Cả nước nhập siêu 4,1 tỷ USD sau 10 tháng
Chủ tàu bức xúc vì phải đóng phí cảng nhiều lần
Sản xuất gạo chỉ để bán cho Trung Quốc
Công ty Trung Quốc chi 1,3 tỉ USD mua mỏ dầu Texas
Hơn 7.500 doanh nghiệp phá sản trong 10 tháng
Tin thế giới đọc nhanh trưa 27-10-2015
- Cập nhật : 27/10/2015
Trung Quốc chính thức lên tiếng muốn tham gia TPP
Trung Quốc không thuộc 12 nước thành viên TPP trong khu vực Thái Bình Dương vừa kết thúc đàm phán hồi đầu tháng này.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cũng cho biết Bắc Kinh sẽ đánh giá những tác động mang tính toàn diện của TPP.
Trước đó, trong bài bình luận Study Times của Trường Đảng Trung Quốc, nhiều cán bộ Trung Quốc coi TPP như một "âm mưu" để cô lập và hạn chế tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh.
Bên cạnh đó, mục tiêu của TPP bao gồm cải cách hành chính và bảo vệ môi trường, là tất cả những gì Bắc Kinh mong muốn đạt được.
Tờ báo cũng cho biết: "Những quy tắc của TPP và xu hướng cải cách kinh tế hoàn toàn phù hợp với Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tham gia TPP vào một thời điểm thích hợp”.
Tuy nhiên, làm thế nào để các ngành công nghiệp quốc doanh của Trung Quốc không bị ảnh hưởng khi gia nhập TPP. Do đó cần xem xét các bước đi một cách thận trọng.
Cho tới nay Bắc Kinh đang thúc đẩy hiệp định thương mại của riêng mình. Hiệp định đối tác kinh tế toàn khu vực (RCEP) gồm 16 quốc gia trong khu vực thương mại tự do sẽ tạo nên thị trường thương mại lên tới 3,4 tỷ người.
RCEP bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á cùng 6 nước khác (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand) với mục tiêu làm đối trọng với TPP.
TPP với mục đích cắt giảm những rào cản thương mại và thiết lập các tiêu chuẩn chung cho các nước từ Việt Nam tới Canada.
Tổng thống Nga Putin mở lối thoát khẩn cấp ở Syria
Nhà phân tích cho Frolov cho rằng, các đợt không kích của Nga cũng như chiến dịch phản công của quân đội chính phủ Syria đã không còn mang yếu tố bất ngờ, sớm muộn cũng sẽ rơi vào bế tắc. Do vậy, ông Putin đang hướng đến một lối thoát khẩn cấp trước khi mọi chuyện có thể trở nên khó khăn hơn
Giờ là thời điểm ông Putin đẩy mạnh kế hoạch ngoại giao, giống như những gì từng xảy ra ở Chechnya. Tổng thống Nga tập trung vào mục tiêu chia rẽ phe đối lập chống chính phủ Syria, thuyết phục một số nhóm nổi dậy chấp nhận đàm phán với Tổng thống Bashar al-Assad để cùng chiến đấu chống phiến quân Hồi giáo IS.
Thuyết phục Assad từ bỏ quyền lực
Trong chuyến thăm đầy bất ngờ đến Syria tuần trước, Tổng thống Syria Assad được thông báo về khả năng chia sẻ quyền lực cũng như việc Nga sẵn sàng hỗ trợ quân sự phe đối lập ôn hòa ở Syria, bao gồm những nhóm đồng ý cùng tham gia liên minh chống khủng bố.
Tất cả những tổ chức đối lập không chấp nhận gia nhập liên minh được coi là cùng phe với Nhà nước Hồi giáo (IS) và sẽ bị tận diệt.
Kể từ đầu năm nay, Nga đã bí mật tiến hành nhiều phiên tiếp xúc với đại diện lực lượng đối lập tại Syria theo các hình thức khác nhau.
Cuộc gặp ngày 17/10 tại Cairo giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov và thủ lĩnh lực lượng đối lập chủ chốt ở Syria đã thể hiện vai trò trung gian của Moscow, củng cố lập trường thành lập mặt trận thống nhất chống kẻ thù chung.
Giám đốc Viện Nghiên cứu nhân đạo, chính trị (IHPS) tại Nga, ông Vyacheslav Igrunov cho rằng, Nga và Syria không thể bỏ qua lực lượng đối lập, cũng như không có ý định đánh bại lực lượng này. “Sẽ rất yếu thế khi phải mở cuộc chiến trên nhiều mặt trận tại cùng một thời điểm, trong khi đó giao tranh với quân đối lập sẽ gây khó khăn cho việc tạo dựng mặt trận thống nhất chống IS".
Bằng cách này, Nga sẽ tạo nên bước đột phá mới ở Syria, biến cuộc nội chiến kéo dài 4 năm qua trở thành chiến dịch chống khủng bố. Tuy nhiên, Moscow cũng sẽ cần đến sự hỗ trợ của Mỹ, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây là những quốc gia có tiếng nói trong hàng ngũ phe đối lập. Nga mong muốn các quốc gia này gây sức ép, ngừng hỗ trợ cho những nhóm nổi dậy không muốn gia nhập liên minh. Mặc dù vậy, nhiệm vụ hiện tại đã trở nên khó khăn hơn bởi Moscow ném bom tất cả những tổ chức chống chính phủ ở Syria.
Ngày 24/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lên tiếng kêu gọi Quân đội Syria Tự do (FSA) chấp nhận đề xuất hỗ trợ của Moscow chống lại phiến quân IS và cùng đàm phán với ông Assad để chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống và bầu quốc hội sớm.
Theo nhận định của tác giả Frolov, cuộc bầu cử tổng thống diễn ra theo hướng mở đường để ông Assad chuyển giao quyền lực, chấm dứt lãnh đạo đất nước. Ông Putin cam kết với quốc tế rằng Assad sẽ không tiếp tục tranh cử nhưng những người thân trong gia đình hoặc đảng phái trong chính phủ sẽ được quyền theo đuổi mục tiêu chính trị.
Cuộc bầu cử quốc hội sẽ bao gồm cải cách hiến pháp, bầu ra thủ tướng mới với đầy đủ quyền hành. Tân thủ tướng Syria cũng có thể là người Hồi giáo dòng Sunni. Điều mà trước đây không thể xảy ra dưới chính quyền của ông Assad.
Ngoài ra, Nga cũng đảm bảo rằng mọi thành viên trong nhóm đối lập sẽ được quyền ân xá, bao gồm cả những người bị chính quyền Syria kết án. Moscow sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự ở Syria để đảm bảo kế hoạch hòa bình sẽ được thực thi đầy đủ.
Tác giả Frolov kết luận, ông Putin luôn khiến thế giới phải bất ngờ với những kế hoạch liều lĩnh. Nhưng trong trường hợp ở Syria, điều này có thể sẽ phát huy hiệu quả.
Ukraine đóng cửa không phận hoàn toàn với Nga
Kể từ 25/10, tất cả các hãng hàng không của Nga đều bị cấm bay qua không phận Ukraine.
Ngay trong ngày quyết định trên có hiệu lực, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã lên tiếng chỉ trích, cho rằng đây là hành động mà Kiev tự bắn vào chân mình.
Những căng thẳng về hàng không giữa Nga và Ukraine bắt đầu kể từ tuyên bố hôm 16/9 của Tổng thống Ukraine Poroshenko rằng sẽ cấm máy bay của các hãng hàng không Nga hạ cánh cũng như bay trên không phận Ukraine bởi Nga đã từ chối trao trả Crimea. Nga chỉ trích đây là quyết định “điên rồ” và đưa ra động thái đáp trả tương tự trong tháng này.
Mặc dù hai bên đã đàm phán để giải quyết căng thẳng song không đạt được thỏa thuận nào. Giới chức Nga ước tính trong 8 tháng đầu năm, có khoảng 800.000 lượt hành khách di chuyển bằng đường hàng không giữa 2 nước. Matxcơva cũng cho biết, ít nhất 70% người Ukraine muốn tới thăm họ hàng ở Nga và rằng quyết định sẽ gây thiệt hại tài chính cho hãng hàng không của Ukraine. Hành khách hiện giờ sẽ phải tìm phương tiện di chuyển khác đắt đỏ hơn và bất tiện hơn như tàu hỏa, hoặc bay quá cảnh sang một quốc gia khác có quan hệ tốt với cả 2 nước.
Nga “đã sẵn sàng bắt tay Mỹ chống Assad“
“Vấn đề chính của chúng tôi bây giờ là tiếp cận được những nhóm người hoàn toàn chịu trách nhiệm đại diện cho các nhóm vũ trang chống khủng bố”, ống nói thêm.
Tuyên bố của ông Lavrov được đưa ra sau khi ông và người đồng cấp Mỹ John Kerry đạt thoả thuận hôm 23-10 trong việc tìm ra những giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Syria đã giết chết 250.000 người từ năm 2011.
Tại cuộc họp ở Vienna (Áo) gồm ngoại trưởng các nước Nga, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỹ, Ả Rập Saudi, vị thế của Nga dường như được thay đổi hoàn toàn so với trước đây. Moscow nói rằng họ đã sẵn sàng hỗ trợ về mặt quân sự lẫn chính trị cho phe đối lập chống Assad trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo khủng bố.
Ông Lavrov nhắc lại rằng Nga dự kiến sẽ bắt tay với phương Tây nhằm xác định khu vực kiểm soát bởi phe đối lập ôn hoà và xây dựng cầu nối với các lực lượng Quân đội Syria Tự do và các phiến quân khác.
“Người Mỹ từ chối phối hợp với chúng tôi trong chiến dịch chống khủng bố của họ và đây là một sai lầm lớn. Chúng tôi đã sẵn sàng cho sự phối hợp sâu rộng nhất có thể”, ngoại trưởng Nga tuyên bố.
Hải quân Trung Quốc có thêm tàu đổ bộ cỡ lớn
Theo China News, tàu đổ bộ mới được đặt tên Thái Hành Sơn, số hiệu 982. Đây là tàu đổ bộ Type 072 cỡ lớn do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo. Tàu có chiều dài 119,5 mét, chiều rộng 16,4 mét; lượng giãn nước tối đa khoảng hơn 5.000 tấn.
Thái Hành Sơn sau khi gia nhập hạm đội hải quân Đông Hải, sẽ đặc trách tại biển Hoa Đông, khu vực đang có tranh chấp với Nhật Bản. Nhiệm vụ của tàu chủ yếu là tiến hành tác chiến đổ bộ. Ngoài ra, tàu còn dùng để hộ tống, cứu nạn, và vận chuyển vật tư.