Áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng nông thủy hải sản như xoài, cá hồi từ lâu vẫn là chiêu Trung Quốc thường sử dụng để trừng phạt các nước từ chối thỏa hiệp về khía cạnh chính trị.

Một Thiếu tá quân đội Mỹ đã ghi lại những bức ảnh màu vô cùng chân thực về cuộc sống tại Liên Xô trong thập niên 50 của thế kỷ trước.
Theo RT, thiếu tá quân đội Mỹ Martin Manhoff được cử đến Liên Xô vào năm 1952, đảm nhận vai trò trợ lý tùy viên quân sự ở Đại sứ quán Mỹ tại Moskva. Trong 2 năm công tác ở Liên Xô, ông Manhoff đã ghi lại một “kho” hình ảnh màu về vùng đất này cho mục đích công việc và cả cá nhân.
Vào năm 1954, ông Manhoff cùng 3 nhà ngoại giao khác đã bị trục xuất khỏi Liên Xô vì tình nghi hoạt động gián điệp. Đến nay các cơ quan tình báo Mỹ vẫn từ chối phản hồi về cáo buộc gián điệp này.
Những hình ảnh về Liên Xô mà Manhoff chụp đã được lưu trữ trong căn nhà ông tại Washington cho đến khi cả hai vợ chồng ông cùng qua đời.
Khi nhà sử học Douglas Smith được tiếp cận các tài sản cá nhân của vợ chồng nhà Manhoff, ông đã phát hiện được nhiều cuộn phim 16 millimeter, cùng ảnh âm bản và ảnh màu. Bộ sưu tập của ông Manhoff sẽ được quyên tặng cho Đại học Washington.
Những người dọn đường phố tại Quảng trường Đỏ.
Quang cảnh ngập tràn sắc màu tại Quảng trường Manezhnaya ở Moskva.
Tuyết rơi trắng xóa tại thủ đô Moskva.
Một góc quảng trường Pushkinskaya ở thủ đô Moskva.
Một bể bơi tại địa điểm chưa được xác định.
Các mặt hàng đa dạng tại một khu chợ ở Yalta, Crimea.
Trong thời gian 2 năm công tác tại Liên Xô, ông Manhoff đã đi qua Moscow, Leningrad, Murmansk, và Yalta.
Hai người phụ nữ trao đổi trên đường ray tàu hỏa.
Một địa điểm cách Moskva 72,4 km về phía đông bắc.
Hà Linh/Báo Tin Tức
Áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng nông thủy hải sản như xoài, cá hồi từ lâu vẫn là chiêu Trung Quốc thường sử dụng để trừng phạt các nước từ chối thỏa hiệp về khía cạnh chính trị.
Người ta có thể bắt gặp những thạc sĩ quản trị kinh doanh của HBS ở khắp các hành lang của những công ty tư vấn và đầu tư hay các ngân hàng danh giá nhất trên phố Wall.
Báo Độc Lập (Nga) số ra ngày 19/5 có bài viết cho biết vào tuần tới sẽ diễn ra cuộc gặp cấp bộ trưởng của 11 quốc gia - thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Khi robot kiểm soát các hoạt động tài chính và vận hành nhà máy trên thế giới, con người sẽ phải làm gì? Ông Kai-Fu Lee, cựu giám đốc ở Google và Microsoft vừa có câu trả lời.
Philippines từ chối khoản viện trợ của Liên minh châu Âu vì "can thiệp" vào nội bộ của nước này, sau những lời chỉ trích của khối về chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte.
Đứng đầu là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, theo trang Zerohedge, các công ty bảo hiểm đã bỏ ra hơn 21.000 tỉ USD tiền bồi thường.
Hành động của Trung Quốc không nhằm hấp thụ nền kinh tế Nga, đó là tuyên bố của tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp báo về kết quả chuyến công du của ông tới Trung Quốc.
Cuộc “khủng hoảng tháng Tư” trên bán đảo Triều Tiên làm cả thế giới phải lo lắng vì khả năng Triều Tiên có thể tiến hành thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa vào những dịp kỷ niệm lớn. Tình hình rất nóng, nhưng ở Bình Nhưỡng, bầu không khí chung lại khá yên tĩnh...
Lượng tiền mặt được lưu thông ở Thụy Điển đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990.
Bất chấp những cảnh báo về các đòn tấn công phủ đầu của Mỹ và sự cấm vận khắc nghiệt đối với nền kinh tế, đặc biệt là cấm vận dầu mỏ, cuộc sống của người dân Triều Tiên vẫn đang diễn ra khá bình thường. Phóng sự của phóng viên Bưu điện Hoa Nam buổi sáng Liu Zen cho thấy nhiều điều thú vị.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự