tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Mỹ phản đối 'những hạn chế trắng trợn' ở Biển Đông

  • Cập nhật : 06/10/2015

(Tin kinh te)

Mỹ cho rằng một số nước dường như coi tự do trên biển là thứ "có thể chiếm được" ở Biển Đông khi đưa ra những lời cảnh báo thừa thãi và những hạn chế đe dọa ổn định.

do doc scott swift ngoi truoc tam poster kho rong hinh mot tau hai quan australia, khi ong phat bieu tai hoi nghi ve hang hai tai sydney, australia. anh: reuters

Đô đốc Scott Swift ngồi trước tấm poster khổ rộng hình một tàu hải quân Australia, khi ông phát biểu tại hội nghị về hàng hải tại Sydney, Australia. Ảnh: Reuters

Reuters dẫn lời Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, hôm nay cho biết Mỹ vẫn "tận tụy hơn bao giờ hết" trong việc bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực.

"Tôi cảm thấy một số nước coi tự do trên biển là thứ có thể chiếm được, thứ có thể lấy ra và định nghĩa lại bằng luật trong nước hoặc bằng cách diễn giải lại luật quốc tế", ông Swift nói trong bài phát biểu với ngôn từ mạnh mẽ rõ ràng nhằm vào Trung Quốc tại một hội nghị hàng hải ở ở Sydney, Australia.

"Một số nước tiếp tục áp đặt những lời cảnh báo thừa thãi và những hạn chế đối với tự do trên biển tại vùng đặc quyền kinh tế của họ và tuyên bố chủ quyền lãnh hải trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Xu hướng này đặc biệt trắng trợn ở vùng biển tranh chấp", ông Swift cho hay. 

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, nơi có các tuyến đường vận tải lượng hàng hóa trị giá 5 nghìn tỷ USD mỗi năm. Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn. 

Nhật Bản và Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền ở biển Hoa Đông.

Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc ngừng xây đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc cáo buộc ngược Mỹ quân sự hóa Biển Đông bằng cách tuần tra và tập trận chung. Mỹ và Trung Quốc đổ lỗi lẫn nhau cho các hành động nguy hiểm trong một số sự cố liên quan đến tàu và máy bay hai nước thời gian gần đây. 

"Nói một cách đơn giản, chúng tôi sẽ tiếp tục thực thi tự do trên biển cho tất cả các nước, vì từ kinh nghiệm đau thương trong quá khứ, chúng tôi biết nếu lảng tránh trách nhiệm và nghĩa vụ, rủi ro sẽ nhiều hơn lợi ích hàng hải của bất cứ quốc gia nào", ông Swift nói. 

Trọng Giáp
Theo Vnexpress

Trở về

Bài cùng chuyên mục