Theo hãng tin CNN, dự trữ ngoại hối của Venezuela đang cạn dần và nước này đã bắt đầu phải bán lượng vàng dự trữ của mình để trả nợ.
Trung Quốc loay hoay "mở khóa" 21.000 tỷ USD
- Cập nhật : 27/10/2015
(The gioi)
Trung Quốc quyết định dỡ bỏ trần lãi suất huy động trong bối cảnh nợ xấu tăng cao và nền kinh tế giảm tốc. Vì thế bước đi này cũng ẩn chứa khá nhiều rủi ro. Cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay ở Mỹ là một trong những ví dụ đáng chú ý.
Hôm thứ 7 tuần trước (24/10), NHTW Trung Quốc (PBOC) đã có một bước đi chưa từng có tiền lệ: dỡ bỏ mức trần lãi suất huy động. Giờ đây các ngân hàng Trung Quốc sẽ được tự do lựa chọn mức lãi suất áp dụng cho những khoản tiền đang gửi tại hệ thống ngân hàng với tổng giá trị lên tới 21.000 tỷ USD.
Đây là bước ngoặt lớn của hệ thống ngân hàng Trung Quốc - ngành mới chỉ xuất hiện trong nền kinh tế Trung Quốc từ đầu năm 1980.
Là một phần trong chiến dịch cải cách hệ thống tài chính ngân hàng, Trung Quốc quyết định dỡ bỏ trần lãi suất huy động trong bối cảnh nợ xấu tăng cao và nền kinh tế giảm tốc. Vì thế bước đi này cũng ẩn chứa khá nhiều rủi ro. Cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay ở Mỹ là một trong những ví dụ đáng chú ý.
Dưới đây là một số sự kiện chủ chốt trong quá trình phát triển của ngành ngân hàng Trung Quốc – khu vực hiện đã có quy mô lớn gần gấp đôi so với ngành ngân hàng của Mỹ.
* 1984: Hệ thống ngân hàng thương mại được khai sinh với sự ra đời của Ngân hàng Công thương Trung Quốc. NHTW Trung Quốc (PBOC) chuyển danh mục thương mại của nó sang ICBC và chính thức trở thành ngân hàng trung ương.
* 1995: Áp dụng tỷ lệ nợ/tiền gửi. Các ngân hàng được cho vay tối đa 75% tổng lượng tiền huy động được.
* 1999: Nợ xấu được loại bỏ khỏi hệ thống ngân hàng và đặt vào 4 công ty quản lý tài sản.
* 2003: Ủy ban Giám sát ngân hàng được thành lập
* 2004: Những gói cứu trợ dành cho các ngân hàng lớn nhất được thông báo. Bank of China và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc nhận được 45 tỷ USD để tái cấu trúc, ICBC và Ngân hàng Nông nghiệp cũng được bơm vốn.
* 2006: ICBC niêm yết cổ phiếu lần đầu ra công chúng trong vụ IPO lớn nhất thế giới, niêmyeets cổ phiếu trên các sàn Thượng Hải và Hồng Kông. Ngày nay, đây vẫn là ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo tổng tài sản.
* 2008: Tăng trưởng tín dụng bùng nổ sau khi Trung Quốc bơm tiền ồ ạt để đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu.
* 2012: Các ngân hàng được phép trả lãi cho các khoản tiền gửi bằng nhân dân tệ với mức cao gấp 1,1 lần so với lãi suất cơ bản. Các biện pháp kiểm soát lãi suất, trong đó có cả mức sàn lãi suất cho vay, cũng dần được dỡ bỏ. Sau đó cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố các ngân hàng quốc doanh lớn nhất đang có được lợi nhuận quá dễ dàng và do đó phải phá vỡ thế độc quyền.
* 2014: Chính phủ chấp thuận thử nghiệm mô hình ngân hàng hoàn toàn thuộc sở hữu của tư nhân.
* 2015: Tài sản của các ngân hàng ở mức khoảng 30.000 tỷ USD, gần gấp đôi so với Mỹ. Cơ chế bảo hiểm tiền gửi được áp dụng. Dỡ bỏ giới hạn cho tỷ lệ nợ trên tiền gửi. Và, trong động thái mới nhất, Trung Quốc dỡ bỏ kiểm soát đối với lãi suất dành cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 năm trở lên. Theo ước tính, các khoản tiền gửi này chiếm một nửa tổng tiền gửi của toàn hệ thống.