennings nói.
Đây vẫn sẽ tiếp tục là câu hỏi mở, nhưng có vẻ nếu họ có thể “sống sót” qua thời gian bổ nhiệm của Trump, câu trả lời là có.