5 tàu Trung Quốc xuất hiện ngoài khơi Mỹ
"Mỹ vẫn là kẻ thù số 1 của Iran"
Hàn Quốc tố Triều Tiên triển khai máy bay không người lái
IS tái chiếm một phần thành phố dầu mỏ lớn nhất Iraq
Nga muốn bán trực thăng Ka-52K kèm chiến hạm Mistral
Việc phân giới cắm mốc Việt Nam-Campuchia được thực hiện minh bạch theo luật pháp quốc tế, các Hiệp ước và những cam kết mà 2 nước đã ký.
Thời gian gần đây, các nghị sỹ của Đảng đối lập Cứu quốc thường xuyên chỉ trích Chính phủ Campuchia thực hiện việc phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam– Campuchia không đúng quy định.
Ủy ban biên giới 2 nước Việt Nam- Campuchia thường xuyên họp để thực hiện những công việc tiếp theo.
Ủy ban Biên giới Quốc gia Campuchia cho rằng, việc phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia được thực hiện minh bạch đúng theo luật pháp quốc tế, các Hiệp ước và những cam kết mà 2 nước đã ký. Việc tuyên truyền nói xấu sự thật của Đảng đối lập là âm mưu để trục lợi chính trị.
Trước năm 1954, Pháp đã vẽ xong bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 cho Campuchia. Đây là bản đồ xưa nhất, được Chính phủ đưa vào Hiến pháp Campuchia để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.
Căn cứ vào bản đồ Bonne, 2 Chính phủ Việt Nam và Campuchia đã soạn thảo các Hiệp ước và những cam kết để thực hiện phân giới cắm mốc Việt Nam- Campuchia.
Ông Va Kim Hong, Bộ trưởng Cao cấp, Chủ tịch Ủy Ban Biên giới Quốc gia Campuchia cho biết, trong quá trình đàm phán xây dựng các Hiệp ước, hai bên đã căn cứ vào Hiến pháp của mỗi nước để đàm phán thương thảo một cách thận trọng và cầu thị để tìm ra giải pháp mà hai bên đều chấp nhận được và không trái với Hiến pháp của mỗi nước. Để triển khai có hiệu quả các Hiệp ước đã được ký, Campuchia đã thành lập Ủy ban biên giới quốc gia với sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương."Ủy ban Biên giới quốc gia có đầy đủ thành phần tham dự. Ở Trung ương có Ủy ban Biên giới Trung ương. Cấp tỉnh, thành phố nơi có đường biên giới đi qua cũng có Ban Biên giới cấp tỉnh. Cấp xã cũng có cán bộ kỹ thuật về biên giới. Khi đi làm nhiệm vụ đều có lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện và các bộ kỹ thuật các cấp tham gia", ông Va Kim Hong nói.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết, công tác phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia đã diễn ra theo chiều hướng tích cực. Đến nay đã có hơn 83% số cột mốc được cắm.
Tuy nhiên, thời gian gần đây một số đại biểu Quốc hội của Đảng đối lập thường xuyên tuyên truyền phản đối, nói Chính phủ sử dụng bản đồ giả để thực hiện việc phân giới cắm mốc quốc gia với Việt Nam. Để bình ổn dư luận, Chính phủ đi mượn bản đồ của Liên Hiệp quốc và một số cường quốc khác về để so sánh.
Thủ tướng Hun Sen nói: “Nếu căn cứ theo nguyên tắc, tôi không cần phải mượn bản đồ nào về để so sánh đâu. Vì năm 2005 Quốc hội, Thượng viện và Quốc vương đã thông qua và đồng ý cho Chính phủ sử dụng bản đồ hiện có rồi. Nhưng để người dân yên tâm hơn, chúng tôi phải đi mượn bản đồ về để so sánh. Sau khi so sánh thấy 2 bản đồ giống nhau người dân đã yên tâm và tin tưởng vào Chính phủ”.
Mặc dù vậy, Chính phủ vẫn tiếp tục mượn thêm bản đồ từ các cường quốc khác như: Anh, Pháp và Mỹ. Ông Hor Nam Hong, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế cho biết: vài ngày nữa, các cường quốc này sẽ mang bản đồ Campuchia về cho Chính phủ mượn và so sánh với bản đồ mà Chính phủ đang sử dụng trong phân giới cắm mốc hiện nay."Tôi hy vọng rằng vài ngày tới đây các ông sẽ sáng mắt, sáng mắt đối với những gì mà các ông đã nói. Sau khi được sáng mắt rồi hy vọng các ông sẽ chấm dứt tình trạng nói xấu Chính phủ thông qua các trang mạng xã hội”, ông Hor Nam Hong nói.
Ông Keo Remi, Quốc vụ khanh - Phó Chánh văn phòng Chính phủ cho biết, trước đây ông cũng là thành viên của Đảng đối lập, nhưng vì không thể chịu được tính hiếu chiến của Đảng đối lập nên ông đã bỏ Đảng, đồng thời xin gia nhập vào Đảng nhân dân Campuchia (CPP) để có cơ hội phục vụ nhân dân.
Ông cho biết, mấy chục năm nay, Chính phủ Campuchia đã có nhiều nỗ lực trong công tác phân giới cắm mốc biên giới với Việt Nam, đến nay đã đạt được kết quả nhất định. Xây dựng đường biên giới giữa hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, góp phần phát triển quan hệ hợp tác láng giềng tốt đẹp giữa hai nước./.
5 tàu Trung Quốc xuất hiện ngoài khơi Mỹ
"Mỹ vẫn là kẻ thù số 1 của Iran"
Hàn Quốc tố Triều Tiên triển khai máy bay không người lái
IS tái chiếm một phần thành phố dầu mỏ lớn nhất Iraq
Nga muốn bán trực thăng Ka-52K kèm chiến hạm Mistral
Bị đánh bại trong nhiều nội dung của hội thi quân sự quốc tế, Trung Quốc cáo buộc nước chủ nhà Nga gian lận, còn Moscow đáp trả rằng lý do là bởi Bắc Kinh muốn "khác người".
Bộ Quốc phòng Nhật dự kiến đề xuất tăng ngân sách để mua sắm các vũ khí bảo vệ đảo và xây dựng, mở rộng căn cứ quân sự trên biển.
Đến năm 2017, Trung Quốc sẽ xây xong các cảng, doanh trại, tường thành, đường băng, hệ thống radar tầm xa… trên các đảo nhân tạo để triển khai các hoạt động quân sự và có thể ngăn cản tự do hàng hải ở Biển Đông.
LHQ cảnh báo tái diễn làn sóng di cư ở châu Á
Úc, Ấn Độ tập trận đề phòng Trung Quốc gây hấn
Nga dừng chương trình hiện đại hóa quân đội
Canada chính thức suy thoái kinh tế
Bộ trưởng Ashton Carter: 'Triều Tiên không có cơ hội đánh bại Mỹ'
Người thứ hai bị bắt giữ do liên quan đến vụ đánh bom ở Bangkok được cho là mang hộ chiếu Trung Quốc, tuy nhiên Thái Lan chưa xác nhận việc này.
Tờ Washington Post ngày 30/8 cho biết chính quyền Tổng thống Obama đang soạn thảo một gói các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có tiền lệ, nhắm vào các công ty và cá nhân Trung Quốc, trục lời từ hoạt động đánh cắp bí mật thương mại từ Mỹ.
Tháng 4/2014, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe quyết định hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, đánh dấu sự trở lại của ngành công nghiệp quốc phòng được ví như "người khổng lồ đang tỉnh giấc".
Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 T-50 của Moscow có khả năng bay nhanh, tác chiến cơ động cùng hệ thống vũ khí hiện đại nhưng đang đối mặt với một số thách thức công nghệ và tài chính.
Theo ông Vadim Ligay, Tổng Giám đốc Nhà máy Máy bay trực thăng Nga, Việt Nam là thị trường tiềm năng của máy bay trực thăng Nga.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự