Các cuộc khủng hoảng và cạnh tranh quyền lực toàn cầu sẽ có tác động lớn đến diện mạo địa chính trị của thế giới trong năm 2018.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa hình thành năm 2017. Nhưng năm 2018 có thể là một câu chuyện khác.
Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục chỉ trích Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử 2016, hứa hẹn sẽ cứng rắn trong thương mại và không để đối thủ lợi dụng. Tuy nhiên, khi đã vào Nhà Trắng, giọng điệu hùng hồn của ông nhanh chóng nhường chỗ cho một tình bạn vừa chớm nở với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Trump và ông Tập trong lần gặp đầu tiên ở Mar-A-Lago, Florida hôm 6/4 (Nguồn: Getty Images).
Nhà lãnh đạo Mỹ không giữ lời hứa "dán nhãn" Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ, và thay vào đó đã mở nhiều cuộc đàm phán với Bắc Kinh để cải thiện quan hệ kinh tế. Các cuộc điều tra vào hoạt động thương mại không công bằng cũng bị gác lại.
Mặc dù vậy, các chuyên gia dự đoán chuyện sẽ trở nên tồi tệ vào năm 2018.
Chiến tranh thương mại
Sự kiên nhẫn của ông Trump dường như đang cạn dần, đặc biệt là hy vọng nhờ Bắc Kinh gây áp lực để buộc Triều Tiên dừng chương trình vũ khí hạt nhân.
Theo kế hoạch, chính quyền Mỹ sẽ công bố kết quả từ một số cuộc điều tra lớn trong vài tháng tới về các vấn đề như phá giá thép và đánh cắp sở hữu trí tuệ, có thể dẫn đến việc tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.
"Tôi đoán rằng một cuộc chiến thương mại sẽ nổ ra trong đầu năm và dâng lên thành cuộc xung đột nghiêm trọng đe dọa các yếu tố khác của mối quan hệ", Scott Kennedy - Giám đốc Dự án Kinh doanh và Kinh tế Chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - nhận định.
Trong lần gặp đầu tiên tại Florida (Mỹ) hồi tháng 4, ông Trump và ông Tập từng thống nhất một kế hoạch hợp tác 365 ngày mà Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuyên bố là "sâu rộng nhất trong lịch sử quan hệ thương mại 2 bên". Mặc dù vậy, 8 tháng trôi qua vẫn không có kết quả gì đáng nói mà chỉ thấy xung đột.
Giữa tháng này, ông Trump tuyên bố Trung Quốc và Nga là đối thủ đang "cố gắng làm xói mòn an ninh và thịnh vượng của Mỹ" và cáo buộc Bắc Kinh về những thực tiễn thương mại không công bằng.
Nguy cơ phá hoại cả 2 nền kinh tế
Tổng thống Mỹ đang phải đối mặt với một thách thức lớn. Một mặt, ông muốn thuyết phục Bắc Kinh bớt hung hăng khi phát triển kinh tế đồng thời mở cửa thị trường cho nước ngoài. Mặt khác, ông phải đảm bảo không châm ngòi một cuộc chiến tranh thương mại làm tổn hại đến việc làm của Mỹ.
Không may, ông Trump đã từ bỏ một công cụ quan trọng để gây ảnh hưởng tới Trung Quốc ngay sau khi nhậm chức: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thỏa thuận thương mại tự do 12 quốc gia này là tâm huyết của Cựu Tổng thống Barack Obama trong nỗ lực củng cố sự hiện diện của Mỹ ở châu Á.
Rút khỏi trường quốc tế, ông Trump khó tìm được đồng minh để "trị" Trung Quốc (Nguồn: CNN).
"Một TPP thành công sẽ kích thích Trung Quốc cải cách" để giữ thế đối trọng, David Dollar - chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Brookings nói. Ông cho rằng khi thay phương pháp "khéo léo" này bằng những hành động đe dọa, Washington không những chẳng thay đổi được hành vi của Bắc Kinh mà còn có nguy cơ gây tổn hại cho cả 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Không chỉ thế, với thái độ bài xích các thỏa thuận đa quốc gia, ông Trump cũng khó lòng ép Trung Quốc phải công bằng hơn về thương mại. "Mỹ đang đơn phương theo đuổi nỗ lực này và không có đồng minh" bởi vì "không có nước nào đứng bên cạnh", Kennedy nói.
Chính phủ Trung Quốc hoảng hốt
Tuy nhiên, Bắc Kinh có vẻ đã bắt được những tín hiệu mang tính "đối đầu" từ Washington.
"Chính phủ Trung Quốc đang phải hoảng hốt một lần nữa," Song Guoyou - chuyên gia về chính sách ngoại giao kinh tế của Trung Quốc tại Đại học Fudan (Thượng Hải) - nhận xét. Ông cũng dự đoán rằng năm tới sẽ là "khởi đầu thực sự của bất ổn trong quan hệ thương mại Trung - Mỹ".
Liệu tình bạn giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có còn trong 2018?
Một phần cốt lõi của vấn đề là ông Trump chỉ tập trung vào con số 309 tỷ USD thâm hụt thương mại của Mỹ mà không nhìn rộng ra mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước. Nhà lãnh đạo dường như sẵn sàng làm mọi thứ để giảm thâm hụt, thậm chí nếu việc này dẫn đến xung đột.
Trung Quốc có thể đón một cái Tết Mậu Tuất trọn vẹn nhưng không ai dám chắc 2018 sẽ là một năm bình yên.
Trang Hồ/ Theo CNN, Time, New York Times, NDH.VN
Các cuộc khủng hoảng và cạnh tranh quyền lực toàn cầu sẽ có tác động lớn đến diện mạo địa chính trị của thế giới trong năm 2018.
Triển vọng kinh tế toàn cầu đang sáng hơn nhờ các nền kinh tế lớn tăng trưởng ổn định trong năm 2017, trái ngược lại hoàn toàn với sự bi quan trong năm 2016, mặc dù chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ gây ra những e ngại.
Tổng thống Mỹ Donald thực hiện chính sách "nước Mỹ trên hết", bà Park Geun-hye bị luận tội, đảo chính ở Zimbabwe các vấn đề khủng bố, tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên... đã gây chấn động quốc tế.
Căng thẳng ở một số khu vực trên thế giới rất dễ châm ngòi cho cuộc chiến giữa các cường quốc.
Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc năm 2017 có rất nhiều sự bất định, sau “tuần trăng mật” ngắn ngủi, hai nước bắt đầu kiềm chế nhau.
Bloomberg công bố danh sách những sự kiện lớn trên toàn cầu vào năm 2018.
Các nhà đầu tư hiện rất lạc quan, nhưng có thể họ đang bỏ qua một vài rủi ro lớn.
Câu hỏi đặt ra với nước Anh lúc này là họ sẽ muốn thiết lập với bạn đường cũ -Liên hiệp Châu Âu - một kiểu quan hệ như thế nào. Nói theo ngôn ngữ của luật gia đình, thì chấp nhận chung sống với nhau theo chế độ nào.
Quyết định của Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel một lần nữa đặt ra câu hỏi tưởng dễ mà khó trả lời. Bảy thập kỷ sau khi nhà nước Israel ra đời, người ta vẫn luôn tìm kiếm lời giải đáp đó.
Bầu cử lại không phải là giải pháp được ưu tiên tại Đức, do mọi đảng phái đều lo ngại sự thăng tiến của đảng cực hữu AfD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự