Ấn Độ lo ngại rằng việc cắt giảm thuế sẽ cắt giảm nguồn thu ngân sách và ảnh hướng tới vị thế cạnh tranh, đặc biệt là với Trung Quốc

Đứng đầu là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, theo trang Zerohedge, các công ty bảo hiểm đã bỏ ra hơn 21.000 tỉ USD tiền bồi thường.
Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, động đất và sóng thần ở Nhật Bản 2011 hay đại dịch SARS ở châu Á,... đều là những vụ ảnh hưởng tới đời sống của nhiều người và khiến giới bảo hiểm điêu đứng. Mỹ là quốc gia dẫn đầu về số vụ và số tiền bồi thường bảo hiểm.
1. Khủng hoảng tài chính năm 2008
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 được đánh giá là tồi tệ hơn cả cuộc Đại suy thoái năm 1938 - Ảnh: Reuters
Được đánh giá là cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử loài người, vượt qua cả cuộc Đại suy thoái năm 1938. Nhiều công ty bị phá sản, tỷ lệ thất nghiệp cao ngất ngưỡng. Theo Zerohedge, giới bảo hiểm tại Anh và Mỹ cũng điêu đứng. Số tiền bồi thường và đòi bồi thường hơn 21.000 tỉ USD.
2. Mùa bão năm 2005 tại Mỹ
Năm 2005, nước Mỹ trải qua một mùa bão bất thường. Ba trận bão lớn liên tiếp đổ bộ vào nước Mỹ khiến hơn 4.000 người thiệt mạng. Nhiều căn nhà bị phá hủy, việc kinh doanh bị gián đoạn, tài sản bị mất đã khiến giới bảo hiểm Mỹ phải chi trả hơn 130 tỉ USD tiền bồi thường.
3. Ngân hàng Lehman Brothers phá sản
Vụ phá sản năm 2008 của Lehman Brothers, ngân hàng có lịch sử hơn 150 năm của Mỹ, là một bí mật giữa các công ty bảo hiểm của Mỹ. Số tiền bồi thường được giấu kín, nhưng theo truyền thông, con số có thể rơi vào khoảng 100 tỉ USD, chủ yếu đến từ các khách hàng không chỉ của Lehman Brothers mà còn ở nhiều công ty khác liên quan tới nó.
4. Vụ khủng bố 11-9
Tòa tháp đôi ở Trung tâm thương mại thế giới (New York) chỉ còn là đống đổ nát sau vụ tấn công ngày 11-9-2001 - Ảnh: Reuters
Hai tòa tháp tại Trung tâm thương mại thế giới ở New York (Mỹ) đã đổ sụp trong vòng 2 giờ từ khi bị tấn công. Gần 3.000 người thiệt mạng, công việc bị gián đoạn và để lại nỗi đau tinh thần trong lòng người dân Mỹ.
Trong sự vụ này, các công ty bảo hiểm đã phải chi trả tổng cộng gần 40 tỉ USD cho các thiệt hại về nhân mạng, tài sản và gián đoạn kinh doanh.
5. Động đất và sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản
Thảm họa kép năm 2011 ở Nhật Bản có thể đã khiến các công ty bảo hiểm bồi thường gần 40 tỉ USD. Ngân hàng thế giới ước tính số tiền thiệt hại về kinh tế là hơn 235 tỉ USD, biến nó trở thành thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất thế giới.
6. Núi lửa Eyjafjallajokul phun trào
Khói bụi từ đợt phun trào năm 2010 của núi lửa Eyjafjallajokul (Iceland) khiến gần 10 triệu hành khách của ngành hàng không ở châu Âu bị ảnh hưởng, hàng ngàn chuyến bay bị hủy. Thiệt hại và số tiền bồi thường bảo hiểm ước tính 3,4 tỉ USD.
7. Sóng thần năm 2004 ở Ấn Độ Dương
Là thiệt hại do thiên tai khiến ngành bảo hiểm tốn nhiều tiền nhất trước khi xảy ra thảm họa kép năm 2011 ở Nhật Bản. Hơn 1 tỉ USD tiền bồi thường bảo hiểm đã được chi trả vì các thiệt hại về người và của.
8. Đại dịch SARS
Bùng phát năm 2003 tại Trung Quốc và lan nhanh sang 37 quốc gia khác, cho tới nay Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) vẫn là đại dịch khiến giới bảo hiểm tốn nhiều tiền nhất. Tổng cộng, gần 1 tỷ USD tiền bồi thường đã được chi trả, chủ yếu xuất phát từ việc các chuyến bay bị hủy khiến việc kinh doanh bị gián đoạn.
9. Vụ nổ kho hóa chất ở Thiên Tân
Hơn 170 người thiệt mạng. Sức mạnh của vụ nổ khiến một góc cảng gần như bị san phẳng. 304 tòa nhà, hơn 12.000 xe hơi và khoảng 7.533 container đang tập kết tại cảng bị phá hủy, thiêu rụi trong vụ nổ ở cảng Thiên Tân năm 2015. Số tiền bồi thường bảo hiểm không được tiết lộ, song có thể lên tới 1 - 1,5 tỉ USD.
10. Tai nạn xe hơi của Agnes Collier
Vụ tai nạn xảy ra năm 2009 tại hạt Gloucestershire của Anh. Mẹ của Agnes Collier thiệt mạng trong vụ tai nạn, bản thân cô bị chấn thương cột sống nghiêm trọng. Năm 2012, tòa buộc phía bảo hiểm phải chi trả tiền bồi thường và chi phí thuốc men đến hết đời cho Collier, với tổng số tiền 37 triệu USD. Đây là mức bồi thường bảo hiểm thương tật cao nhất từng được chi trả ở Anh.
BẢO DUY
Theo Tuoitre.vn
Ấn Độ lo ngại rằng việc cắt giảm thuế sẽ cắt giảm nguồn thu ngân sách và ảnh hướng tới vị thế cạnh tranh, đặc biệt là với Trung Quốc
Áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng nông thủy hải sản như xoài, cá hồi từ lâu vẫn là chiêu Trung Quốc thường sử dụng để trừng phạt các nước từ chối thỏa hiệp về khía cạnh chính trị.
Người ta có thể bắt gặp những thạc sĩ quản trị kinh doanh của HBS ở khắp các hành lang của những công ty tư vấn và đầu tư hay các ngân hàng danh giá nhất trên phố Wall.
Báo Độc Lập (Nga) số ra ngày 19/5 có bài viết cho biết vào tuần tới sẽ diễn ra cuộc gặp cấp bộ trưởng của 11 quốc gia - thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Khi robot kiểm soát các hoạt động tài chính và vận hành nhà máy trên thế giới, con người sẽ phải làm gì? Ông Kai-Fu Lee, cựu giám đốc ở Google và Microsoft vừa có câu trả lời.
Philippines từ chối khoản viện trợ của Liên minh châu Âu vì "can thiệp" vào nội bộ của nước này, sau những lời chỉ trích của khối về chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte.
Một Thiếu tá quân đội Mỹ đã ghi lại những bức ảnh màu vô cùng chân thực về cuộc sống tại Liên Xô trong thập niên 50 của thế kỷ trước.
Hành động của Trung Quốc không nhằm hấp thụ nền kinh tế Nga, đó là tuyên bố của tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp báo về kết quả chuyến công du của ông tới Trung Quốc.
Cuộc “khủng hoảng tháng Tư” trên bán đảo Triều Tiên làm cả thế giới phải lo lắng vì khả năng Triều Tiên có thể tiến hành thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa vào những dịp kỷ niệm lớn. Tình hình rất nóng, nhưng ở Bình Nhưỡng, bầu không khí chung lại khá yên tĩnh...
Lượng tiền mặt được lưu thông ở Thụy Điển đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự